Kết qủa phiên tòa phúc thẩm vụ Thái Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trà Mi, phóng viên RFA 2009-03-27

Phiên toà phúc thẩm xét kháng cáo của 8 giáo dân Thái Hà diễn ra sáng nay, 27-3-2009, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau phiên xử kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ ở Hà Đông, Toà tuyên bố giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với các bị cáo, tức từ 12 đến 15 tháng tù treo và cải tạo không giam giữ. Riêng bị can Thái Thanh Hải bị phạt cảnh cáo.

Từ sáng sớm, hàng ngàn giáo dân, linh mục, cùng 8 bị cáo đã trật tự xếp hàng đi bộ từ nhà thờ Thái Hà đến Toà án, cách đó chừng 12 cây số.

Bà Nguyễn Thị Hợi, một trong tám bị cáo, mô tả khung cảnh xung quanh khu vực toà án:

“Lần này họ ngăn cản giáo dân không được đến gần khu toà án đến khoảng 100 mét, nhưng giáo dân đông vô cùng, 5 nghìn lá vạn tuế, 5 nghìn ảnh Đức Mẹ Công Lý vẫn không đủ cho giáo dân.

Giáo dân căng băng-rôn, biểu ngữ rất nhiều. Sinh viên rất nhiều, mà giáo dân vẫn kiên trì đứng chờ đợi. Chung quanh tất cả các ngã đường đi vào Toà, an ninh chặn không cho vào.

Bị cáo Nguyễn Thị Việt tiếp lời:

Không thể đếm nổi, nguyên cảnh sát cơ động đến phải 10 xe cam-nhông. Đường nào họ cũng giăng hàng ra rào cản. Không phải để giữ trật tự đâu, mà họ ra để áp đảo.”

Dù vậy, các giáo dân cho biết không có hành động nào mạnh tay hay điều gì đáng tiếc xảy ra.

Thành phần tham dự phiên toà phía bị cáo có 8 giáo dân, thân nhân bị cáo, 4 linh mục nhà thờ Thái Hà, cùng 2 luật sư Sang và luật sư Đông.

JPEG - 70.7 kb

JPEG - 72.2 kb

JPEG - 76.9 kb

Luật sư Lê Trần Luật, đại diện chính của các giáo dân, ngừơi sát cánh cùng các giáo dân từ toà sơ thẩm đến vụ kiện truyền thông, đã không tham dự đựơc phiên toà.

Mặc dù ông đựơc Toà án Hà Nội đồng ý làm luật sư bảo vệ các bị can trong phiên phúc thẩm, nhưng an ninh TPHCM công khai cản trở không cho ông ra Hà Nội mà không đưa ra bất kỳ lý do nào.

Linh mục Nguyễn Văn Khải, phát ngôn nhân nhà thờ Thái Hà, cho biết thêm về thành phần tham dự tại phòng xử sáng nay: “Toà phúc thẩm lần này có rộng hơn lần trứơc. Có 4 linh mục vào phòng xử án. Tôi và 3 linh mục khác họ vào sau.”

Trà Mi: Thưa số ngừơi tham dự phiên toà hôm nay ứơc chừng khoảng bao nhiêu?

Linh mục Khải: Tôi đếm ghế và số người ngồi trên ghế, tính cả cán bộ xử án và cảnh sát tư pháp trong phòng xử chính có chừng 100 người. Còn một phòng dành cho các nhà ngoại giao, giới phóng viên, và một số thân nhân bị cáo để theo dõi phiên xử qua màn hình. Phòng đấy có sức chứa khoảng 30 người nhưng có chừng 10 ngừơi hiện diện.

Trà Mi: Linh mục thấy có sự hiện diện của người nước ngoài nào không?

Linh mục Khải: Đến giờ giải lao, tôi ra bên ngoài thấy có người ngoại quốc đi lại trong sân, nhưng tôi chẳng để ý họ là phóng viên hãng thông tấn nào. Lúc đấy tôi thấy họ đang đi lại chụp ảnh.

Ngay khi phiên toà vừa kết thúc chúng tôi có dịp trao đổi với bị cáo Nguyễn Thị Việt. Bà chia sẻ:

Ngừơi ta cũng làm qua loa giả dối, cốt để nó trở thành phiên toà thôi. Còn họ vẫn cố tình giữ mức án đã tuyên. Bây giờ họ còn ngoan cố hơn để áp đặt tội lỗi cho chúng tôi hầu giữ nguyên mức án.

