Lấy lại đất đai bị chiếm đoạt: Từ Libya đến Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người dân Libya chắc không bao giờ quên chuyện xẩy từ những năm đầu thiệp niên 80 của thế kỷ trước, khi nhà cửa của họ bị binh sĩ của đại tá Muammar el Qaddafi chiếm đoạt. Bởi vậy, ngay sau khi ông Qaddafi bị hạ bệ vào tháng 10 năm ngoái, các rắc rối về nhà đất bắt đầu xảy ra. Vụ đầu tiên được ghi nhận là ông Tunali, một trong những người trong nhóm nổi dậy, dẫn theo một số người có võ trang đến căn nhà vốn là cửa hàng cũ của mình nói với người đang cư ngụ tại căn nhà đó rằng: “Nếu trong hai ngày mà ông không dọn ra khỏi căn nhà này thì tôi sẽ giết ông ngay tại đây”. Một số vụ tương tự lác đác nối tiếp sau đó. Và đến ngày 30 tháng 3 vừa rồi, đột nhiên hiện tượng đòi lại nhà đất bùng lên hàng loạt nhắm vào những người trước đây đã nhờ phe đảng của ông Qaddafi để chiếm đoạt nhà cửa của người khác. Nhiều nạn nhân thời đó bị cướp trắng, phải đi ra khỏi nhà hoặc bị giết chết.

Hiện nay con số gia đình đi đòi lại nhà đất đã bị chế độ độc tài cướp đoạt đã lên đến hàng chục ngàn, nhưng không ai có thể giải quyết được.

Sáu năm trước đây, ông Qaddafi cũng có một chương trình bồi thường cho một số sở hữu chủ các căn nhà bị cưỡng chế. Chương trình bồi thường này do Seif al-Islam el Qaddafi, con trai của nhà độc tài Qaddafi thực hiện. Tuy nhiên, theo thẩm phán Hanesh thì tiền bồi thường chỉ bằng một phần nhỏ, so với thời giá khi các căn bị cưỡng đoạt.

Tại Việt Nam, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. Họ bỏ lại ruộng vườn, nhà cửa để chạy lấy thân. Chính quyền mới, qua các uỷ ban quân quản tại địa phương đã bắt đầu ngay chiến dịch cướp đất cướp nhà khi họ vừa tiến vào các thành phố. Khởi đầu là những nhà cửa của những người đã bỏ của chạy lấy người, sau đó là các căn nhà lớn, đẹp ở mặt tiền, để làm trụ sở cho các phường công an hay uỷ ban, xí nghiệp của nhà nước; chủ của những cơ ngơi đó được phép ở tạm trong nhà để xe hay nhà kho ở góc vừờn. Tiếp theo là những khu cư xá khang trang (đặc biệt là các cư xá của quân đội, công chức chế độ cũ), rồi những căn nhà hạng trung, để chia chác cho cán bộ,… Cứ thế, cho đến khi những chiến dịch “tổng ăn cướp” (đổi tiền, đánh tư sản mại bản, v.v..) mấy năm sau đó “thắng lợi mỹ mãn” thì có đến hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn, người dân trở thành trắng tay, bị đuổi lên các vùng kinh tế mới khỉ ho cò gáy. Cho đến khi đảng “phải đổi mới, không thì chết”, hàng trăm ngàn người bị cướp nhà, cướp đất, bị dồn lên vùng kinh tế mới sống không nổi trở về thành phố, ăn ở nằm la liệt trên các vỉa hè. Lúc đó CSVN còn đóng cửa đối với thế giới bên ngoài; cho nên dù bị oan khuất, nhưng người bị mất nhà mất đất phần thì bị đàn áp, phần thì chẳng biết trông cậy vào đâu, nên chưa có phong trào khiếu kiện đòi nhà, đòi đất như bây giờ. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cũng phải nhức đầu vất vả suốt mấy năm trời với bao nhiêu biện pháp cưỡng bách, mới tạm thời giải quyết được vấn đề dân oan trở về vất vưởng trên vỉa hè thành phố. Tuy vậy cái mầm của sự oan khuất vẫn còn nguyên vẹn.

