Khi chính phụ vỡ nợ, con đường tệ hại nào cho Việt Nam?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vỡ nợ là gì? Là con nợ mất khả năng trả nợ. Thông thường, con nợ tuyên tố vỡ nợ là không còn tiền chi trả, nên chủ nợ sẽ siết nợ bằng cách tịch thu tài sản của con nợ để cấn trừ. Ai nợ ngân hàng mà quá hạn và mất khả năng thanh toán thì ngân hàng cũng dùng biện pháp tịch thu tài sản thế chấp bán đấu giá để cấn trừ vậy. Còn nợ ngoài thị trường tự do thì con nợ bỏ trốn làm chủ nợ mất trắng, thông thường trường hợp này nhờ đến pháp luật can thiệp nhưng thành công rất hạn chế.

Nợ nước ngoài cũng vậy, đất nước vỡ nợ nghĩa là chính phủ tuyên bố mất khả năng chi trả khi nợ đáo hạn. Thế nhưng chủ nợ có siết nợ được không? Chắc chắn không dễ vì những gì trên lãnh thổ một đất nước nó thuộc về chủ quyền chứ không đơn giản là tài sản. Chủ nợ có thể phong tỏa tài khoản hoặc thu giữ những tài sản của các công ty quốc doanh ở nước ngoài được không? Ví dụ như máy bay của Vietnam Airlines, tàu biển của Vinalines chẳng hạn. Cũng có thể nhưng loại siết nợ này rất hiếm gặp vì nếu làm cách này sao cấn nợ hàng tỷ đô và làm khả năng đàm phán để hoãn nợ bị bế tắc.

Vậy còn có một cách là đàm phán với chủ nợ để thay đổi kỳ hạn trả nợ, hoặc giảm một phần tiền trả nợ, hay xóa nợ. Tất cả những việc làm này của chính phủ với chủ nợ họ gọi là tái cấu trúc các khoản nợ. Vì con nợ sạch túi rồi, như chí phèo vậy, không gia hạn thời gian thì nó lấy gì trả nợ? Đành phải gia hạn và kèm theo điều kiện gì đấy. Đối với một số quốc gia giàu có và có tính nhân đạo cao, họ có thể xóa tiền lời và gia hạn thời gian trả tiền vốn cho nó, hay nhân đạo hơn xóa nợ cho nó luôn. Cũng có thể cấn trừ khoản nợ này cho một ưu đãi đầu tư nào đó blab la bla… nói chung là đàm phán căng thẳng để đi đến biện pháp dãn nợ, giảm nợ hoặc xóa nợ cho ông chúa Chổm.

Khi vỡ nợ thì tái cấu trúc nợ là điều chắc chắn. Nhưng kèm theo đó là những khó khăn các khoản cho vay để giải quyết vấn đề khủng hoảng đất nước là việc cần phải bàn. Chẳng ai dại dột mà đem tiền cho một chính phủ đã mất khả năng trả nợ vay cả. Điều đó dẫn tới nguồn trao đổi với thế giới bên ngoài sẽ bị siết chặt cho đến bị chặn hoàn toàn. Lúc đó quốc gia như tự cung tự cấp, đồng thời sản xuất trong nước teo tóp và có nguy cơ đình trệ hoàn toàn làm đất nước chìm sâu vào suy thoái triền miên. Vì sao?

Như ta biết, nền kinh tế của một đất nước phải duy trì một lượng ngoại tệ nhất định để nuôi nền kinh tế. Nguồn ngoại tệ này gồm 2 phần, phần tồn tại trong nhân dân để giao dịch ngoại thương và một phần tồn tại trong ngân khố chính phủ để ứng phó khủng hoảng mà người ta gọi là nguồn dự trử ngoại tệ. Nguồn tiền ngoại tệ trong ngân khố có thể được làm giàu lên bằng cách Ngân hàng Nhà nước dùng nội tệ mua lấy ngoại tệ trong dân để dự trử để dùng đến khi cần, hoặc họ tung ngoại tệ ra dân thu nội tệ vào để chống lạm phát, điều này cũng tương tự như bán trái phiếu chính phủ thu nội tệ vào của Ngân hàng Nhà nước vậy.

