Hội luận của Đảng Việt Tân trên Paltalk

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Luận trên Diễn đàn Paltalk đã trở nên phổ biến từ nhiều năm nay. Chỉ cần cài đặt nhu liệu miễn phí Paltalk trong máy, người ta đã có thêm một phương tiện khác để bàn bạc trao đổi qua âm thanh với cộng đồng cư dân mạng. Người Việt mình xử dụng Paltalk ngày càng nhiều, hiện nay đã có gần 700 phòng sinh hoạt trên hệ thống Paltalk trong nhiều lãnh vực như âm nhạc, tôn giáo, và chính trị. Số lượng người tham dự trong các phòng từ vài chục lên đến vài trăm người. Phòng nào có trên 100 người tham dự phần nhiều là những phòng nói về hiện tình đất nước Việt Nam.

Tuy con số trên rất nhỏ, nếu so sánh với số lượng người dùng internet và các phương tiện như FB, Twitter để huy động sức mạnh của người dân, tiến hành những cuộc cách mạng dân chủ thành công tại các nước như Ai Cập, Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng đây là bước khởi đầu và cũng là những bước tiến rất dài trong việc ý thức được sức mạnh của truyền thông. Hãy xem sự hưởng ứng của cộng đồng cư dân mạng trong và ngoài nước đối với lời kêu gọi xuống đường biểu tình chống Trung Cộng lần đầu tiên vào ngày chủ nhật 5 tháng 6 năm 2011 của Nhật Ký Yêu Nước.

Vào lúc 9 giờ sáng:

– Sài Gòn: Ít nhất 3000 người đang tuần hành, chật kín đoạn đường Hàn Thuyên và bên hông nhà thờ Đức Bà. Nhiều tiếng hô Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam vang trời. Đả đảo Trung Quốc – Đả đảo Trung Quốc-Đả đảo Trung Quốc

– Hà Nội: Khoảng gần 1000 người biểu tình đang tập trung tuần hành gần vườn hoa Lý Thái Tổ, đi vòng quanh Bờ Hồ (Tin từ AnhBaSam)

Liên tiếp 11 tuần lễ tiếp theo, các cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã bùng nổ khắp nơi, bất chấp sự đàn áp dã man của công an csvn.

Qua hệ thống Paltalk, người dân hải ngoại được nghe, được chia xẻ với những tiếng nói yêu nước đầy nhiệt huyết của người trong nước. Đây là ưu điểm của Paltalk. Trong một giới hạn nào đó, Paltalk đã là diễn đàn Tự Do, được thiết lập ở bất cứ nơi đâu, bất cứ giờ phút nào nhằm đáp ứng nhu cầu lên tiếng của người dân tố cáo hành vi chà đạp nhân quyền của nhà nước csvn, hay thảo luận, trao đổi bàn bạc về phương thức đấu tranh và chuyển tải ý niệm về dân chủ.

Trong tinh thần phục đó, phòng Paltalk mang tên: “Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN” đã được thành lập hơn một tháng qua với thành phần Ban Điều hành là những người có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng cư dân Paltalk. Đứng đầu là phóng viên Chim Quốc Quốc VNCH.

Thông báo về buổi hội luận của Đảng Việt Tân sáng thứ bảy 8 tháng 10 vừa qua, được gửi đến cộng đồng mạng qua Face Book, Blog, Twitter, với chủ đề “Chính sách xâm lược toàn diện của Trung Quốc và công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và chủ quyền VN” với hai diễn giả: Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm – Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, và Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Bảo – UVTƯ Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Trong thông báo, Ban điều hành Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN cho biết:

“Vừa mở được hơn một tháng, Diễn Đàn Hội Luận đã nhanh chóng thực hiện nhiều cuộc hội luận, trong đó có cuộc hội luận với Đỗ Thành Công đại diện Đảng Dân Chủ Nhân Dân, với ông Ngô Quốc Sĩ đại diện Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, với nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, có lúc lên đến cao điểm 440 tham dự viên. Ngoài ra, DĐHL cũng đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với LS Nguyễn Văn Đài, chị Nguyễn Thị Liên, hiền thê của LS Phan Thanh Hải, đang bị giam cầm, chị Lư Thị Thùy Trang con của anh hùng Lư Văn Bảy cũng đang bị giam cầm. Và thêm nữa, DĐHL cũng đã thực hiện nhiều cuộc truyền âm Buổi Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện ở trong nước, và nhiều cuộc biểu tình của đồng bào ta chống VC và Tàu Cộng tại các tòa đại sứ, lãnh sự khắp nơi trên thế giới”

Buổi hội luận bắt đầu lúc 8 giờ, giờ Cali, tức 11:00AM Ohio, New York, Washington D.C., Toronto, Montreal.10:00 PM Viet Nam. 11:00 PM tại Perth, Tây Úc (West Australia). 0 giờ tại Tokyo-Japan. 5:00 PM giờ Paris-France.