Những năm sau này, khi có giới đầu tư ngoại quốc đổ tiền vào, cùng với những kế hoạch phát triển với đủ loại các quy hoạch đất đai, nhà cửa; việc nhà nước chiếm đất, chiếm nhà lại tái diễn trên quy mô rộng khắp. Tạo nên một tầng lớp dân oan bị mất nhà mất đất lên đến hàng triệu người. Theo chính báo cáo của các cơ quan nhà nước thì cho đến cuối năm 2006 đã lên đến khoảng gần 5 triệu dân oan trên cả nước. Ai cũng hiểu con số thực tế chắc chắn còn lớn hơn nữa. Trong những vụ cưỡng chế, theo luật định thì người dân được bồi thường những khoản tiền tuỳ theo loại đất, và nhà nước dùng những đất đai đó cho các lợi ích quốc phòng, kinh tế, v.v… Tuy nhiên, lấy một thí dụ cụ thể trong vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang mới đây thì người ta sẽ thấy thực chất của vấn đề bồi thường ra sao, và đất cưỡng chế đó được xử dụng cho những “lợi ích” nào.

Trong vụ Văn Giang, cho một sào bắc (360 mét vuông) người dân được bồi thường 48 triệu đồng (tức là khoảng 1.3 triệu đồng một mét vuông). Trong khi đó, dù khu đô thị sinh thái ở khu đất cưỡng chế này chưa hình thành nhưng họ đã chào bán với giá 80 triệu đồng một mét vuông. Tức là gấp hơn 60 lần tiền bồi thường cho nông dân…. Có ai đó đã viết lại Các Mác từng nhận định rằng khi lợi nhuận lớn gấp 3 lần tiền vốn thì dù có bị treo cổ bọn tư bản cũng làm. Ở đây lợi nhuận đến hơn 60 lần, nên bọn tư bản đỏ quyết cướp đất cho bằng được là điều dễ hiểu. Còn vấn đề xử dụng đất cho “lợi ích” nào thì Ecopark-Văn Giang là dự án đô thị mới, một dự án kinh doanh tư nhân — hay đúng hơn là một nhóm lợi ích rất nhỏ nhưng có gốc rễ rất to – hoàn toàn, không phải khu công nghiệp, công nghệ cao hay khu kinh tế, do một tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư; chứ chẳng có “lợi ích” quốc phòng hay kinh tế nào cả. Bài viết “Ecopark mở đường ‘Đông tiến’” trên trang mạng Báo Mới (1) cho thấy, việc chọn đất đai để đầu tư đến từ ước muốn lợi nhuận cao của nhà đầu tư. Tóm lại, phần lớn những vụ cưỡng chế đất đai nhà cửa là để một phần biến thành tài sản của các quan chức, hoặc mua đi bán lại bán lại cho các công ty kinh doanh để lấy lời nhanh và nhiều, như vừa được đề cập qua vụ Văn Giang. Chính báo chí của đảng cũng không thể phủ nhận được đều này. Trên trang web của “Tạp chí Xây dựng Đảng” ngày 19-2-2012, có bài viết tựa đề: “Không để đất đai trở thành cái mầm sinh ra bất ổn” (2), trong đó nêu rõ hiện tượng khá phổ biến là có không ít quan chức lãnh đạo điạ phương hoặc ngành, có chức trách và thẩm quyền về đất đai đã thỏa hiệp, móc nối với các “đại gia” để chiếm đất đai nhằm trục lợi.Từ đó khiến hàng triệu người bị mất kế sinh nhai, trở thành trắng tay, đi khiếu kiện từ năm này sang năm khác; từ đời cha sang đời con; từ điạ phương đến trung ương, nhưng hoạ hoằn mới có trường hợp được giải quyết.

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rằng: “Bên cạnh những kết quả đạt được, ở từng thời điểm, từng nơi, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài”. Ngoài ra, trong tình hình kinh tế hiện nay, khi mà các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ, vốn là những “sân sau” để hốt bạc của các quan chức địa phương và trung ương đang sống dở chết dở vì kinh tế suy thoái, nhất là vì những chính sách tài chính, kinh tế “thò – thụt – xiết – mở” vô chừng của nhà nước, thì đất đai vẫn là thứ đẻ ra tiền nhanh nhất và nhiều nhất theo cách làm của nhà nước CSVN từ trước đến nay. Vì vậy việc cưỡng chế chắc chắn sẽ tiếp diễn, và khiếu kiện sẽ tiếp tục kéo dài.

