Khi Tổng Bí Thư đi ve vãn ’sự tốt bụng đáng ngờ’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Ba Không” bị phá sản…

Sau nhiều giằng co về thủ tục tiếp đón, chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius xác định sẽ diễn ra vào đầu tháng 7/2015. Đây là chuyến đi được dư luận quan tâm theo dõi vì là lần đầu tiên chính quyền Mỹ tiếp đón Tổng bí thư của một đảng chính trị không ở trong cương vị người đứng đầu nhà nước.

Nhưng đó cũng không phải là một điều bất thường vì ai cũng biết ở Việt Nam, đảng CSVN là tổ chức nắm trọn mọi giềng mối của sự cai trị độc quyền.

Vừa nhún nhường vừa sợ sệt trong quan hệ với Bắc Kinh, CSVN chỉ mong muốn tồn tại mãi mãi với 16 chữ vàng không phai. Nhưng bàn cờ chính trị xoay chuyển không như đảng muốn. Đầu tháng 5 năm 2014, sự kiện giàn khoan HD 981 đã tạo ra một vết thương sâu đậm vào lòng trung thành vô hạn của đảng đối với quan thầy.

Đây chính là lúc CSVN phải xét lại chính sách đối ngoại của mình và chợt nhận thấy chủ trương “ba không” lập lờ đã trở thành phá sản.

Dư luận viên ra tay cứu chúa

Chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng xác tín một điều: một quốc gia nhỏ bé, không đủ lực, thiếu tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật lạc hậu không thể đương đầu với thế lực ngoại bang lăm le xâm chiếm. Làm sao có được một chỗ dựa mới để cân bằng nhưng không làm thiên triều tức giận, Ban lãnh đạo Việt Nam lúng túng “tìm đường cứu đảng”..

Thế nhưng, có những người không chịu hiểu sự thật đó. Loại người này, thật ra tiếng nói của họ chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng cho thấy bản chất tráo trở và lối suy nghĩ xuyên tạc của kẻ vốn nói cho đã miệng. Hoàng Thị Nhật Lệ và Trần Nhật Quang là nickname của một cặp bài trùng thường xuyên có mặt trên Facebook, nhất là trong trang “ToiYeuCongAnNhanDanVietNam”. Họ là những người như vậy, tầm nhìn không qua những suy nghĩ hạn hẹp trước mắt nhưng thường hay vung vít đủ điều.

Mới đây, trên Facebook chuyên đánh bóng lực lượng công an là thứ đang bị người dân Việt thù ghét và miệt thị thậm tệ, Hoàng Thị Nhật Lệ đã lên giọng bàn leo và phê phán chính sách của Hoa Kỳ từ thời chiến tranh Việt Nam. Trang FB này cũng không có mấy ai chú ý ngoại trừ một số DLV truy cập để ca tụng lẫn nhau.

Những lý luận cùn

Với giọng điệu rối mù và ngụy biện theo kiểu chợ cá, status của tác giả Nhật Lệ đưa người đọc đi vòng quanh đủ thứ sự kiện từ việc Hoa Kỳ quyết tâm “ngăn chận làn sóng đỏ” nhưng thất bại trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam đến thái độ mà tác giả gọi là “keo kiệt” của Hoa Kỳ. Đến nổi ngày nay kẻ keo kiệt ấy “phải dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chuẩn bị ký kết TPP, thậm chí là mở toang cửa Nhà Trắng mời ông Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm”…Nghe giống như chuyện hoang tưởng “Mỹ rất cần Việt Nam, không có Việt Nam là Mỹ thất bại”. Đó có thể coi như một sự thất bại của Hoa Kỳ không, khi Hà Nội lần này kín đáo nắm lấy bàn tay vừa đưa ra như chiếc phao cứu sinh cho chế độ?

Những lời lẽ huyênh hoang lố bịch ấy đủ cho người đọc thấy trình độ thấp kém của ngòi bút của Bộ công an chuyên bươi móc, đánh phá trên mạng xã hội mà không hề biết hỗ thẹn về cái đuôi dốt của mình lòi ra quá dài.

