Lại đổi mới và trong sạch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Càng gần đến ngày đại hội đảng, Ban Tuyên Giáo Trung Ương càng ra sức huy động các cây bút của mình làm giảm nhẹ nguy cơ tan rã, đánh bóng những thành tích mơ hồ của đảng để điều hướng dư luận.

Nhiều lần chính ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban Thường Trực hay Trưởng Ban Đinh Thế Huynh phải thân chinh làm người che giấu, bảo vệ cho đảng trước những chê bai khinh miệt của quần chúng chung quanh cuộc đấu đá tranh quyền ở cấp cao nhất đang diễn ra.

JPEG - 88.6 kb
Ông Vũ Ngọc Hoàng

Đặc biệt trước khi giã từ sân khấu chính trị để về hưu, Vũ Ngọc Hoàng đã xuất hiện trên khá nhiều báo để khẳng định rằng lãnh đạo rất đoàn kết. Đặc biệt trong bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ nhan đề “Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới”, ông Hoàng tuyên giáo không ngần ngại tán dương Hội Nghị Trung Ương 14 “thành công tốt đẹp”, mặc dầu dư luận bên ngoài đã quá rõ sự tranh quyền đã bước vào những giờ phút quyết liệt nhất.

Theo thông lệ, chuyện bầu bán của đảng được giấu kỹ như “bí mật quốc gia”. Mọi người chỉ được biết đến qua những thông tin rò rỉ từ chính những người tham gia hoặc liên quan trực tiếp đến đại hội. Nhưng qua những hình ảnh đầy xáo trộn của 4 hội nghị trung ương liên tiếp, viên Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo đã vô tình tiết lộ nhiều chi tiết cho thấy sự gay go trong những cuộc họp trước ngày đại hội diễn ra chính thức.

Cuối cùng, người ta cũng biết được ít nhiều những thông tin được giữ kín trong những ngày qua. Như việc tiến hành chọn nhân sự phải bỏ phiếu kín đến hai lần cho mỗi “chức danh” hay việc biểu quyết đề cử bổ túc một số trường hợp được mô tả là “đặc biệt”.

Trong mớ bòng bong ấy, trường hợp các lãnh đạo đầu sỏ của đảng đã quá tuổi về hưu cương quyết ở lại đã khiến cho những lời đồn đoán được tung ra công khai, thật giả lẫn lộn. Một nguồn tin cố tình cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng trở thành kẻ thắng cuộc vẻ vang và bộ ba còn lại Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng về vườn không kèn không trống.

Cũng theo cuộc phỏng vấn, diễn tiến bầu bán nhắc tới phương án một trường hợp “đặc biệt” là Ủy viên Bộ Chính Trị Khóa XI được giới thiệu lại để tham gia khóa XII mà Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đồng thuận với số phiếu rất cao: 19/19.

Dĩ nhiên không ai biết được đây là nhân vật nào, nhưng qua ý kiến nhiều người trên diễn đàn, dư luận đề cập đến việc ông Nguyễn Phú Trọng đã “độc diễn” tại Hội Nghị Trung Ương 14 và buộc mọi người tuân thủ Quyết Định 224: ai không được Bộ chính trị đề cử phải xin rút.

Sự độc diễn của ông Trọng, trong vai trò Tổng Bí Thư và Trưởng Tiểu Ban Nhân Sự Đại Hội 12 đã sắp xếp để tìm mọi cách loại ông Dũng ra khỏi vị trí quyền lực mà ai cũng thấy.

Để làm nhẹ những xung đột ngầm về cuộc đấu đá nội bộ, ông Hoàng nhân dịp này đề cập đến chuyện “chọn cán bộ” tài đức, trong sạch để phục vụ nhân dân. Nhưng ông lại tự hỏi: “Chúng ta chọn cán bộ sao đó mà người tài trong bộ máy ngày càng ít đi. Sao mà nhân tài bây giờ cứ thưa vắng dần.”