Thế nhưng khi vỡ nợ thì sao? Các khoản vay bị chặn đứng vì chẳng còn ai cho vay, và khi đó Chính phủ chỉ còn một công việc là lo trả các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả từng phần. Vậy thì nguồn dự trử ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước phải xuất ra trả nên khoản dự trử cạn dần. Để bù đắp lại dòng ngoại tệ chảy ra đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thu mua ngoại tệ trong dân, hoặc Chính phủ rút lấy nguồn ngoại tệ của dân đang gởi trong các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước để bù vào các khoản chi trả cho mình, hoặc họ sẽ thu lấy ngoại tệ của Việt Kiều gởi về và chi trả cho chủ nhân tại Việt Nam bằng tiền nội tệ sau khi đã quy đổi bla bla bla… nói chung họ tìm cách hốt ngoại tệ từ dân để bù vào thiếu hụt do dòng dự trử ngoại tệ ngày một vơi đi. Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? Dòng kiều hối gởi về cho dân bị chính phủ hút lấy nó trả nợ và tuôn tiền nội tệ ra bù vào, điều đó chắc chắn gây lạm phát.

Khi nguồn ngoại tệ trong dân bị hút càng ngày càng cạn, thì ngoại thương bị thu hẹp, vì thiếu ngoại tệ lấy gì giao dịch khi buôn bán với nước ngoài? Thế là điều tất yếu xảy ra, đó là tình hình trong nước chẳng khác nào thời kỳ bế quan tỏa cảng tự cung tự cấp như thời bao cấp. Đất nước ngày một bị cô lập. Còn nền sản xuất thì sao? Nó sẽ teo dần và hàng hóa ngày càng khan hiếm, vì lãi suất ngân hàng tăng theo tỷ lệ lạm phát thì lấy gì nhà sản xuất vay để sản xuất? Sản xuất co lại thì thuế đóng cho chính phủ cũng giảm theo, mà thuế giảm thì nguồn thu Chính phủ bị hụt đi trong khi chi tiêu Chính phủ không dễ dàng cắt giảm, điều này dẫn tới Chính phủ cho in tiền tung ra để chi tiêu. Dòng luân chuyển đồng tiền bị nghẽn tại nguồn thu chính phủ, chi tiêu công tuồn thêm tiền ra dân. Kết quả lạm phát phi mã. Mặt khác, sản xuất co lại thì hàng nội cạn kiệt, ngoại thương tê liệt thì hàng nhập cũng vắng bóng. Tất cả chìm vào khủng hoảng lâu dài khó mà thoát ra được.

Hệ quả là dân hoang mang, họ kéo nhau rút tiền khỏi ngân hàng vì sợ hệ thống ngân hàng sụp đổ lại mất trắng. Lúc đó chính phủ có thể cho đóng cửa các ngân hàng thương mại để chống tình trạng sụp đổ hàng loạt ngân hàng. Kết quả là hàng hóa khan hiếm, giá cao mà dân lại tiếu tiền để mua. Điều đó đưa tới xã hội bần cùng hóa nhanh chóng, dân nghèo đói, thiếu thốn, xã hội trộm cướp hoành hành, chính quyền sẽ chỉ lo tập trung bảo vệ ngai vàng của mình và bỏ phế xã hội hỗn mang cho dân tự chịu.

Khi lạm phát phi mã, người dân chỉ cần ngủ đêm tới sáng là đồng tiền mất giá. Trong khi nguồn vàng và đô la cạn kiệt, ngân hàng thì không ai dám gởi, vậy dân lấy gì để lưu giữ của cải đang bị mất đi theo chu kỳ mọc rồi lặn của ông mặt trời? Lúc này những doanh nghiệp Trung Cộng nằm rải rác khắp Việt nam sẽ bung tiền Nhân Dân Tệ (tức là đồng Yuan) ra giao dịch thay cho tiền Đồng. Hàng loạt người dân sẽ chọn đồng tiền này dù không muốn dùng cũng phải dùng để tránh tài sản bị mất do lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đất nước nằm gọn trong tay Trung Cộng một cách ngọt ngào, chính quyền Ba Đình sẽ làm thuê cho Trung Nam Hải, nói thẳng ra thì lúc này đúng nghĩa Ba Đình là chính quyền thái thú. Lúc đó game over nhé.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, còn nguồn kiều hối 10 tỷ USD mỗi năm không phải là nhỏ. Nó sẽ là cứu cánh cho CS kéo dài sự sống của nó trong sự khốn cùng của nhân dân. Nếu kiều hối điều điều tuôn về thì CS sẽ đẩy lùi ngày vỡ nợ xa hơn những gì nó đáng phải xảy ra. Venezuela là một viễn cảnh mà Việt Nam phải tới đó, nhưng nếu Việt Nam xảy ra như Venezuela thì nguy hiểm hơn nhiều, vì ở phương Bắc con mãnh thú đang há họng chờ đớp lấy con mồi đã mất hoàn toàn sức mất kháng cự. Sẽ hết cứu nếu đến nước này mà dân còn sợ hoặc phó mặc cho Nhà nước lo.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.