Với gần 400 người tham dự từ khắp các châu, trong và ngoài nước, nghi thức khai mạc buổi hội luận được bắt đầu với lễ chào quốc kỳ thật long trọng: quốc ca, cờ vàng ba sọc đỏ được post lên, từng người tham dự bấm dấu hiệu bàn tay đưa lên, như hình thức nghiêm chỉnh chào quốc kỳ. Giây phút này trang nghiêm, xúc động, không kém những buổi lễ chào quốc kỳ trong những lần hội họp của cộng đồng.

Sau phần chào cờ và mặc niệm, phóng viên CQQVNCH đã chào mọi người tham dự và giới thiệu tiểu sử hai diễn giả. Sau đó ông Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy Viên Trung Ương Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã trình bày phần thứ nhất: “Chính sách xâm lược toàn diện của Trung Quốc”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, thế giới quan tâm đến Trung Quốc vì một số lý do chính như:

+ Trung Quốc đang vươn lên nhanh chóng về mặt kinh tế và quân sự để trở thành đứng thứ nhì thế giới, có thể cạnh tranh với siêu cường Hoa Kỳ trong một tương lai gần.

+ Trung Quốc là một hiện tượng hiếm có, vì đang trở thành một cường quốc về kinh tế dưới một chế độ độc tài luôn sẵn sàng trù dập mọi chống dối lại quyền lãnh đạo của đảng CS.

+ Chủ trương bá quyền của Trung Quốc dùng mọi áp lực kinh tế, văn hóa, chính trị, ngay cả bằng quân sự nhằm áp lực các quốc gia khác (tại Phi Châu, Châu Mỹ La Tin, Liên Âu, …) nhượng bộ các yêu sách nhiều khi hoàn toàn phi lý của họ để chiếm doạt tài nguyên, chủ quyền, khống chế các quốc gia này, trong đó có Việt Nam.

+ Trung Quốc luôn nhòm ngó Việt Nam, vì dù đã chiếm đóng Việt Nam 4 lần trong khoảng một ngàn năm, nhưng Trung Quốc đã không thể đồng hóa được người dân Việt Nam. Trung Quốc đã luôn luôn gặp sự đối kháng mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam và thất bại trong ý đồ chiếm đóng và đồng hóa.

Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành việc thôn tính Việt Nam qua những lãnh vực sau đây:

– Khống chế, mua chuộc lãnh đạo đảng CSVN, mua chuộc các thành phần trung tầng, thuộc các bộ phận công an.

– Tận dụng chỗ dựa tinh thần về đường lối nhằm ảnh hưỏng lên chính sách.

– Xâm nhập bằng văn hóa, kiểm soát truyền thông, phim ảnh, sách truyện, sửa đổi lịch sử, địa lý.

– Lũng đoạn về kinh tế, qua việc tuôn hàng lậu phía biên giới phía Bắc, độc chiếm các vụ đấu thầu liên quan đến các công trình về hạ tầng lớn, mua đứt các hãng lớn tại VN.

– Hiện diện công khai tại chỗ với hàng chục ngàn công nhân và gia đình qua vụ khai thác bô-xít trên Cao Nguyên, để khống chế các vùng chiến lược tại VN, hàng trăm ngàn người khác rải rác tại nhiều tỉnh thành.

Trước các phản ứng chiếu lệ, rất yếu ớt của cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, cho thấy là Trung Quốc đã thành công khoảng 70, 80% trong việc khống chế Việt Nam qua tay sai CSVN.

Phần nói chuyện của ông Nguyễn Ngọc Bảo chấm dứt, phóng viên CQQVNCH giới thiệu phần hai của chủ đề “Công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và chủ quyền VN” do ông ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng trình bày. Lúc này, số người tham dự buổi Hội Luận đã lên đến con số 460 người.

Ông Đỗ Hoàng Điềm cho biết: “Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là sự hèn yếu của nhà nước CSVN trước Trung quốc. Khác với các quốc gia Mã lai, Philippine và Nhật Bản, họ có những phản ứng cứng rắn đối với tham vọng bành trướng của Trung Cộng, từ việc khiếu kiện tại Liên Hiệp Quốc, đến việc dùng chính khả năng quân sự quốc gia để chống lại hành động xâm lăng của Trung Cộng (TC). Trong khi đó CSVN chỉ phản ứng bằng lời nói, thiếu hẳn những hành động dứt khoát bằng hành động, mặc dù TC ngày càng hung hãn.

