Liên minh ma quỷ hay liên minh bán nước?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thảm họa môi trường biển do Công Ty Formosa Hà Tĩnh gây ra thực sự đã xuất hiện ngay từ đầu Tháng 4, 2016. Chính quyền trung ương và địa phương lúc ấy không những tỏ ra thờ ơ, vô trách nhiệm, không đánh giá được những tai họa đang và sắp xảy ra mà còn cố tình bao che cho các hành động tội ác của Formosa.

Những ngày tháng tiếp theo, do thái độ lẫn tránh và cách giải quyết mờ ám của chính quyền đã làm quần chúng phẫn nộ, đưa đến những cuộc biểu tình kéo dài khắp nước. Cho dù Hà Nội đã sử dụng mọi chiêu trò để đàn áp nguyện vọng dân chúng và tận tình bao che cho Formosa, người dân vẫn liên tục chỉ đích danh thủ phạm, đòi chính phủ công bố nguyên nhân vì sao cá chết, đòi thủ phạm bồi thường thiệt hại và làm sạch môi trường.

Cuối cùng nhận thấy không còn có lý do để câu giờ thêm, ngày 30 Tháng 6 chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đành tổ chức một cuộc họp báo để công bố nguyên nhân, một nguyên nhân mà ai cũng đã biết do từ đâu.

Tại cuộc họp báo, Hà Nội dàn cảnh cho đại diện Formosa cúi đầu nhận lỗi và cam kết bồi thường 500 Triệu Mỹ Kim. Số tiền ấy không ai biết là kết quả trên sự đánh giá thiệt hại nào về phía dân chúng cũng như môi trường thiên nhiên vùng biển nhiễm độc.

JPEG - 75.5 kb
Ảnh: nld.com

Nó được ai đó ấn định, như từ trên trời rơi xuống. Thế mà chính phủ đã xoa tay nhận tiền như tiền công điều tra trong lúc nhân dân nhận thảm họa mà chưa bao giờ nghe ai nói làm sao cho biển sạch.

Câu chuyện tiền nong chưa kết thúc khi hôm 10 Tháng 8, tức mới hơn một tháng sau cuộc họp báo, truyền thông trong nước đồng loạt loan tin Tổng Cục Thuế (trực thuộc Bộ Tài Chánh) vừa đưa ra “đề xuất” mà khi nghe qua ai cũng đều kinh ngạc.

Theo tin tức này thì Công ty Formosa Hà Tĩnh được miễn và hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng mà Tổng Cục Thuế nói là “biện pháp hỗ trợ” các doanh nghiệp bị thiệt hại trong đợt biểu tình hồi Tháng 5, 2014 liên quan tới vụ Trung Cộng mang giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thật lạ lùng khi có người khám phá ra rằng, Formosa chưa đi vào hoạt động sản xuất chính thức nhưng vẫn được miễn và hoàn thuế. Sự ưu đãi quá lộ liễu ấy nói lên điều gì?

Không hẹn mà hai số tiền cam kết đền bù hôm 30 Tháng 6 và tiền miễn, hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh của Tổng Cục Thuế đưa ra lại trùng khớp nhau một cách lạ lùng. Điều này không khỏi làm người dân Việt liên tưởng đến một kịch bản nhận tội của Formosa hoàn toàn là để cứu Hà Nội trong thế tứ bề thọ địch của dư luận. Vì trong suốt thời gian xảy ra thảm họa Vũng Áng, thủ phạm Formosa há chẳng được người bạn đồng minh ở Hà Nội tận tình bao che, cứu giá đấy sao?

Vở kịch tồi với màn cúi đầu nhận tội của lãnh đạo Formosa tưởng đâu hoàn hảo để qua mắt người dân, nhưng lại bị Tổng Cục Thuế vô tình lật mặt thật là một màn lừa bịp. Vì sau đó, Hà Nội vẫn lờ đi nhất định không truy tố Formosa trước sự đòi hỏi liên tục của quần chúng.

JPEG - 75.8 kb
Hình ảnh lãnh đạo Formosa cúi đầu nhận lỗi.

Khoản tiền 500 triệu Mỹ bồi thường kia chỉ là bồi thường trên danh nghĩa giấy tờ mà không bao giờ xuất hiện, dù ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hí hửng “báo cáo” với Quốc hội là đã nhận được trước 250 Triệu Mỹ Kim từ Công ty Formosa. Và ngày hôm nay, danh nghĩa này đươc chính thức hóa, gọi là bồi hoàn tiền thuế năm 2014 cho Formosa.

Như thế, Formosa Hà Tĩnh sẽ không mất một đồng bạc nào sau khi tàn hại môi trường biển Việt Nam. Và rồi đây Formosa lại tiếp tục được chính phủ Việt Nam cho phép những hoạt động đầu độc dân Việt.

Nhắc lại vụ công nhân nổi loạn vào năm 2014 ở Hà Tĩnh không có gì là to lớn so với các cuộc biểu tình đập phá ở Bình Dương. Thế nhưng trong cách tính toán của mình, Formosa đánh giá mức thiệt hại lên đến trên 5 ngàn 500 tỷ đồng, sau đó được Tổng Cục Thuế biếu không lại đến trên 10 ngàn tỷ. Rõ ràng đôi bên có sự thương thảo, toa rập mờ ám với nhau và Hà Nội nâng số tiền lên cao để Formosa không phải mất tiền đền bù như đã cam kết.

Không còn nghi ngờ gì nữa đây là một liên minh ma quỷ của một bên là tài phiệt Đài Loan cấu kết với chính quyền Trung Cộng và một bên là chính quyền độc tài phản dân chủ. Sự đồng lõa này không phải chỉ mới có lần đầu mà đã diễn ra nhiều lần gây biết bao thiệt hại cho đời sống dân chúng khắp cả nước.

Rồi đây những vụ đầu tư kinh doanh mờ ám kiểu này còn tiếp tục xảy ra những trò gì? Sau thảm họa môi trường miền Trung, khi nhìn thấy một loạt 15 nhà máy nhiệt điện vùng đồng bằng sông Cửu Long chạy bằng than đá được thiết lập, không ai không khỏi rùng mình. Nhất là khi chúng đều sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu do Trung Cộng cung ứng.

Phải chăng liên minh ma quỷ giờ đây cũng là liên minh bán nước?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.