Lời sám hối muộn màng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay ngày 3 tháng 3 năm 2015, tôi quyết định viết bài sám hối này để bày tỏ lập trường dứt khoát với những sai lầm trong quá khứ và nhân dịp lên tiếng chính thức xin lỗi hàng triệu người dân miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở xuống) cùng với hàng triệu người Việt Nam di tản trốn ngục tù cộng sản, đã hy sinh hay đang sinh sống khắp nơi trên thế giới.

Trước hết tôi xin tự giới thiệu: tôi tên là Lê Quốc Trinh, sinh năm 1948 cư ngụ tại Canada từ năm 1967, là kỹ sư cơ khí về hưu, gia đình gốc Việt Nam, nuôi dưỡng con cái theo truyền thống Việt Nam. Tôi sinh trưởng từ miền Nam (Sài Gòn thân yêu), cha mẹ gốc Bắc di cư 1945. Tôi được hấp thụ một nền giáo dục cao thượng, nhân bản, mang tính yêu nước thương nòi nồng nàn dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa; vì thế, tôi không thể nào quên công ơn của toàn thể nhân dân miền Nam và chính phủ VNCH đã chăm lo đào tạo tôi thành một con người hoàn thiện đầy đủ tư duy và tình cảm.

Lời xin lỗi

1. Trước hết tôi thành thật xin lỗi gia đình cố tổng thống Ngô Đình Diệm vì hành động theo đuôi phong trào Pháp Nạn xuống đường chống đối chính phủ trong lúc không hiểu rõ nguồn cơn và sự thật của vấn đề. Năm 1963 tôi còn là một thiếu niên nhỏ tuổi, học trường trung học Võ Trường Toản, sát cạnh tư dinh tổng thống nên dễ dàng bị lôi cuốn theo những đoàn biểu tình mà không hay biết. Qua đến Canada tôi tìm hiểu được nhiều chi tiết lịch sử, được nghe các nhân chứng kể lại và tôi truy ra được nguồn gốc của sự kiện. Tôi sẽ trình bày thêm về vấn đề này.

2. Tôi thành thật xin lỗi ba triệu người di tản miền Nam vượt biển ra đi tìm tự do, vì những hành vi khi tôi sinh hoạt và đóng góp tích cực cho Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada (HVKYNTC), từ năm 1973 đến năm 1990. Tôi đã vô tình tiếp tay cho một hội đoàn ủng hộ Đảng Cộng sản và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam, những việc làm ở hải ngoại đã góp phần xây dựng cho một chế độ phi nhân bản, phản khoa học tại quê nhà. Tôi sẽ tiếp tục trình bày cặn kẽ những sự kiện xảy ra ở trong hội đoàn này để mọi người thấy rõ bộ mặt thật của một nhóm người gọi là trí thức thân Cộng trong thời gian hoạt động (1969-1990) và cho đến ngày nay.

3. Tôi thành thật xin lỗi các bác, các anh chị công chức chính phủ VNCH và toàn thể các chiến sĩ, tướng tá đã hy sinh thân mình để bảo vệ tự do cho người dân miền Nam. Tôi ra đi du học tự túc từ cuối năm 1967, nên không có công lao gì trong công cuộc chiến đấu đầy xương máu chống xâm lược cộng sản từ phía Bắc. Có quá nhiều tấm gương hy sinh quả cảm của tướng tá, chiến sĩ trong quân lực VNCH mà tôi không biết đến, đó là lỗi lầm của tôi. Đến nay nhờ mạng lưới Internet quảng bá và nhờ nhiều trang mạng hải ngoại thông tin cặn kẽ mà tôi mới thực sự hiểu nỗi thống khổ của các anh chị, các bác trong quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi não trạng?

Thật tình mà nói, tôi đã hoạt động tích cực ở đủ mọi lĩnh vực trong hội đoàn thân cộng hơn 17 năm ròng nhưng không hề bị tư tưởng Mác Lê ảnh hưởng mạnh là nhờ những yếu tố sau:

– Tính tôi thích suy nghĩ độc lập, ương ngạnh từ nhỏ, không thích a dua và quỵ lụy.

– Tôi thích đọc sách, truyện, cho nên dễ bị lôi cuốn theo lối sống miền Nam ngày trước, chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hoá miền Nam dân chủ tự do.

– Gần 40 năm tận tụy làm việc trong ngành công nghiệp khai khoáng và hoá dầu của Canada tôi đã học được nhiều điều hay về phong cách tổ chức, tư duy làm việc trung thực của hệ thống tư bản Bắc Mỹ. Điều này đã giúp tôi gạn lọc nhiều tàn dư rơi rớt của lối học từ chương của Việt Nam thời xưa cũng như tinh thần bảo thủ phương Đông; giúp tôi hiểu rõ tư bản hơn và tránh được cạm bẫy dụ dỗ của học thuyết cộng sản Mác Lê, và đã giúp tôi có cái nhìn chính xác về những con người trí thức thiên tả tháp ngà trong Hội VKYNTC.