Nếu năm 1999 đến 2000, Lê Khả Phiêu đã đồng ý ký kết hai hiệp định biên giới và vịnh Bắc Việt, năm 2008, Nông Đức Mạnh đã phải đồng ý cho TC vào khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, thì năm 2011, chúng ta có thể tiên liệu rằng Nguyễn Phú Trọng thế nào cũng phải chấp nhận đàm phán song phương về biển Đông.

Mặc dù thỉnh thoảng nhà nước CSVN có một vài phát biểu hay động thái có vẻ cứng rắn hơn, nhưng ngay sau đó chính họ lại có những thái độ phản ứng hoàn toàn trái ngược lại, khiến việc này chẳng thuyết phục được ai về quyết tâm bảo vệ đất nước của lãnh đạo Việt Nam.

Tóm lại chính sự hèn yếu của CSVN càng khiến TC có thêm điều kiện để xâm lấn quyền lợi đất nước và dân tộc Việt Nam.

Ông Đỗ Hoàng Điềm nói tiếp:

“Trung Cộng lúc nào cũng lớn và mạnh hơn chúng ta, nhưng lịch sử cho thấy Việt Nam vẫn có khả năng đứng vững; điều cốt lõi là toàn dân ta phải quyết tâm chống ngoại xâm.

Ngay trước mắt, chúng ta cần nhắm vào 4 điểm chính:

1- Lên tiếng tố cáo trước dư luận Quốc tế, vận động dư luận lên án và phê phán TC. Đồng thời chúng ta phải tiến hành việc kiện TC vi phạm công ước về luật biển thế giới năm 1982 của Liên Hiệp Quốc; 2- Phản đối và lên án TC bằng nhiều cách, từ việc biểu tình trước sứ quán TC đến việc tẩy chay hàng hoá TC.

3- Lên án công hàm do Phạm văn Đồng đã ký vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 công nhận chủ quyền của TC trên hai quần đảo HS và TS. Cho đến nay TC vẫn còn vin vào bản công hàm này, nhất định không chịu thương lượng về chủ quyền của hai hòn đảo. Đây là bản công hàm vô giá trị, nhưng Hà Nội vẫn hèn nhát không bao giờ dám công khai phủ nhận; chúng ta phải tạo áp lực buộc CSVN phải chính thức lên tiếng phủ nhận bản công hàm này, không để cho TC vin vào đó để tiếp tục chiếm đóng HS và TS.

4- Sau cùng là xây dựng tinh thần dân tộc bằng cách tiếp tay nhau loan truyền lòng yêu nước như HS-TS-VN, cổ võ hay hỗ trợ nỗ lực phản đối TC do sự kêu gọi của anh chị em sinh viên và giới trí thức.

Sau cùng ông Đỗ Hoàng Điềm nhấn mạnh: “Chúng ta không thể quên được là chúng ta chỉ có thể thực sự chống được hiểm họa ngoại xâm khi toàn dân ta đồng lòng với nhau, chúng ta cần phải có một chính quyền vững mạnh, thật sự dân chủ, phải thực sự phục vụ quyền lợi dân tộc, chứ không phải là tay sai cho Bắc kinh như chế độ CSVN hiện nay. Vì vậy nhanh chóng chấm dứt chế độ CSVN, xây dựng 1 chính quyền dân chủ, thực sự phục vụ quyền lợi đất nước, mới chính là cốt lõi và ưu tiên cần giải quyết.

Để góp phần làm điều này, ông Điềm có những đề nghị rất thực tế và cụ thể:

1- Mọi người dân Việt Nam hãy hành xử những quyền căn bản, như quyền tự do tụ họp, tự do biểu tình ôn hoà, tự do ngôn luận, tự do lập hội v.v…

2- Góp phần tranh đấu cho chủ quyền đất nước trước hiểm hoạ của TC, đồng thời tranh đấu cho những quyền lợi thiết thân và giải quyết những vấn nạn trong xã hội, từ tham nhũng, đến vấn đề lương bổng, giáo dục, công bằng xã hội…

3- Đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, hãy áp lực Quốc tế đối với Hà Nội về mặt nhân quyền, đặc biệt cho các quyền lợi tự do internet, tự do truyền thông và buộc chế độ phải thả tất cả những người đang bị giam giữ.

4- Cộng đồng người Việt hải ngoại đã, đang và cần tiếp tục hỗ trợ phương tiện cho những nhà đấu tranh dân chủ và những phong trào tranh đấu của đồng bào trong nước. Sau mùa Xuân Ả Rập, sẽ là cuộc cách mạng Hoa Sen tại Việt Nam để đem lại 1 nền dân chủ bền vững.

Phần trình bày của hai diễn giả chấm dứt, những lời khen tặng, những bó hoa, những cái xiết tay, đã được cư dân mạng post lên tấp nập, khiến không khí Diễn Đàn Hội Luận thật vui và sống động.

