Khôn Nhà Dại Chợ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chẳng có một ông Thủ tướng Nhật nào muốn tạo ra sự căng thẳng với Nga. Và dù luôn tìm cách phát huy tình hữu nghị giữa hai nước; nhưng đối với vấn đề bốn hòn đảo ở phía bắc của Nhật bị Nga xâm chiếm; thì Tokyo luôn luôn lên tiếng đòi Moscow phải trả lại; cũng như tố cáo sự xâm chiếm này mỗi khi có cơ hội. Bên cạnh đó, người dân Nhật cũng thường xuyên xuống đường bày tỏ ý chí bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Họ tự đặt ra một ngày kỷ niệm, gọi là “Bắc Phương Lãnh Thổ”, để nhắc nhở mọi người đừng quên những hòn đảo bị Nga xâm chiếm là lãnh thổ bất khả tương nhượng của Nhật. Không những thế, người Nhật còn xuống đường biểu tình lên án chính phủ , mà họ cho là không đủ cứng rắn trong việc đòi lại bốn hòn đảo. Mỗi khi có các giới chức cao cấp của Nga đến Nhật, là có những cuộc biểu tình đòi Nga trả lại các đảo. Thế nhưng, chẳng ai trong chính phủ Nhật dám ra lệnh đàn áp những cuộc biểu tình đó. Nga cũng chẳng dám răn đe gì nước Nhật.

Ở đây cần phải nhấn mạnh là, Nga đã lợi dụng sự thất trận của Nhật trong thế chiến thứ hai, để chiếm đóng các hòn đảo trên của Nhật ngay trước khi thế chiến chấm dứt; Chứ nếu một chính phủ Nhật nào đó hiến tặng cho Nga bằng một văn kiện chính thức, như kiểu công hàm Phạm văn Đồng năm 1958 dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Quốc, thì chắc chắn người dân Nhật đã hỏi tội kẻ bán nước từ lâu rồi. Từ sự so sánh vừa kể, hãy nhìn lại Việt Nam.

Cũng như người Nhật, người Việt Nam đã đứng lên phản đối Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là sự biểu tỏ ý chí bảo toàn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là, tại sao những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam lại dùng đủ mọi biện pháp để ngăn chặn, đàn áp sự bàytỏ lòng yêu nước đó? Mà gần đây nhất là những cuộc bắt bớ, cô lập, trù dập nhiều nhà dân chủ trong khoảng thời gian đánh dấu 50 năm công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng. Trong đó, hai trường hợp gây nhiểu chú ý nhất là vu vạ cho blogger Điếu Cày tội trốn thuế để bỏ tù ông, mà thực ra ai cũng biết ông bị giam cầm chỉ vì đã hiên ngang đi hàng đầu trong việc chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Trường hợp thứ hai là cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt khẩn cấp, khi cô toạ kháng với biểu ngữ “Hoàng Sa trường Sa là của Việt Nam; phản đối công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958”. Điều nghịch lý là, ngay cả nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây cũng đã nhiều lần nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Như vậy, đương nhiên họ cũng nhận ra tính chất bán nước của bản công hàm năm 1958 . Thế nhưng họ vẫn trấn áp những ai dám nói lên thực tế đó.

Đối với dân thì hung hãn như vậy, nhưng với kẻ xâm lược Bắc Kinh thì Hà Nội lại chẳng dám hó hé gì. Ngay cả khi có cơ hội làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tức ở vào vị trí thuận tiện nhất để giải quyết vấn đề Trung Quốc xâm lấn và những tranh chấp khác một cách ôn hoà; Hà Nội cũng chẳng dám đưa vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa vào chương trình nghị sự. Để cho dù bị ngăn chặn hay không giải quyết được, nhưng ít ra cũng tìm thêm đồng minh trước sự hung hăng của Trung Quốc, vốn đang là mối lo chung của nhiều quốc gia.

Đầu năm 1999, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Lê Khả Phiêu sang Bắc Kinh diện kiến ông Giang Trạch Dân, được họ Giang đưa cho một câu gồm 16 chữ vàng: “ Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai “, để gọi là phương châm quan hệ giữa hai nước. Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, vì phải dựa dẫm vào Trung Quốc để tồn tại, nên đã một mực tuân thủ khẩu hiệu 16 chữ vàng đó. Dù có bị chèn ép nhục nhã. Còn phía Trung Quốc thì sao? Họ đã càng ngày càng lấn tới. Không chỉ ngang ngược lấn chiếm các hải đảo của Việt Nam, mà còn dần dần chiếm đoạt các tài nguyên kinh tế trong vùng đặc quyền hải phận kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vu cáo ngư dân Việt Nam là hải tặc để bắt giữ đòi tiền chuộc, thậm chí còn bắn giết ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải cuả Việt Nam.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của một chính quyền là bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ người dân; và được người dân đứng sau lưng hỗ trợ. Những gì Hà Nội đã và đang làm cho thấy, Hà Nội không những đã không làm như vậy, mà còn làm ngược lại. Cách hành xử đó nói lên điều gì, nếu không phải là khôn nhà dại chợ ? Để lấp liếm sự ươn hèn, bán nước của mình, Hà Nội đưa ra luận điệu ru ngủ, là sẽ giải quyết bằng thương lượng ôn hoà khi củng cố được sức mạnh dân tộc. Đây là luận điệu đi ngược lại truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, và sẽ được bàn đến trong một dịp khác. Hơn thế nữa, sức mạnh dân tộc sẽ không bao giờ có, khi mà tinh thần yêu nước của nhân dân bị trấn áp. Thực ra, đây chỉ là luận điệu viễn vông, vì với sự theo đuôi đàn anh Trung Quốc của đảng Cộng Sản, Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có sức mạnh để thương thảo bình đẳng với Trung Quốc, khi mà nước này có khả năng tranh hùng xưng bá với siêu cường Hoa Kỳ.

Ngô Văn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.