Dù tại toà chúng tôi có nêu vấn đề sự thật, họ cũng không nghe mà họ cứ y án. Trình độ người ta không có, đầu óc người ta nghĩ thấp quá.”

Trà Mi: Thưa bà nói phiên phúc thẩm hôm nay chính quyền cố tình giữ y án. Những cơ sở nào khiến bà nghĩ như vậy?

Bà Việt: Như bọn tôi từ xưa đến nay chỉ công nhận đập bức tường có 3 mét thôi, nhưng họ khăng khăng là 6 mét. Chúng tôi yêu cầu thẩm định lại thì họ không đồng ý mà cứ tuyên án luôn. Đấy là cái cố tình.

Trà Mi: Còn những lập luận luật sư đưa ra được toà phản hồi như thế nào?

Bà Việt: Không dám phản hồi mà đọc y án ngay. Luật sư nói họ không cãi đựơc cơ chứ.

Trà Mi: Luật sư có cơ hội trình bày hết lập luận của mình không?

Bà Việt: Không đựơc, họ toàn cắt ngang không. Luật sư đưa lý lẽ xác đáng, dẫn chứng dựa điều luật hẳn hoi, nhưng họ không trả lời.

Trà Mi: Cảm nghĩ của bà về phiên phúc thẩm, bà sẽ nói gì?

Bà Việt: Chúng tôi vẫn thấy bị oan sai, phải đi giám đốc thẩm thôi, lên tối cao thôi. Tất cả mọi người đều bất bình trứơc kết quả toà phúc thẩm hôm nay.”

Với tư cách là ngừơi tham dự phiên phúc thẩm sáng nay, linh mục Khải nhận xét:

Các luật sư khi hỏi những câu có lợi cho bị cáo đụng đến vấn đề căn bản là cơ sở luận tội của các bị cáo, tức tính pháp lý của khu đất thuộc về ai, thì bị toà yêu cầu dừng lại ngay. Tôi thấy ngay trong việc trình bày, tranh luận tại toà đã không có sự công bằng.”

Bị cáo Nguyễn Thị Hợi cho biết cảm nghĩ về phiên phúc thẩm hôm nay:

Phiên toà hôm nay thực ra bối rối nhiều cái lắm. Công tố viên, thẩm phán họ lẫn lộn ngày tháng lung tung, cũng không đựơc minh bạch. Lần này họ bối rối nhiều lắm.

Viện kiểm sát cũng bối rối, trả lời không đựơc rành mạch một tí nào cả, chẳng nói lên được cái gì cả. Phiên toà lần này mình chỉ bức xúc chỗ là họ cứ không cho mình nói, họ khống chế, ngăn cản mình nói.

Trà Mi: Bà có cảm nghĩ như thế nào về kết quả phiên phúc thẩm này?

Bà Hợi: Mình phải được vô tội cơ mà họ xử lại vẫn y án, cho nên chúng tôi sẽ tíêp tục lên toà án tối cao.”

5 giờ chiều hôm nay 27/3, ngay sau khi phiên phúc thẩm kết thúc, chúng tôi gọi điện hỏi thăm luật sư Lê Trần Luật thì được biết ông đang bị giữ “làm việc” tại đồn công an quận Gò Vấp:

Luật sư Lê Trần Luật: Alô?

Trà Mi: Thưa luật sư Luật chúng tôi gọi từ đài RFA. Được biết phiên phúc thẩm hôm nay đã diễn ra mà không có sự tham dự của ông. Xin đựơc hỏi cảm nghĩ của ông như thế nào ạ?

Luật sư Luật: Có gì chị gọi lại sau vì tôi đang ở trong công an. Khi nào họ thả tôi về thì tôi sẽ…

Trà Mi: Hiện giờ ông đang ở trụ sở công an Gò Vấp phải không ạ?

Luật sư Luật: Dạ vâng.

Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi sẽ gọi lại sau.

Các bị cáo bị kết tội “huỷ hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng” tại phiên sơ thẩm ngày 8/12 vừa qua sau khi họ tập trung cầu nguyện và đập bức tường của công ty may Chiến thắng tại khu linh địa Đức Bà, khu đất tranh chấp giữa chính quyền và Giáo xứ Thái Hà.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.