Ông giả vờ không biết hay không dám đề cập đến một sự thật mà ai cũng biết. Đảng không chọn nhân tài mà chọn vi cánh, tay chân, hay nói cách khác là “kéo bè kết cánh”. Tay chân đảng bao giờ cũng được sàng lọc theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên”. Hoặc gần đây hàng loạt các “thái tử đảng” được đưa vào những vị trí mà từ đó có thể dễ dàng ngoi lên ghế lãnh đạo sau này. “Cũng con cháu các cụ cả” là câu mà người dân mỉa mai kiểu lựa chọn “cán bộ kế thừa” đó.

Độc quyền chính trị đưa đến độc quyền lựa chọn người cai trị diễn ra khắp nơi, bất cần tiêu chuẩn thông thường ngoài tiêu chuẩn con ông cháu cha. Cán bộ đạo đức trong sạch giờ đây chỉ là mơ mộng của những đầu óc không dám nhìn vào sư thật chốn quan trường nhuộm màu đỏ chói.

Để đánh lạc hướng dư luận và che giấu tương lai không mấy sáng sủa, ông Vũ Ngọc Hoàng lại sa chân vào vấn đề đổi mới trong bài trả lời phỏng vấn của mình. Ông nêu lên quan điểm cần tiếp tục “đổi mới mạnh mẽ” và thừa nhận không chỉ đổi mới kinh tế, mà còn phải đổi mới về chính trị.

Sự thừa nhận này là tuyệt đối vô ích vì suốt 30 năm qua đảng chỉ ngập ngừng cho cỗ xe “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vừa đi vừa đạp thắng. Chính cái định hướng ấy mang lại biết bao hệ lụy cho đời sống nhân dân do nền kinh tế tụt hậu, sự sụp đổ của các công ty quốc doanh chủ đạo, giúp sức cho tầng lớp cai trị dễ dàng làm giàu phi pháp.

JPEG - 197.5 kb
Công an “chỉ biết còn đảng, còn mình”.

Còn đổi mới về chính trị thì không có gì khác hơn những lời tuyên bố rỗng tuếch về dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa. Bộ máy công an, tư pháp ôm cứng những điều luật mơ hồ và phi lý để ràng buộc người dân giữa một bên là sự quy phục hoàn toàn và một bên là chiếc còng số 8. Nói cải cách chính trị nhưng những đạo luật để thực hiện những quyền căn bản của người dân như Luật Biểu Tình, Quyền Đình Công, Quyền Lập Hội thì quốc hội thông đồng cùng chính phủ giấu kỹ trong ngăn kéo ngày này qua tháng khác… Hay nói chính xác hơn, chưa có lệnh đảng thì cải cách cứ chờ đó.

Nói tóm lại, Đại Hội 12 là một cơ hội cho hai phe biến nghị trường thành bãi chiến trường tận tình sát phạt lẫn nhau. Qua những diễn biến gần đây, vấn đề đoàn kết trong đảng được các đảng viên đầu sỏ biến thành trò hề. Họ công khai kéo bè kết phái, tận tình đấu tố nhau để tranh giành quyền lực ngay trên đầu nhân dân. Trong khi bên ngoài thì Trung Quốc cứ tuần tự găm nhấm biển đảo, thoải mái tông chìm tàu ngư dân Việt.

Thế nhưng từ Trưởng Ban Đinh Thế Huynh đến Phó Ban Vũ Ngọc Hoàng liên tục phủ nhận, cho rằng đó là những lời xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch. Dĩ nhiên không có thế lực thù địch nào đủ khả năng thúc đẩy được 16 ủy viên Bộ Chính Trị làm việc mà họ đang làm, hầu để đảng tan nát như trong buổi chợ chiều.

“Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới” giống như một khẩu hiệu lỗi thời mà ông Hoàng sơn phết lại. Nó cũng chẳng che giấu được chút nào tương lai đen tối của đảng CSVN.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.