Kỷ niệm Ngày Quốc tổ Hùng Vương tại Paris 2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày Quốc Tổ Hùng Vương 2017 được Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức vào ngày Chủ nhật 2 tháng Tư, 2107 với sự tham gia đóng góp của các hội đoàn và Văn nghệ sĩ Tự do tại Paris.

Chương trình bắt đầu vào lúc 12giờ tiếp đón quan khách, triển lãm các tranh ảnh, sản phẩm thủ công nghệ cũng như tài liệu sách báo, văn hoá… cùng gian hàng ẩm thực với những món ăn quê hương.

Mở đầu là phần tế lễ theo nghi thức cổ truyền do Ban tế tự đảm trách. Sau phần tế lễ với đầy đủ các nghi lễ dâng hương, dâng rượu, văn tế, Hưng, Bái trước bàn thờ Tổ, quan khách đã tuần tự lên khấn vái, cầu cho con cháu, gia đình, quê hương được An bình Hạnh phúc.

Phần thứ hai được khai mạc với nghi thức chào cờ mặc niệm tiếp theo diễn văn chào mừng quan khách của vị đại diện Cơ sở Việt Tân tại Pháp. Năm nay kỷ niệm đúng 30 năm, kể từ năm 1987 đến 2017, liên tục hàng năm cơ sở Việt Tân tại Pháp đã tổ chức ngày kỷ niệm Quốc Tổ Hùng Vương, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kể từ khi thảm họa Formosa xảy ra cách đây đúng một năm, cộng với các sự kiện trong qua khứ liên quan đến chủ quyền đất đai, lãnh hải, cho thấy nhà cầm quyền CSVN ngày càng biểu lộ thái độ luồn cúi Hèn với giặc, Ác với dân hơn bao giờ hết!

Chương trình văn nghệ được dẫn dắt qua câu chuyện về hai mẹ con Toàn từ Pháp về Việt Nam để chứng kiến sự thật, đời sống của người dân trải dài từ Bắc vô Nam, qua các hoạt cảnh, đơn ca, hợp ca, múa, mẫu chuyện qua từng đoạn kịch ngắn, để đưa khán giả từ đền thờ Hùng Vương ở Phú Thọ, vào Đà Nẵng, Nghệ An miền Trung chứng kiến cảnh cá chết, biển chết… cùng với nỗ lưc tranh đấu, xuống đường của người dân miền Trung đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam.

Vào Sài Gòn mẹ con Toàn không đến những nơi thương mại, khách sạn cao sang giả tạo dành cho những người lắm của nhiều tiền, mà đến những nơi tận cùng của người dân sinh hoạt hàng ngày, là các hàng quán vỉa hè, mượn bia rượu và ngân nga ca hát để quên đi phần nào đời sống không biết tương lai đi về đâu?

“Dậy mà đi, Hãy lên tiếng, Đừng sợ hãi, Đừng vô cảm” là những màn ca, vũ, nhạc kịch chấm dứt chương trình văn nghệ Quốc Tổ Hùng Vương 2017, trong khí thế bừng bừng để động viên tinh thần mọi người. Mặc dù trong giai đoạn đen tối hiện nay mà hậu quả do đảng CSVN gây ra, nhưng với ý chí của toàn dân, nhất định một ngày không xa, nhà cầm quyền CSVN phải ra đi, người dân Việt Nam sẽ được sống trong Thái bình An lạc.

Một số hình ảnh từ buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tổ Hùng Vương 2017:

TND-Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.