Không một chính thể nào vừa độc tài vừa mất khả năng tự kiểm soát các bộ phận của chính guồng máy cai trị có thể tồn tại lâu. Chính thể độc tài của CSVN chắc chắn sẽ cáo chung trong một ngày không xa. Lúc đó, trong tiến trình tái lập lại công lý thì việc đòi lại đất đai nhà cửa bị các quan chức CSVN chiếm đoạt, có lúc, có nơi, sẽ không tránh khỏi những cảnh giống ở Libya hiện nay. Như vậy, thành phần dân oan và những người “sẽ” trở thành dân oan (3) cần phải làm gì để xác lập lại chủ quyền khi điều kiện cho phép?

Những điều cần làm là:

1. Phải giữ tất cả những giấy tờ làm chủ sở hữu, ghi nhận chủ quyền tài sản mang tên mình, cha mẹ hay ông bà để lại, dù đó là những giấy tờ đó được cấp dưới thời Pháp thuộc, dưới thời Cộng Hòa, hay cả ngay dưới thời cộng sản. Đây là những bằng chứng pháp lý quan trọng nhất chứng minh quyền sở hữu chủ của mình, của tổ chức tôn gíao. Xin lưu ý là phải giữ bản chính các giấy tờ sở hữu chủ. Hình ảnh chụp khi người dân còn sinh sống tại nhà cửa đất đai trước khi bị cưỡng chế cũng góp phần xác nhận quyền sở hữu chủ của mình. Đừng mắc mưu giao nộp bản chính của các văn kiện đó cho bất cứ ai.

2. Không bao giờ ký giấy đồng ý chuyển nhượng chủ quyền của mình cho bấy kỳ ai, dù bị áp lực. Thà chịu mất (vì trước sau gì cũng mất) chứ không ký giấy chuyển nhượng. Nếu bị chính quyền địa phương hay bất cứ thế lực nào cữỡng chế, nên giữ lại các lệnh cưỡng chế, những hình ảnh khi công an hay côn đồ đến cướp đất, ủi nhà để xóa vết tích, v.v….

3. Mỗi gia đình dân oan, mỗi đoàn thể tôn giáo bị cướp nhà đất cần gấp rút làm đơn khiếu kiện trước hạn chót là ngày 30/62012. Đây là thời điểm mà nhà cầm quyền đang cố tình để cho âm thầm trôi qua, càng ít người biết càng tốt (4). Mục đích của việc khiếu kiện là để tiếp tục duy trì trên mặt pháp lý sự phản đối, không đồng ý giao nhượng chủ quyền cho kẻ đã cướp đoạt. Đơn khiếu kiện này cùng với biên nhận có ghi đầy đủ ngày tháng sẽ là một phần của hồ sơ chứng minh chủ quyền trong tương lai.

4. Và sau hết, xin tuyệt đối không mua lại những ngôi nhà hay mảnh đất do các kẻ cướp đất bán lại để rửa dấu tay. Vì trong tương lai khi điều tra tông tích về chủ quyền sở hữu chủ đất đai, người mua các loại nhà, đất này sẽ khó biện minh khi chính mình đã mua “hàng ăn cướp”. Không luật pháp của nước nào coi việc mua hàng ăn cắp, ăn cướp, là hợp pháp cả.

– – –

Chú Thích:

1. http://www.baomoi.com/Ecopark-mo-du…

2. http://www.xaydungdang.org.vn/Home/…

3. Không ít người vẫn thờ ơ trước khổ nạn của dân oan, vì tự cho rằng mình sẽ không bị như vậy. Nhưng thực tế cho thấy, trong tình trạng “pháp luật là công cụ” hiện nay, mọi người, mọi gia đình, mọi ngôi nhà, từ thành thị đến ngoại ô đến nông thôn, đều có thể bỗng nhiên trở thành đối tượng cưỡng chế.

4. Luật tố tụng hành chánh số 56/2010/QH12 đã được Quốc Hội CSVN thông qua, ấn định những ai đã khiếu nại trước đây trong khoảng thời gian từ 1/6/2006 cho đến ngày luật này có hiệu lực (1/7/2011), đã được tòa án giải quyết hay được bồi thường, nhưng họ không bằng lòng thì phải nạp đơn khiếu nại, chậm nhất là ngày 30/6/2012.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.