– Gia đình tôi có gốc gác từ những tấm gương yêu nước thời thực dân Pháp: Ông ngoại tôi, cụ cử Nguyễn Hữu Cầu, ông bác tôi, cụ Từ Long Lê Đại, là hai trong số những sáng lập viên Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đã từng bị thực dân Pháp bắt giam đầy ra đảo hơn 17 năm trời. Bác tôi, cư sĩ Phật học nổi tiếng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, người soạn ra bộ Hán Việt Tự Điển lừng danh, cũng từng bị Việt Minh đem ra đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất 1954 khiến ông đã phải trầm mình tự tử dưới sông để minh oan. Tôi sẽ có dịp nói nhiều đến những kỷ niệm khó quên về mặt tâm linh với bác Hai Kha Thiều Chửu cùng con cháu hậu duệ đã giúp tôi lần dò tìm lại truyền thống yêu nước của giòng giõi nhà Nguyễn Đông Tác ở Hà Nội.

– Tôi từng hãnh diện là một trong những thành viên tích cực hoạt động trong HVKYNTC. Vì là một kỹ sư cơ khí thích thiết kế và sáng tạo, tôi là người phụ trách chính về công cuộc cải tạo xây dựng lại Hội quán, số 1450 đường Beaudry, Montreal, giúp cho Hội đoàn này có cơ sở vật chất vững mạnh để phát triển thịnh vượng từ năm 1984 đến 1990. Cho nên tôi có thể hiểu biết nhiều vấn đề liên quan đến những công ty kinh doanh do một số lãnh đạo Hội chủ trương. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

– Mẹ tôi là một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, tận tuỵ tần tảo hy sinh xây dựng gia đình, nuôi nấng con cái. Nhà in Hưng Long, ở Chợ Cũ Saigon, do mẹ tôi thành lập từ 1960, đã từng in ấn rất nhiều kinh sách nhà Phật do các chùa đưa đến. Tôi là người được cử làm thầy cò, kiểm tra văn tự, lỗi chính tả trước khi lên khuôn. Do đó tôi có cơ duyên tiếp xúc với triết lý đạo Phật sớm; sau này, qua nhiều tác phẩm của bác Thiều Chửu tôi lại có dịp tìm hiểu nghiên cứu thâm sâu về đạo Phật. Mạng lưới Internet cùng với nhiều diễn đàn đã giúp tôi hiểu rõ phong trào Pháp Nạn thời 1963, cùng với kinh nghiệm sống trong xã hội tự do dân chủ tư bản ở Bắc Mỹ đã khiến tôi đã phải tự thay đổi để có quan điểm chính xác về lĩnh vực tôn giáo tâm linh;

– Tôi là người thích âm nhạc từ nhỏ, tự học thổi sáo, chơi khẩu cầm, đánh đàn mandoline, và tôi đã đi vào thế giới tân nhạc Việt Nam với cả trái tim nồng nhiệt. Tôi đã từng mời nhiều em khiếm thị ở trường Mù tại Sài Gòn đến nhà chơi để học thêm về lý thuyết và thực hành âm nhạc. Tôi biết đến nhạc tiền chiến rất sớm, thưởng thức nhiều bản nhạc xa xưa ngay tại miền Nam trong những năm 1960, mà chính quyền cộng sản miền Bắc đã nghiêm cấm. Tôi sưu tầm những bản hùng sử ca Việt Nam từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp để hiểu rõ thêm bối cảnh lịch sử và tâm tư của nhiều nhạc sĩ dân gian nổi tiếng. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ thêm sau này.

Đối tượng của lời sám hối này

Tôi biết trước những hậu quả khó tránh khi bài việt này được đăng tải rộng rãi trên các trang báo Mạng. Trước tiên là tình bạn hữu sẽ sứt mẻ trầm trọng với những người từng sát cánh sinh hoạt trong HVKYNTC; sau nữa là những thay đổi trong quan hệ gia đình từ Canada cho đến Việt Nam. Tôi chấp nhận và xem như đó là hậu quả tất yếu và phải cắn răng chịu đựng để lương tâm được thanh thản không còn bị giầy vò. Tuy nhiên, tôi xin phép có đôi lời nhắn gởi đến với tất cả các anh chị bạn bè quý mến trong Hội như sau:

Thân gửi các anh chị em quý mến trong Hội,

Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của các anh chị em hơn hai năm qua, từ khi tôi viết và đăng trên Mạng bài “Sự thật nằm sau bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958”. Tôi đã gửi riêng cho các anh chị bài viết đó qua e-mail để giúp các anh chị tìm hiểu rõ hơn nội dung bức công hàm và bối cảnh lịch sử xung quanh sự kiện rất quan trọng này. Thế nhưng tôi đã hoài công và vô cùng thất vọng, vì không được một câu trả lời dù đồng thuận hay phản đối lập luận của tôi. Tôi xin phép được trích đăng lại bài viết đó để anh chị đọc lại và để cho cộng đồng người Việt hải ngoại xem và phê phán.

