Lần đầu tiên LHQ tuyên bố Tự Do Internet là một phần của Nhân Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 5/7/2012 Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố một nghị quyết mà hầu hết các nước thành viên ca ngợi là một dấu mốc lịch sử. Đó là tuyên bố Tự Do Internet là một phần của quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm, do đó Tự Do Internet là một trong các quyền căn bản của mỗi con người.

Cùng với đại diện của các nước tự do khác, đại sứ Hoa Kỳ, bà Eileen Donahoe, nhận định: “Đây là một thành quả đầy động lượng của Hội Đồng Nhân Quyền. Đây là lần đầu tiên có một nghị quyết LHQ khẳng định rằng nhân quyền trong thế giới mạng phải được bảo vệ và cổ xúy với cùng phạm vi và mức độ như nhân quyền trong thế giới thực.”

Ngược lại, đại sứ Trung Quốc Xia Jingge, đại diện một nhà nước đang tìm đủ cách ngăn chận Internet kể cả sử dụng tin tặc, lập tức viện lý do chống chế: “Chúng tôi tin rằng nguồn thông tin ’tự do’ phải tương ứng với nguồn thông tin ’an toàn’ trên mạng Internet. Khi Internet phát triển nhanh, bài bạc, báo dâm ô, bạo lực, lừa đảo, và tin tặc đang gia tăng mức đe dọa lên quyền luật pháp của xã hội và công chúng.”

Nhưng dù chống chế như vậy, TQ vẫn đành phải ký vào bản nghị quyết này để tránh mất mặt với thế giới. Ông Ken Roth, Giám đốc điều hành của tổ chức Human Rights Watch, xác định đây là một vũ khí đáng kể để tạo áp lực lên các chế độ đang xiết mạng Internet. Ông nói: “Sự kiện ngay cả TQ, dù với thái độ đạo đức giả quá hiển nhiên vẫn buộc lòng phải ký, cho thấy việc cố gắng duy trì chế độ kiểm duyệt Internet sẽ không còn cho họ thoải mái chường mặt ra trước công luận thế giới nữa.”

Sau đây là nguyên văn nghị quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc do BBT-WebVT chuyển ngữ:

=========================

Cổ xúy, Bảo vệ Và Thụ Hưởng Nhân Quyền Trên Mạng Internet

Hội Đồng Nhân Quyền

Chỉ đạo bởi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,

Qua việc tái khẳng định nhân quyền và các quyền tự do cơ bản được nêu trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các hiệp ước quốc tế về nhân quyền, bao gồm Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Và Văn Hóa,

Qua việc nhắc lại tất cả nghị quyết liên hệ của Ủy Ban Nhân Quyền và Hội Đồng Nhân Quyền về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, đặc biệt là nghị quyết 12/16 của Hội Đồng vào ngày 2 tháng 10 năm 2009, và cũng nhắc lại nghị quyết 66/184 của Đại Hội Đồng vào ngày 22 tháng 12 năm 2011,

Qua việc ghi nhận rằng việc thực thi nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do bày tỏ quan điểm, trên mạng Internet là một vấn đề ngày càng được lưu tâm và quan trọng khi mà đà phát triển nhanh chóng của công nghệ giúp cho mọi người trên thế giới sử dụng các phương tiện thông tin và liên lạc mới,

Qua việc ghi nhận từ báo cáo của các Điều Tra Viên Đặc Biệt trong lãnh vực cổ xúy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, đệ nạp lên Hội Đồng Nhân Quyền trong kỳ họp thứ 17 [1], và lên Đại Hội Đồng trong kỳ họp thứ 66 [2], về quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng Internet,

[Nay:]

1. Khẳng định rằng các quyền tự do con người có ngoài đời cũng phải được bảo vệ trên mạng, đặc biệt là quyền tự do bày tỏ quan điểm. Quyền này được áp dụng ở mọi nơi bất kể biên giới và xuyên qua bất kỳ phương tiện thông tin nào mà người ta chọn, theo đúng điều khoản 19 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị;

2. Công nhận bản chất mở rộng và toàn cầu của mạng Internet là động lực thúc đẩy phát triển ở nhiều dạng;

3. Kêu gọi mọi Quốc Gia hãy cổ xúy và tạo điều kiện cho việc truy cập vào Internet và cho các hợp tác quốc tế nhằm phát triển các phương tiện truyền thông, thông tin, và liên lạc ở mọi nước;

4. Khuyến khích các thủ tục đặc biệt nhằm đưa các vấn đề này vào khuôn khổ các sứ mạng hiện hành, nếu có liên quan;

5. Quyết định tiếp tục mối quan tâm của hội đồng đến việc cổ xúy, bảo vệ và thụ hưởng nhân quyền, bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, trên mạng Internet và trong các lãnh vực công nghệ khác, cũng như quan tâm đến mức hệ trọng của công cụ Internet trong việc phát triển và thực thi nhân quyền, thể theo chương trình làm việc của hội đồng.

[1] A/HRC/17/27.

[2] A/66/290.

(BBT-WebVT chuyển ngữ)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.