Lời kêu gọi về việc đón Tập Cận Bình tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính thưa đồng bào,

Bằng quyền công dân của mình, chúng ta đã kiến nghị Nhà nước hủy bỏ buổi lễ đón tiếp Tập Cận Bình. Lý do là vì chúng ta không thể trải thảm đỏ, dùng nghi lễ quốc gia, mời chào một kẻ cướp, kẻ đã bắn giết ngư dân Việt Nam. Tiếc thay, đề nghị này không được Nhà nước lắng nghe.

Ngày 5 tháng 11 tới đây, Tập Cận Bình – Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – sẽ sang thăm chính thức Việt Nam và phát biểu trước Quốc hội nước ta. Chắc chắn ông ta sẽ lại rao giảng về tình hữu nghị Việt-Trung bằng những ngôn từ hoa mỹ, sáo rỗng.

Trong khi đó trên biển Đông, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang chà đạp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà chính họ đã ký kết và phê chuẩn, bằng hành động ngụy tạo lịch sử, tuyên truyền dối trá với người dân Trung Quốc và công luận thế giới về lợi ích cốt lõi và “quyền lịch sử” của mình trên biển Đông.

Chính quyền của Tập Cận Bình điêu ngoa rằng “biển Đông (mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa) thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại”.

Trên thực tế, hầu như toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế biển và thềm lục địa của nước ta bị nhà cầm quyền Bắc Kinh ngang ngược biến thành lãnh thổ “lam sắc” của Trung Quốc. Họ thường xuyên sử dụng các tàu hải giám và ngư chính tấn công và bắn giết ngư dân Việt Nam trên vùng biển của chính chúng ta. Hàng ngàn thậm chí nhiều chục ngàn ngư dân Việt Nam đã, đang và sẽ bị cướp miếng cơm, manh áo, vì nhiều nguồn lợi hải sản và khoáng sản trên biển Đông mà cha ông chúng ta để lại, được luật pháp quốc tế công nhận, bị Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh cưỡng đoạt.

Trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng bào của chúng ta bị họ bắt cóc, tống tiền và trấn lột. Trên các hải đảo mà tổ tiên chúng ta để lại, Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh ngang nhiên xây dựng phi pháp các công trình quân sự và căn cứ hậu cần, nhằm phục vụ mưu đồ cướp biển và đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ở bình diện quốc tế, bằng tuyên bố về đường lưỡi bò chín đoạn vô căn cứ và hành động xây dựng đảo nhân tạo trái phép, Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh đang đe dọa hòa bình và an ninh hàng hải quốc tế, biến biển Đông từ vùng biển của hòa bình và giao thương, thành vùng biển của chiến tranh và ô nhiễm.

Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh ra tay tiêu diệt nền văn hóa của người Hồi ở Tân Cương, người Tạng ở Tây Tạng, Tứ Xuyên và Vân Nam. Những vụ nổi dậy của người Hồi và tự thiêu của người Tạng chính là hành động phản kháng một cách phẫn uất và tuyệt vọng chống lại chính sách khủng bố và tiêu diệt văn hóa mà nhà cầm quyền Bắc Kinh rắp tâm tiến hành.

Trước những biến cố đó, chúng ta nghĩ gì và làm gì?

Nhà nước và Chính phủ Việt Nam sẽ long trọng đón tiếp ông Tập Cận Bình. Người dân chúng ta cũng sẽ đón tiếp ông ta theo cách riêng của mình, bởi lẽ với tư cách công dân, chúng ta có quyền lên tiếng. Hiến pháp và luật pháp cho phép chúng ta bày tỏ nguyện vọng của mình.

Thưa đồng bào và tuổi trẻ Việt Nam, chúng tôi kêu gọi mọi người trong và ngoài nước hãy xuống đường bày tỏ thái độ của mình trước Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước CHND Trung Hoa tại Hà Nội, Sài Gòn và tại các nước.

Chúng ta không thể làm ngơ hoặc im lặng trước sự dối trá của Tập Cận Bình.

Thông điệp của chúng ta là: Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh PHẢI chấm dứt ngay lập tức hành động bắn giết ngư dân Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa PHẢI được tôn trọng một cách toàn vẹn. Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh PHẢI tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Chúng ta PHẢI lên tiếng, vì chúng ta là người Việt và quyết không nhân nhượng trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc!

Thời gian: 9 giờ sáng ngày 5 tháng 11 năm 2015

Địa điểm:
– Tại Hà Nội: Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
– Tại Sài Gòn: Lãnh sự quán Trung Quốc, số 175 Hai Bà Trưng, quận 3.

Các tổ chức XHDS độc lập đồng ký tên:
– Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do
– Con Đường Việt Nam
– Dân Làm Báo
– Dân Luận
– Dân Trí Việt
– Giáo Hội PGHH Thuần Tuý
– Hội Bảo Vệ Quyền tự do Tôn giáo
– Hội Bầu Bí Tương Thân
– Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm
– Hội Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam
– Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
– Khối Tự Do Dân Chủ 8406
– Lao Động Việt
– Mạng lưới Blogger Việt Nam
– Nhóm Cứu Lấy Dân Oan
– Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
– No-U Sài Gòn
– Phong Trào Liên Đới Dân Oan
– Tăng Đoàn Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
– Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam

Nguồn: Dân Luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.