Liên Hiệp Quốc phán quyết: CSVN bắt giam Ls. Lê Quốc Quân tùy tiện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Nhà Hoạt Động Blogger Việt Nam

Ngày 2 Tháng Mười Hai 2013

Việc giam giữ một blogger Việt Nam, và là luật sư, nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân đã bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng.

Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập, đã đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân trở thành mục tiêu tấn công vì việc hoạt động và viết blog. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.

Trong lúc ông Lê Quốc Quân đi tù vì bị cho là trốn thuế, Ủy Ban nhận thấy rằng việc giam giữ ông có thể là “hệ quả của việc ông thực thi các quyền tự do được luật pháp nhân quyền quốc tế bảo đảm” và “có liên hệ đến các bài viết blog về quyền chính trị và dân sự”. Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện nói thêm là “với quá trình hoạt động về nhân quyền và viết blog, mục tiêu thực sự của việc giam giữ và truy tố ông cuối cùng chỉ là trừng phạt về việc thực thi quyền hạn [tự do ngôn luận] của ông và răn đe những người khác không được làm vậy.”

Phán quyết của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện là để trả lời cho kiến nghị đệ đơn từ các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship and Lawyers’ Rights Watch Canada.

Các tổ chức này kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân theo quyết định của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện và trả tự do cho ông Lê Quốc Quân ngay lập tức. Họ lập lại nhận định là việc kết án và giam giữ ông Lê Quốc Quân là tùy tiện và vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, quyền xét xử công bằng và những quyền hạn của một nhà hoạt động nhân quyền.

Phán quyết của Ủy Ban (A/HRC/WGAD/2013) có thể tải xuống từ trang web của Media Legal Defence Initiate nơi đây.

Ghi chú cho các biên tập:

  • Ông Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27 tháng Mười Hai năm 2012 về tội cáo buộc trốn thuế vô căn cứ. Sau khi bị bắt, ông bị giam biệt tăm và không được phép gặp luật sư trong hai tháng. Lời yêu cầu của gia đình đi thăm bị liên tiếp từ chối. Ông Quân lần đầu tiên gặp người nhà trong phiên xử 2 tháng Mười năm 2013. Phiên xử này kết tội ông trốn thuế lợi tức công ty và kết án 30 tháng tù giam và nộp phạt 1.2 tỷ đồng (khoảng USD 59,000). Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.
  • Chính quyền Việt Nam đã đàn áp ông Lê Quốc Quân từ lâu vì các hoạt động nhân quyền. Năm 2007 sau khi bênh vực cho nhiều nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, ông bị tước quyền luật sư vì tình nghi có “những hoạt động lật đổ chế độ”. Ông đã bị bắt giữ nhiều lần vì tiếp tục các hoạt động nhân quyền. Ông phải đi bệnh viện sau khi bị kẻ lạ hành hung vào tháng Tám 2012. Công an đã lờ đi không điều tra vụ hành hung này.

Xin liên lạc để biết thêm chi tiết:

  • Nani Jansen, Senior Legal Counsel, Media Legal Defence Initiative
  • Gail Davidson, Executive Director, Lawyers’ Rights Watch Canada
  • Adrie van de Streek, Executive Director, Lawyers for Lawyers
  • Jochai Ben-Avie, Policy Director, Access Now
  • HR Dipendra, Director, Media Defence – Southeast Asia
  • Eva Galperin, Senior Policy Analyst, Electronic Frontier Foundation
  • Benjamin Ismail, Head Asia-Pacific Desk, Reporters Without Borders
  • Mary Lawlor, Executive Director, Front Line Defenders
  • Cat Lucas, Writers at Risk Programme Manager, English PEN
  • Nathalie Muller Sarallier, Avocats Sans Frontières Network
  • Kirsty Hughes, Chief Executive, Index on Censorship
  • Thomas Hughes, Executive Director, Article 19
PDF - 184.3 kb
20131202_Press_release_UNWGAD_Le_Quoc_Quan.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.