Chạy tội phương Bắc

Nhưng vì sao Hoàng Thị Nhật Lệ lại lớn tiếng phê phán Mỹ đủ điều và còn cáo buộc chính Mỹ là kẻ xúi giục chiến tranh ở Biển Đông?

Trước hết, trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2014 là năm mà Việt Nam vỡ mộng với Thiên Triều, chính sách đu dây của Việt Nam dần dần mất cân bằng trầm trọng. Sự dịch chuyển quyền lực liên tục của lãnh đạo CSVN đóng góp vào hành động càng ngày càng xích lại gần Hoa Kỳ hơn về kinh tế, xã hôi kể cả quân sự.

Sự kiện ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng giữa hai nước Việt – Mỹ thể hiện rõ nét sự gắn kết trong tương lai sau khi gỡ bỏ nghi ngờ suốt nhiều thập kỷ. Một số thế lực muốn đánh tráo và giả vờ phủ nhận điều này. Bài viết của Hoàng Thị Nhật Lệ không nằm ngoài ý đồ chạy tội với Bắc Kinh vì rõ ràng CSVN đã đi quá gần Mỹ trong thời gian gần đây. Nhất là chuyến viếng thăm viếng Hoa Kỳ sắp tới đây của Nguyễn Phú Trọng, dĩ nhiên sẽ không làm hài lòng Bắc Kinh dù trước đó ông Trọng đã được triệu qua nghe chỉ thị.

Tiếp theo, bằng giọng điệu xỏ xiên thiếu hiểu biết, cây bút Hoàng Thị Nhật Lệ còn chê ỏng chê eo món tiền 18 triệu USD mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam mua tàu tuần tra nhân chuyến đi của ông Ashton Carter, rồi vênh váo so sánh đối với “hải quân Việt Nam thì chỉ như xuồng ba lá”! Cứ tạm tin theo tác giả, lực lượng hải quân Việt Nam hiện nay là tối tân với những chiến hạm mới mua từ Nga. Nhưng theo cách đánh giá của ngư dân thì hạm đội tàu chiến ấy kể cả lực lượng Cảnh sát biển chỉ “bám bờ” là chính, còn nhiệm vụ bám biển trao lại cho những ngư dân tay không. Hoàng Thị Nhật Lệ hẳn biết điều đó hơn ai hết.

Giọng điệu vô ơn, khoác lác ấy chỉ có thể có được ở loại người “ăn cháo đái bát” mà ngày nay người ta thấy nhan nhãn trong chế độ. Dĩ nhiên Hoàng Thị Nhật Lệ cũng không bao giờ biết rằng Việt Nam nhờ ngửa tay ra nhận biết bao đô-la của Mỹ và các định chế tài chính quốc tế nên mới đứng vững cho đến ngày hôm nay! Cứ theo lập luận lươn lẹo của tác giả, đó là một “sự tốt bụng đáng ngờ” của Mỹ và thế giới tư bản đối với một đất nước phá sản, nghèo đói, lạc hậu mọi mặt sau chiến tranh!

Thái độ phủi tay vô ơn, bêu rếu Hoa Kỳ gây chiến ở Biển Đông trong khi nín lặng trước những hành động hung hăng của Trung Cộng, không chỉ là một đòn tấn công hỏa mù nhằm che giấu, bào chữa cho sự ve vãn Hoa Kỳ của ông Trọng. Nó còn là một hành vi kích động rẻ tiền nhằm gây ra xung đột bất chính để thủ lợi của phe nhóm công an giấu mặt. Luận điệu của tác giả cũng chỉ để thỏa mãn nhu cầu dạy dỗ lẫn nhau của những người đọc trang FB này của Bộ công an. Cư dân mạng truyền thống, những người đấu tranh dân chủ thật sự chỉ cười nôn ruột khi tình cờ đọc được những bài viết kiểu này trên trang “ToiYeuCongAnNhanDanVietNam”.

Cuối cùng, lập lại một câu trong bài viết mà Hoàng Thị Nhật Lệ nói là “được xem như kim chỉ nam của các nước tư bản”: Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.

Kỳ nầy, nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có sang Hoa Kỳ để ve vãn “sự tốt bụng đáng ngờ”, thiết tưởng ông cũng nên nằm lòng câu ấy để đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích đảng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.