Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2018: Đi ngược với tự do tôn giáo thế giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

19-01-2018

Sau khi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (TNTG) được chính thức thông qua sau kỳ họp thứ hai, khóa XIV, đại diện các tôn giáo lớn ở Việt Nam đã từng lên tiếng phản đối 1 số điều khoản mang tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và chỉ chú trọng quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, bộ luật này vẫn có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng Giêng 2018.

Những ràng buộc rất tinh tế

Khi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2016, Linh mục Phan Văn Lợi, thành viên Hội đồng Liên Tôn từng có thông cáo bác bỏ và lý do ông phản đối là “ở các nước văn minh người ta không bao giờ ra luật tôn giáo cả”. Lý do thứ hai ông nêu ra là: “Các luật lệ trong chế độ cộng sản này không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản mà thôi.”

JPEG - 80.1 kb
Hòa Thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên Trì.

Đây cũng là những điểm bất cập mà Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, thuộc Giáo phận Vinh nhắc đến. Ông nói rằng nếu thoạt nhìn qua, có thể cho là 1 sự tiến bộ, nhưng nếu đọc kỹ lại thì lại chính là những rào cản cho tôn giáo và ông khẳng định “những điều đó không có khả năng thực hiện trên thực tế”.

Ông gọi đó là “những ràng buộc rất tinh tế”.

“Có 1 số điểm cũng tích cực như công nhận pháp nhân kinh doanh của các giáo xứ, hoặc các tổ chức tôn giáo có thể tham gia giáo dục, y tế. Nhưng trong Luật Giáo dục thì không công nhận để cho tổ chức tôn giáo mở các trường tư thục của tôn giáo. Cho nên chính Luật Giáo dục lại hạn chế lại Luật Tôn giáo.

Hoặc là trên lĩnh vực đất đai chẳng hạn, họ nói rằng các tổ chức tôn giáo có quyền sử dụng, mua bán, chuyển nhượng, thừa kế…Nhưng luật đất đai không công nhận không cho tổ chức tôn giáo thừa kế hoặc tặng, mua bán, chỉ có con đường là nhà nước cấp thôi.”

Do đó ông nói rằng khi đọc lên những điều khoản về đất đai, giáo dục của Luật TNTG thì có vẻ như mình được quyền đó nhưng thực chất là đã bị hạn chế trong từng bộ luật cụ thể.

Nhận xét của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng là một thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam cho biết, “nếu xem kỹ Luật TNTG sẽ thấy thật sự không có tự do như những điều luật đã ghi trong đó và thể hiện một sự đi lùi so với trước kia”.

“Nếu đọc sơ qua mình sẽ thấy có vẻ như người ta mở ra nhiều, cho tự do nhiều hơn các văn bản trước kia, nhưng thật sự họ thòng thêm 1 câu phía sau là ‘theo qui định của pháp luật’, rồi lại thêm những văn bản hướng dẫn. Thành ra tự do nhưng phải theo qui định của người ta, tức là những văn bản dưới luật là những văn bản thực hiện. Thật sự mà nói là nó không tự do như trước kia và nó còn đi lùi lại.”

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cũng có nhận định như thế khi ông nói rằng “đó là bước thụt lùi so với pháp lệnh 2003.”

Chia sẻ về lộ trình xây dựng bộ luật này, Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cho biết là dựa trên pháp lệnh về tự do tín ngưỡng tôn giáo trước đó, sau một thời gian thì phát triển thành luật. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng pháp lệnh đó vốn đã có nhiều bất cập. Cho nên khi xây dựng thành luật, họ có gửi các văn bản đến các tổ chức tôn giáo để lấy ý kiến. Ông cho biết riêng giáo phận Vinh có 3 bản góp ý cụ thể và khá dài, dựa trên Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế.

“Dự thảo sau đó có sửa lại theo hướng của mình khá nhiều. Đức Cha và những người làm bản góp ý đó cảm thấy hài lòng, mặc dù không phải hài lòng tất cả nhưng thấy có chuyển biến theo góp ý của mình.

Nhưng sau rồi đùng 1 cái khi ban hành luật thì họ lại bỏ ra. Những điều mình đã góp ý và đưa vào dự thảo đó lại chuyển trở lại.

Đi ngược với tự do tôn giáo thế giới

Ban Tôn Giáo Chính phủ hôm 19/1 đưa ra bản báo cáo khẳng định thông qua Luật TNTG là cần thiết và phù hợp với công ước quốc tế. Trong đó cũng nêu rõ “tự do TNTG là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người.”

Tuy nhiên, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Hội đồng giám mục bên Công giáo từng góp ý về Bộ Luật TNTG, nói rằng hầu hết những điều trong đó là đi ngược lại với tự do tôn giáo.

“Nội dung trong đó là đi ngược lại với tự do tôn giáo và đồng thời có những điểm gây khó khăn hơn, đặc biệt là sự kiểm soát của nhà nước, can thiệp rất sâu vào công việc nội bộ của tôn giáo như phong chức phẩm, rồi các việc giảng đạo, đào tạo tu sĩ. Nói chung vấn đề nội bộ tôn giáo đều phải có thông qua của Ban Tôn giáo chính phủ.”

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh nói rằng Tự do tín ngưỡng – tôn giáo vốn đã là một văn minh chung của nhân loại, lẽ ra cần phải được xác nhận ngay từ đầu trong pháp lệnh tôn giáo. Chính vì vậy khi Luật TNTG đề cập đến tự do tín ngưỡng-tôn giáo, ông cho rằng đó là 1 qui định trong các điều khoản chung. Câu hỏi quan trọng ông đặt ra là từng vấn đề cụ thể sẽ được giải quyết như thế nào, và việc áp dụng có thể hiện được quyền tự do tôn giáo và nhân thân của mỗi người hay không?

Ông xem đây là vấn đề bất cập của Luật TNTG.

“Chiều hướng là họ không muốn phát triển tự do tôn giáo theo chiều hướng chung của nhân loại mà phải nằm trong sự khống chế để theo hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn.”

Nói về sự can thiệp của Ban Tôn giáo chính phủ vào những quyết định nội bộ của tôn giáo, sự việc ở Đan Viện Thiên An là một ví dụ điển hình. Hôm 31 tháng 12 năm 2017 các Đan sĩ đan viện Thiên An đã gửi thư phản đối đến UBND Thừa Thiên Huế về việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ đã có những sai phạm khi ký đề nghị Tổ chức Tôn giáo quốc tế không tiếp tục bổ nhiệm Linh mục Nguyễn Huyền Đức làm Bề trên Đan viện Thiên An (ĐVTA) và thuyên chuyển ông ra ngoài địa bàn tỉnh.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/2018. Mười ngày sau, tổ chức Open Doors, một tổ chức quốc tế bảo vệ Thiên Chúa giáo, vào ngày 10/1 đã công bố danh sách 50 quốc gia có tình trạng đàn áp tín đồ Kito giáo tồi tệ nhất trên thế giới trong năm qua, trong đó Việt Nam xếp thứ 18. Bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nói với RFA rằng “Ở Việt Nam, bạn phải theo sự sắp xếp và chỉ đạo của Nhà nước mà không được phép làm bất cứ chuyện gì ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_de…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”