Làm sao thu ngắn khoảng cách giàu nghèo?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài viết này nhằm đề nghị một giải pháp giải quyết các vấn nạn của xã hội Việt Nam hiện nay và rất mong quý vị có cùng quan tâm chia xẻ ý kiến để biến những quan tâm thành hiện thực.

*

Thực trạng

Chúng ta đã thấy những hình ảnh tương phản. Có những vùng mà học sinh và cô giáo phải đu dây qua sông đến trường, thậm chí phải chui vào bao ny lon cột chặt bít bùng cho bố của các em bơi đẩy qua song.

Đầu năm 2014, 1 em đã thiệt mạng khi cả 8 em đã bị nước cuốn trôi khi bơi qua sông đến trường. Có những vùng cao trẻ em đi học với chân trần dù trời giá rét. Có những cụ già đêm đông co ro ngủ màn trời chiếu đất, có những em bé lang thang ăn xin hay mò mẫm tìm thức ăn thừa trong đống rác.

Trong khi đó thì ngược lại chúng ta cũng thấy nhiều đại gia khoe của khủng với việc sở hữu những siêu xe, siêu giường bạc tỷ, những biệt thự dát vàng, xây theo lối kiến trúc lâu đài cổ, những đám cưới con xa hoa hoành tráng.

Thực tế hiện tượng cách biệt giàu nghèo càng ngày càng tăng không chỉ xẩy ra tại VN mà còn rất nhiều nơi khác trên thế giới.

Từ trước đến nay, loài người giải quyết sự bất bình đẳng này bằng cách làm sao cho của cải người giàu được sang bớt cho người nghèo.

Có nhiều phương cách thực hiện điều này: Cướp của người giàu mang cho người nghèo như của các chàng hiệp sĩ Lương Sơn Bạc, Robin des Bois (Robin Hood); tiêu diệt luôn giai cấp tư bản giàu có, để giai cấp vô sản cướp giành tài sản tư hữu của họ như kiểu dã man của Cộng sản với kết quả chỉ là bánh vẽ cho giới vô sản thực sự; nhân bản hơn một chút là kiếm đường tăng thuế giới nhà giàu, hoặc khuyến khích nhà giàu trợ giúp nhà nghèo bằng chính sách thuế khoá thuận lợi thúc đẩy những hoạt động từ thiện.

Những người giàu có bằng con đường lương thiện là những người có tài năng và ý chí để vươn lên và qua đó thúc đẩy cho nền kinh tế đi lên.

Vai trò nhà nước

Một chế độ nhân bản và khai phóng phải biết khuyến khích tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội làm giàu một cách hợp pháp và giảm thiểu mọi hình thức hành chánh, thuế khoá có tính cách trừng phạt sự giàu có, làm thui chột ý chí vươn lên của người có khả năng.

JPEG - 81.9 kb
Hình ảnh các em học sinh đu dây qua sông để đến trường. Ảnh: Internet

Đồng thời cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho những thành phần cùng đinh, hay thiếu may mắn, để không ai phải suy dinh dưỡng hay chết cóng, ai cũng phải được hưởng những chăm sóc y tế căn bản tối thiểu và không một thiếu nhi nào phải chịu cảnh thất học không đến trường được.

Để đạt được điều trên cho dân giàu nước mạnh, chỉ một nhà nước không thôi sẽ không thể làm cho tới được mà cần phải có sự góp tay của người dân. Nhà nước sẽ không thể lo xuể cho dân nghèo nếu không muốn gánh nhiều nợ công hay tăng thuế lên đầu người dân, nhất là trên đầu giới giàu có, và như thế làm giảm đi động lực làm giàu.

Vai trò của nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh sản xuất, thúc đẩy người dân làm giàu, làm trọng tài điều phối giữ sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng để phát triển tài năng của mình, giữ sao cho sự phát triển kinh tế tự dân không dẫn đến những hiểm họa môi trường di hại đến đời sau, không dẫn đến những nguy cơ về an ninh quốc phòng ảnh hưởng đến nền độc lập tự chủ quốc gia, và làm sao tạo được một mạng lưới an toàn về dân sinh để đảm bảo mức sống tối thiểu cho không một người dân nào phải rơi lọt xuống dưới mức này.

Nhà nước trong tinh thần đó phải biết khuyến khích hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự của người dân tự lo cho nhau, và ở đây vai trò của giới đại gia cần được đề cao.

Thử đề nghị

Tâm lý của những người thành công giàu có phần lớn là muốn được dịp phô trương sự thành công của mình cho thiên hạ ghi nhận công khó đã thành đạt của mình. Một biểu hiệu thường thấy nơi các đại gia nước Việt là hay muốn thi đua thể hiện đẳng cấp của mình qua những tài sản vật chất khủng. Nhưng cách thể hiện này chỉ giúp thoả lòng tự ái của đại gia hơn là thực sự giúp dân giúp nước.

Thách đố ở đây là tìm cách sao cho sự tranh đua thể hiện đẳng cấp đại gia cao thấp trên vừa đáp ứng tinh thần thi đua vốn rất mạnh của người thành công, vừa thỏa nhu cầu tâm lý và làm ăn thích được nể phục, quảng cáo, vừa làm cho người dân nghèo hưởng được nhiều từ sự tranh đua này.

Nếu ta phát triển được một tư duy văn hoá thán nể phục các đại gia, không phải qua các tài sản khủng mà họ phô trương mà qua các hành động giúp nâng cao mức sống của giới nghèo, hy vọng ta có thể điều hướng cuộc tranh đua về đẳng cấp đại gia vào việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong đó mọi phía đều thắng, với sự can thiệp tối thiểu của nhà nước.

Thử tưởng tượng có một uỷ ban hay cơ quan độc lập có uy tín hàng năm báo cáo hay quảng bá cho toàn dân một danh sách 10 đại gia hàng đầu đã góp công trong việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo.

Tiêu chuẩn đánh giá do Ủy ban, Cơ quan hay Tổ chức XHDS trên tự đặt ra. Ví dụ: số công việc làm mà đại gia đã tạo ra, tỷ lệ tài sản bỏ ra đóng góp cho xã hội, các đơn vị/địa phương mà đại gia bảo trợ để xoá đói giảm nghèo, kết quả cải thiện mức sống tại các vùng sâu vùng xa nghèo đói v.v…

10 đại gia trên sẽ được tuyên dương ở mức quốc gia, được những phần thưởng vừa về tinh thần lẫn vật chất như được hưởng những ưu đãi về thuế khoá, những quảng cáo không công v.v…

Hình thức thi đua trên có thể có nhiều cấp, cho đủ hạng từ thiếu gia, trung gia đến đại gia, từ cấp vùng địa phượng lên dần tới toàn quốc.

Và như thế không những khoảng cách giàu nghèo sẽ được thu ngắn mà một tinh thần nhân bản, tử tế người giúp người sẽ được phục hồi và phát huy trở lại trong văn hoá dân tộc.

Trên đây chỉ là phác thảo một hướng giải quyết vấn nạn xã hội khoảng cách giàu nghèo. Tác giả mong đón nhận những cao kiến đóng góp bổ túc hay phản biện trong tinh thần cùng nhau tìm cách canh tân xã hội đất nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.