Kiểm điểm UPR: VN ngập ngụa ‘thành tích nhân quyền’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) là cơ chế mới và liên chính phủ của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008. Cơ chế này có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, bất kể lớn hay nhỏ, phát triển và đang phát triển, định kỳ 4 – 5 năm một lần.

4 năm sau khi được cho đặc cách một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc (từ tháng 11/2013), vào năm 2017 giới chóp bu Việt Nam một lần nữa phải có báo cáo cho Hội đồng này về những kết quả thực hiện nhân quyền theo các khuyến nghị mà các thành viên của Hội đồng đã gửi cho Việt Nam.

Cóp – dán

Cũng một lần nữa trong rất nhiều lần, một kênh đảng nổi trội gien giáo điều và mị dân là Thông tấn xã Việt Nam lại tung ra bài viết “Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết thúc đẩy quyền con người”.

Bài viết trên “luôn đặt người dân ở trung tâm của phát triển, trong những năm qua Việt Nam đã, đang làm hết sức mình để bảo đảm hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, thúc đẩy quyền con người và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng… Việt Nam thực hiện Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát lần đầu vào tháng 5/2009, nhận được 123 khuyến nghị từ 60 nước, chấp thuận 96 khuyến nghị, 5 khuyến nghị khác đã và đang được thực hiện tại thời điểm rà soát… Qua việc thực hiện Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II, Việt Nam đã đề cao vị thế, hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, sẵn sàng đối thoại và đóng góp tích cực về mọi vấn đề quyền con người mà quốc tế quan tâm. Có được điều đó là nhờ chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người và những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện đã tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người tại Việt Nam”.

Nếu đối chiếu bài viết trên của TTXVN với nhiều bài “tự sướng” trước đây của báo đảng về “thành tích nhân quyền”, hoàn toàn không khó để nhận ra rằng nhiều nội dung giữa các bài viết này được tái hiện theo phương thức “cóp – dán”, nghĩa là những bài báo trước đây dẫn gần như nguyên văn từ “báo cáo quyền làm người” của Bộ Ngoại giao, còn bài viết hiện thời lại “cóp – dán” gần như y nguyên những bài viết trước đây.

Đỉnh điểm dối trá

Chỉ có điều, bài viết mới nhất của TTXVN đã không hề cập nhật vụ chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin vào tháng Bảy năm 2017. Trên phương diện “mở rộng hoạt động đối ngoại song phương và đa phương” cùng “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” không chỉ làm bùng nổ cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt mà còn rất xứng đáng trở thành một “thành tích nhân quyền” quá nổi bật trên thế giới, thuộc về một chính thể cùng chế độ công an trị kể từ ngày trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vào năm 2013.

Bài viết của TTXVN cũng không hề đề cập đến một cuộc khủng hoảng khác trong năm 2017 – khủng hoảng thuốc ung thư giả mà thủ phạm chính là Bộ Y tế Việt Nam – mà đã rất có thể gây ra cái chết lần thứ hai cho hàng ngàn bệnh nhân bị ung thư.

Những bài viết của TTXVN và những tờ báo đảng khác cũng hoàn toàn không đả động đến hậu quả rất nhiều ý tưởng luật được hiến định từ Hiến pháp 1992, nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ chính trị và Quốc hội VN cho thoát thai, như Luật biểu tình, Luật lập hội… Thậm chí Hiến pháp năm 2013 còn đi ngược lại đòi hỏi hết sức chính đáng của tuyệt đại đa số nông dân và người dân, khi thẳng tay phủ nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, tiếp tục xúc tác mạnh mẽ cho công cuộc áp bức giành đất và cướp đất của các nhóm lợi ích ở các địa phương, tạo ra tầng lớp hàng triệu dân oan mất đất ở VN.