Trong số những người tham dự, có người nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại như ông Vũ Hữu San, tác giả nhiều bài viết giá trị liên quan đến Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo HS và TS. Chắc chắn còn có nhiều người trong và ngoài nước đã dùng những nickname đặc biệt khi gia nhập cộng đồng mạng, hay Paltalk, để dễ dàng thảo luận và góp tiếng cùng đồng bào hải ngoại.

Trong phần thảo luận, những câu hỏi liên quan đến chủ đề và các vấn đề tổng quát đã được hai diễn giả trả lời thoả đáng.

Buổi thảo luận không những là cơ hội để đảng Việt Tân trình bày, chia xẻ đường lối đấu tranh của mình, mà còn là cơ hội tốt để mọi người trao đổi, giải toả những ngộ nhận đã có.

Ví dụ một câu hỏi được nêu lên: “Việt Tân đến Diễn đàn với tính cách đảng Việt Tân, tại sao lại nói là “chúng ta”? Ông Đỗ Hoàng Điềm đã trả lời là: “Xin phép được đề nghị một số việc chúng ta cần phải làm. Đảng Việt Tân là một thành phần của dân tộc, cũng là con dân Việt Nam, đảng viên Việt Tân sống chung quanh quý vị, và trước những vấn nạn chung của đất nước, chúng tôi mạn phép được đề nghị để cùng làm chung với nhau.” Câu trả lời ngay lập tức đã nhận được đoá hoa cùng cái xiết tay của người đặt câu hỏi.

Hay một câu hỏi khác liên quan đến phần nói chuyện của ông Đỗ Hoàng Điềm với Thượng nghị sĩ Jim Webb mấy năm về trước, về việc CSVN đàn áp những người thuộc chế độ cũ. Ông Điềm đã thẳng thắn trình bày sự việc xảy ra. Điều này đã giúp giải toả nhiều ngộ nhận. Thái độ chân thành cởi mở của ông Đỗ Hoàng Điềm đã tạo sự tin tưởng cho thính giả tham dự Hội Luận. Nhiều đoá hoa đã được gửi đến cho ông Điềm.

Có rất nhiều bàn tay giơ lên xếp hàng để đặt câu hỏi, nhưng cũng có nhiều text chat đặt vấn đề với hai vị diễn giả, trong đó có câu hỏi về những thanh niên công giáo bị cộng sản bắt cóc, câu hỏi được nêu lên là: “13 thanh niên công giáo bị bắt ở Việt Nam có liên quan đến Việt Tân hay không?” Ông Nguyễn Ngọc Bảo đã trả lời rằng: “Nếu hỏi những thanh niên đó có liên quan đến Việt Tân hay không thì hiện nay có hằng trăm ngàn người liên quan đến Việt Tân, chứ không phải chỉ có 13 thanh niên đó. Cộng sản Việt Nam muốn gán những thanh niên này vào Việt Tân để có cớ bắt bớ và đàn áp họ, trong khi những thanh niên này đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền cho đất nước một cách ôn hòa.”

Một câu hỏi khác: “Cộng sản Việt Nam đàn áp người dân rất dã man, liệu đảng Việt Tân có thể huy động sức mạnh của toàn dân để làm cuộc Cách Mạng Hoa Sen hay không? Hiện nay đảng Việt Tân là đảng có thực lực để lật đổ CSVN, dù có sự chống phá mạnh mẽ của đảng CSVN, họ dùng đủ mọi cơ hội để dập tắt đảng Việt Tân. Nhưng Việt Tân vẫn đứng vững cho tới ngày hôm nay vì Việt Tân có chính nghĩa, người dân đã thấy được và người dân đã hỗ trợ”.

Ông Điềm cho biết: “Không có một đảng phái nào có thể đơn phương đảm đương công việc đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam. Việc này đòi hỏi nỗ lực chung của toàn dân mà Việt Tân là một thành viên trong phong trào dân chủ, là một thành phần dân tộc, toàn dân phải đoàn kết, và Việt Tân chỉ mong được đứng chung trong hàng ngũ của dân tộc, được cùng với dân tộc Việt Nam tranh đấu cho đến ngày thành công. Chúng ta sẽ thành công, và không chế độ độc tài nào có thể tồn tại mãi mãi được.”

Buổi hội luận kéo dài trong 3 tiếng đồng hồ đã để lại trong Diễn đàn nhiều đoá hoa và những lời khen tặng, nhiều cái xiết tay đồng cảm. Riêng người tham dự, ngoài cảm giác ấm cúng xúc động được cùng chung với mọi người Việt Nam ở khắp nơi, gặp nhau thảo luận chuyện đất nước, còn được cùng chia xẻ niềm tin vào chính nghĩa tất thắng của dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.