‘Luật pháp là vũ khí của giai cấp thống trị!’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

TRẦN THUẬT TỪ CỐI XAY GIÓ

Sáng thứ hai ngày 19/06/2017, với tư cách là người đại diện theo sự ủy quyền của Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, tôi đến trụ sở Bộ Tư Pháp – Văn phòng tiếp công dân tại địa chỉ số 12 Chu Văn An, Hà Nội để trực tiếp nộp đơn khiếu nại về quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Giáo Sư Phạm Minh Hoàng do Chủ Tịch nước ký.

Tiếp tôi tại văn phòng tiếp công dân là một nữ công chức trẻ tuổi, sau khi xem lướt qua đơn, cô ấy đề nghị tôi ngồi chờ để gọi cho nhân viên thuộc Vụ Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực ra để tiếp. Khoảng năm phút sau, cô ấy trở ra và trả lời rằng Vụ Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực từ chối tiếp vì không có thẩm quyền. Tôi bèn trưng ra Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó, tại mục 7 điều 26 quy định rằng khiếu nại về vấn đề quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư Pháp và yêu cầu cô ấy nhận đơn khiếu nại.

Cô ấy mượn của tôi văn bản Nghị định 78/2009/NĐ-CP trở vào gọi điện thoại vào trong, lát sau, cô ấy ra trả lời rằng quả thật cơ quan cô ấy có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng không có chức năng nhận đơn khiếu nại! Tôi lấy làm lạ hỏi: “Cơ quan không nhận đơn khiếu nại thì lấy đâu ra khiếu nại mà giải quyết!?”, cô ấy bối rối chốc lát rồi trả lời chống chế : Khi nào cơ quan khác nhận đơn chuyển đến Bộ Tư Pháp thì cơ quan cô ấy mới giải quyết khiếu nại ?! Tôi định tranh luận thêm nhưng nhìn cái bụng bầu vượt mặt, cộng với thái độ bối rối của cô ấy tôi thấy thật bất nhẫn nếu cứ định “dồn” cô ấy vào chân tường bằng trích dẫn luật pháp …

Ngay tại đấy, tôi điện thoại nhờ một văn phòng thừa phát lại đến lập vi bằng cho việc tôi đến Văn phòng tiếp công dân để nộp đơn khiếu nại nhưng không được tiếp nhận. Có lẽ ban đầu họ nghe chưa rõ việc nên hăm hở đến ngay tức thì, nhưng khi đến nơi biết rõ ý định của tôi, họ liền thối chí và từ chối. Họ giải thích điều mà chúng tôi cũng đều hiểu rõ với nhau “Anh thông cảm, văn phòng thừa phát lại bên em thuộc sự quản lý của Sở Tư Pháp, mà Sở Tư Pháp thì cũng trực thuộc ngành dọc của Bộ Tư Pháp, nên bên em không thể lập vi bằng kiểu này với Bộ Tư Pháp được …”.

Tôi đành trở vào thông báo miệng với cô công chức trẻ tuổi rằng sẽ ngồi lỳ ở phòng tiếp công dân cho đến khi nào đơn của tôi được tiếp nhận! Cô ấy liền nhấc điện thoại gọi vào trong. Chốc lát, tôi thấy các bảo vệ liên tục đảo ra vào chỗ tôi ngồi để quan sát … Đến tầm 11h30 thì có một nam công chức bước vào, người này nhã nhặn hỏi việc, nhận đơn của chúng tôi, ghi các thông tin vào sổ trực rồi ra vẻ đã xong việc. Tôi yêu cầu cấp biên nhận nhận đơn thì người này nói họ ra nhận đơn giúp mà thôi, người giữ biên nhận hiện không có mặt ở cơ quan?!

Tôi nghĩ, có cố gắng hơn thì kết quả cũng không thể hơn thế.

Chúng ta đang sống trong một quốc gia có luật pháp, nhưng luật pháp nằm trong tay người có quyền thì nó sẽ được hành xử theo ý chí họ muốn, đương nhiên, họ không thể thỏa mãn ý chí của cá nhân nếu điều đó gây khó khăn cho họ … Điều này nhất quán với sách giáo khoa mà họ dạy trong trường luật: Luật pháp là vũ khí của giai cấp thống trị!

Trần thuật từ Cối Xay Gió
Manh Dang

Nguồn: FB Manh Dang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.