Dự luật hình sự (sửa đổi) được công bố đã cho thấy toàn bộ các điều khoản bị cộng đồng quốc tế lên án là mơ hồ và thường xuyên bị công an lạm dụng, lợi dụng như 79 (lật đổ chính quyền), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ)… đã chỉ được hoán đổi vị trí và đánh số lại mà hầu như không có bất kỳ thay đổi hoặc lược bỏ nào về nội dung.

Một luật khác cũng đang gây tai tiếng đáng kể là Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, với quá nhiều quy định “xin – cho” mà do đó đã bị cộng đồng dân chủ trong nước tố cáo là những dự luật này được sinh ra chỉ để đối phó với sức ép của quốc tế, nhưng về thực chất nhằm cản trở chứ không phải mở ra dân chủ.

Cũng như thảm trạng thuốc ung thư giả, dối trá nhân quyền đã lên đến đỉnh điểm. Rất nhiều cảnh “tự chết” của dân trong đồn công an, rất nhiều trận đoàn thù của công an nện lên đầu những người dân biểu tình phản đối Trung Quốc… đã không hề được báo đảng nhắc đến.

Cấm vận kinh tế?

Cho tới lúc này, mục tiêu chính của nhà cầm quyền vẫn chỉ là tiến hành chủ trương chiêu dụ giới dân chủ nửa vời và giới người Việt hải ngoại. Do đó ở trong nước, họ chỉ mở cho những hoạt động nào mà công an nghiễm nhiên “vào tận phòng để quay phim”, còn chính quyền lại dễ tuyên truyền và lấy điểm “nhân quyền” với quốc tế để phục vụ cho mục tiêu kiếm lợi từ “thương mại song phương”.

Cuối cùng, chuyện gì phải đến đã đến. Sau hàng loạt báo cáo lên án chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng của các tổ chức Ân xá quốc tế, tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế, Ủy ban Bảo vệ ký giả không biên giới, tổ chức Phóng viên không biên giới…, vào năm 2016 Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố bản báo cáo mang tựa đề “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: Đánh giá việc đưa vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) 10 năm sau khi rút tên”. Đến năm 2017, đòi hỏi đưa VN trở vào Danh sách CPC còn dày đặc hơn và ngày càng khả thi hơn.

Được hưởng lợi đáng kể từ việc thoát khỏi CPC, sau đó Việt Nam còn được chấp thuận trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào năm 2007. Trong vài ba năm sau đó, nền kinh tế Việt Nam đã “chung vui” cùng chế độ bằng những chiến dịch đầu cơ kinh hoàng, mang lại vô số tiền bạc cho lớp đại gia đầu cơ và giới quan chức tham nhũng chính sách. Nhưng đồng thời từ năm 2008 đến nay, chính quyền Việt Nam lại gia tăng bắt bớ người bất đồng chính kiến. Chỉ riêng hai năm 2011 và 2012 là “cao điểm”, số người bất đồng bị bắt hàng năm đã lên tới gần năm chục. Trong 8 tháng đầu năm 2017, số người bất đồng bị bắt đã lên đến con số 21.

Cho tới nay, không chỉ giới chức Hoa Kỳ, mà rõ ràng cả nhiều nước Tây Âu, và cả Đông Âu, đã đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, số người bị bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu ngày càng tăng. Tất cả đều cho thấy chính sách dỡ bỏ CPC của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vào năm 2006 là… sai lầm.

Một khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới là bất chấp những bản báo cáo “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm quyền con người”, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ phải xem xét lại tư cách của chính quyền Việt Nam trong hội đồng này, còn người Mỹ sẽ phải đưa Việt Nam vào lại Danh sách CPC, đồng nghĩa với một cơ chế cấm vận kinh tế khá toàn diện. Nếu khả năng này xảy ra, nền kinh tế Việt Nam đã suy thoái đến năm thứ chín liên tiếp sẽ hầu như vô vọng về các nguồn lực từ bên ngoài, trở thành tác động trực tiếp và ghê gớm nhất đến chân đứng chính trị của chế độ.

Nguồn: Phạm Chí Dũng, VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.