Kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2016 tại Sydney

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SYDNEY, Úc Châu – Sáng ngày Chủ nhật 11.12.2016, Quảng Trường Tự Do Cabramatta lại rực rỡ sắc cờ và đông đảo đồng bào tề tựu nơi đây để tham dự Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2016 do Cộng Đồng Người Việt Tự Do New South Wales (CĐNVTD/NSW) phối hợp cùng một số Tổ chức, Hội đoàn, gồm có Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam, Khối 8406, Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền, Hội Phụ Nữ Việt Nam NSW và Đảng Việt Tân. Ngoài ra, còn có sự tham dự hỗ trợ của Tổ Chức Ân xá Quôc tế, Hội Luật gia Úc vì Nhân Quyền và Tổ chức Pháp Luân Công.

Hơn một tiếng đồng hồ trước khi Chương trình chính thức khai mạc lúc 11g, Cơ Sở Việt Tân Sydney đã phát loa mời gọi đồng bào tham dự Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) nầy và xem triển lãm những hình ảnh mới nhất về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hiện nay của nhà cầm quyền CSVN ở trong nước.

Sau nghi thức Khai mạc, trong diễn văn mở đầu, Tiến sĩ Hà Cao Thắng, Chủ Tịch CĐNVTD/NSW đã mời gọi tất cả đồng bào đang may mắn được sống tự do và dân chủ tại Úc đừng bao giờ quên đồng bào đang phải sống đọa đày trong gông cùm độc tài của CSVN. Ngoài những yểm trợ thiết thực về tài chánh cho các nhà đấu tranh Dân chủ và Dân oan đang bị bách hại trong nước, đồng bào hải ngoại cần mạnh mẽ tố cáo những tội ác chà đạp nhân quyền của CSVN trước thế giới và đặc biệt trước công luận Úc, đó là những việc làm rất cụ thể và trong tầm tay của tất cả mọi người trong Cộng đồng chúng ta.

Tiếp đến, Ông Đặng Trung Chính, Chủ Tịch Tổ Chức Yểm trợ Nhân Quyền cho Việt Nam lên phát biểu. Ông nhấn mạnh về tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn lao của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 đối với nền hòa bình của nhân loại, Bản Tuyên Ngôn đó ngày nay càng trở nên hết sức cấp thiết đối với dân tộc Việt Nam đang phải sống triền miên từ nhiều thập niên qua dưới chế độ bạo tàn CSVN. Dân Biểu Lao Động Liên Bang Chris Hayes, một người bạn quý của Cộng đồng Việt Nam, tuy bất ngờ không thể tham dự được buổi Lễ cũng đã gửi đến Ban Tổ chức Thư của ông vừa gửi cho Ngoại Trưởng Úc Julia Bishop yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc tiếp tục can thiệp cho những tù nhân lương tâm đang bi CSVN bách hại như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bà Cấn Thị Thêu.

Dân Biểu Craig Kelly cũng khẳng địng sự ủng hộ mạnh mẽ cho lý tưởng nhân quyền mà Cộng đồng người Úc gốc Việt đã kiên trì tranh đấu từ hơn 4 thập niên qua. Ông nhấn mạnh rằng sự kiên trì ấy chắc chắn sẽ đạt tới thành công.

Xen kẽ trong những phát biểu của Quý vị quan khách Việt và Úc trên là những tiết mục văn nghệ đặc sắc do nhiều văn nghệ sĩ tại Úc Châu trình diễn đơn ca cũng như hợp ca như Thanh Thuý, Nga Uyên, Hoàng Ngọc Tuấn, Nhất Luân, Hoàng Phương, Thế Cường…. với những ca khúc của Trúc Hồ, Việt Khang, Anh Bằng, Lam Phương, Trần Tử Thiêng, Việt Dũng, Nguyễn Đức Quang v.v… Đặc biệt hai nghệ sĩ của Hội Luật gia Úc vì Nhân Quyền Michael và Nilda trình diễn hết sức điêu luyện ca khúc Heal The World & Man In The Mirror của Michael Jackson.

Chiến sĩ Võ Đại Tôn diễn ngâm Bài thơ Tiếng Khóc, do ông sáng tác cảm xúc từ thảm kịch Formosa đã được cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt.

Tới 13g, Chương trình bước vào tiết mục hết sức đặc biệt với phần trực thoại viễn liên cùng Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi từ Huế.

Sau khi chào mừng Cộng Đồng, Cha Lợi đã tường trình chi tiết những vi phạm nhân quyền hiện nay của CSVN đặc biệt đối với các nhà tranh đấu cho Dân chủ Việt Nam, các Blogger, những người ra sức bảo vệ Dân oan… Cha cũng nhấn mạnh đến thảm họa Formosa mà nhà cầm quyền CSVN đã không có bất cứ thiện chí nào để giải quyết trong suốt 8 tháng qua và họ đang cố tình cho chìm xuồng vụ nầy bỏ mặc cho tương lai đen tối của hơn 4 triệu đồng bào liên quan đến nghề cá tại các tỉnh miền Trung. Nhà cầm quyền đã xúc phạm nghiêm trọng đến Đức Giám Mục Vinh Nguyễn Thái Hợp và đang tìm cách cô lập các Linh mục ở Giáo phận Vinh đã tranh đấu bảo vệ ngư dân miền Trung trước thảm họa Formosa nầy. Sau cùng, Cha chúc mừng Giáng Sinh mọi người:

Vinh danh Chúa Cả trên trời,
Tự do, Dân chủ cho người Việt Nam…..

Chương trình Ngày QTNQ 2016 chấm dứt lúc 14g sau khi mọi người cùng đứng lên đồng ca hai nhạc khúc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ và Việt Nam, Việt Nam.

JPEG - 121.6 kb
Ông Võ Đại Tôn diễn ngâm Bài thơ Tiếng Khóc do ông sáng tác.

JPEG - 162.9 kb
Hai ca sĩ Úc Michael và Nilda đang trình diễn.

Bắc Sơn tường trình từ Sydney

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.