Hai năm trôi qua, những gì xảy ra ở Biển Đông, xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đủ để chứng minh cho những lập luận, phân tích của tôi xác đáng. Trung Quốc càng ngày càng hung hăng, xâm lấn ngang ngược. Trong khi đó thì tập đoàn lãnh đạo đảng và Nhà Nước CSVN lại càng co vòi, lép vế, ngậm miệng nín khe, ngồi nhìn ngư dân Việt Nam bị cướp phá uy hiếp. Tất cả đều chứng tỏ lãnh đạo Việt Nam chỉ là một bè lũ bù nhìn, bán nước. Họ đã đem giang san lãnh thổ làm văn tự bán khống cho tên láng giềng hung tợn phương Bắc để nhận viện trợ vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, thực phẩm nhằm thực hiện mưu đồ chiếm nốt miền Nam trù phú phì nhiêu.

Các anh chị theo dõi sát tình hình Biển Đông từ lúc dàn khoan HD-981 lừng lững đi vào lãnh hải Việt Nam và cắm sào khai thác dầu ngang nhiên. Các anh chị cũng đã xuống đường phản đối theo đúng thông tư của Sứ Quán VN … rồi sau đó mọi sự lại an bài một cách êm thắm. Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên xâm phạm bờ cõi, và anh chị vẫn im hơi lặng tiếng. Phải chăng đó là hành động và tư cách của những con người trí thức việt kiều hải ngoại, những người đã từng hưởng nền giáo dục nhân bản của miền Nam, những người từng vỗ ngực tự xưng là Việt Kiều Yêu Nước Tại Canada?

Tôi rất mong các anh chị suy nghĩ lại, đặt đất nước dân tộc Việt Nam lên trên mọi quan hệ lợi nhuận riêng tư với chế độ cộng sản, để cùng nhau lên tiếng sám hối trước cơ đồ tổ quốc. Cơ hội không còn nhiều để cứu nguy đất nước nữa đâu. Hơn 60 năm qua, chủ nghĩa cộng sản đã ngấm quá sâu vào não trạng toàn thể Bộ Chính trị đảng cộng sản và tập đoàn lãnh đạo Nhà Nước Cộng sản Việt Nam. Họ đã và đang bị thế lực ngoại bang từ phương Bắc làm lung lay, mua chuộc. Hình ảnh Trọng Thủy-Mỵ Châu còn đó. Con cháu của chúng và bè lũ tay sai nội gián đã và đang gặm nhấm từ từ, bào mòn truyền thống yêu nước chống xâm lược của dân tộc, các anh chị chưa thấy sao? Nếu quả thật văn kiện bí mật từ Hội Nghị Thành Đô năm 1990 có thật, vì Đảng và Nhà Nước Việt Nam vẫn còn ngậm miệng nín khe trước sức ép dư luận trong nước (xem thêm Kiến Nghị của 61 vị nhân sĩ tướng tá QĐND Việt Nam năm 2014), thì chúng ta chỉ còn không tới 5 năm để phản kháng và giải thoát dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị Đại Hán. Các anh chị không cảm thấy bức xúc sao? Không hề quan ngại gì hết sao?

Nguyện vọng tương lai

Nghĩ lại thời gian đã qua, tôi thầm tiếc nuối cho một thời kỳ niên thiếu bị lừa dối, bị đánh cắp, và cảm thấy ăn năn vì đã không trực tiếp góp phần đấu tranh lôi kéo công luận về phía nhân dân miền Nam. Tôi cảm thấy xấu hổ khi có lúc đã sử dụng luận điệu tuyên truyền của cộng sản một cách vô ý thức mà không hiểu. Nay đã đến lúc cần phải phân tích và tìm hiểu cặn kẽ xem ai mới chính là những kẻ “phản động, phản quốc, bù nhìn, tay sai ngoại bang”. Từ đó phải thiết lập hồ sơ pháp lý đem ra trước tòa án quốc tế để minh oan cho toàn thể nhân dân miền Nam, cho 3 triệu người di tản bỏ làng mạc, nhà cửa ruộng đồng, mất gia đình, bà con bạn bè. Sau đo đem toàn thể bọn tội phạm ra pháp lý xét xử.

Tôi rất mong được đứng nghiêm, chào lại lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa và cất cao tiếng, hát bài Tiếng Gọi Thanh Niên (Quốc Ca Việt Nam Công hòa) thời nào. Tôi rất mong được trở lại vị trí một anh kỹ sư quèn về quê hương đem hết 40 năm kinh nghiệm xứ người ra góp phần phục vụ đất nước trước khi chết.

Lê Quốc Trinh, Canada

4 tháng 3, 2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.