Hết Thời

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Down and Out.
Roger Mitton. Straits Times 28/5/08.
Phan Lưu Quỳnh lược dịch

Hà Nội – Nó đã từng xảy ra trước đây Vào hồi đầu thập niên 1990s, có một sự hồi hộp thích thú tuyệt vời khi chính sách cải tổ kinh tế của Việt Nam (đổi mới) bắt đầu. Sau hàng chục năm dưới đường lối cộng sản chính thống hầu như làm phá sản toàn bộ đất nước, thì sự thay đổi sang một chính sách kinh tế tự do hơn đã bắt đầu có một tác động khá bất ngờ. Tiêu chuẩn đời sống được thay đổi và một đoàn các nhà đầu tư nước ngoài, mắt hau háu nhìn vào một thị trường với khoảng 80 triệu người tiêu thụ, nối đuôi nhau tràn vào.

Nhưng sự phát đạt mau chóng bị xẹp xuống. Tình trạng quan liêu cửa quyền, tham ô nhũng lạm, thái độ chống người ngoại quốc tại địa phương cũng như các chính sách bất di bất dịch không biết uyển chuyển của nhà cầm quyền đã làm nhiều nhà đầu tư phải bỏ chạy.

Ðưa thời gian đi tới một cách mau lẹ cho đến ngày hôm nay khi các yếu tố tương tự, chồng chất thêm với sự quản lý kinh tế yếu kém, đã làm mờ đi hình ảnh của một đứa trẻ trên các bích chương kêu gọi từ thiện (poster boy) mới của khối Ðông Nam Á. Bây giờ đang là thời buổi khó khăn ở Việt Nam và càng ngày càng khó khăn hơn. Và hầu hết mọi người đều cảm thấy các hành động của nhà nước quá ít ỏi và lại muộn màng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện nghiên cứu Phát triển tại Hà Nội thì, “Lý do chính khiến cho nền kinh tế đi xuống là vì các chính sách yếu kém và thiếu phối hợp của chính phủ”

Việt Nam có một tỷ lệ lạm phát tồi tệ nhất Ðông Á. Hồi tháng trước, tỷ lệ lạm phát vọt lên đến 21.4 phần trăm trên căn bản thường niên. Mức thâm thủng mậu dịch của Việt Nam được tiên đoán là sẽ lên đến 25 tỷ Mỹ kim trong năm nay, đưa Việt Nam đứng vào hạng chót trong khu vực.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói rằng, “Chính phủ luôn nói rằng mức nhập cảng trội hơn xuất cảng thì rất bình thường. Họ tập trung quá nhiều vào việc đạt đến một tỷ lệ tăng trưởng cao mà không thèm chú ý kỹ lưỡng đến chất lượng của sự tăng trưởng đó”.

Sự thiển cận này đưa đến một tình trạng lợi tức chênh lệch đã ăn sâu bám rễ, với giới lao động ở vùng nông thôn và tại các xí nghiệp nhận thấy rằng trong khi họ có thể kiếm tiền khá hơn một chút, nhưng đời sống của họ lại đi xuống. Ðiều đó đã đưa đến việc Việt Nam phải chịu đựng một chuỗi dài những cuộc đình công càng lúc càng gia tăng.

Hôm Thứ Hai tuần trước, gần 7.000 công nhân tại một công ty sản xuất giày do người Ðài Loan làm chủ ở Hải Phòng đã đình công đòi hỏi tăng thêm tiền lương và rút ngắn giờ làm việc. Một tuần trước đó, 3.000 công nhân đã đình công tại một xí nghiệp sản xuất bao bì ni lông ở phía bắc Hà Nội. Và tại các khu vực kỹ nghệ trọng tâm quanh TPHCM hầu như đều có đình công hàng tuần.

Công nhân xí nghiệp thông thường thì kiếm được khoảng 55 Mỹ kim một tháng. Họ nói rằng họ không thể tiếp tục sống bằng mức lương đó khi chi phí thực phẩm và xăng dầu đang gia tăng ở mức 30 phần trăm và còn tăng hơn nữa.

Ðối với thị trường chứng khoán, thì Việt Nam hiện thời là thị trường suy xụp nhất thế giới và đã sụt xuống 63% trong năm qua.

Ông Phan Hồng Quân, giám đốc Europe Capital Securities tại Hà Nội nói rằng, “Lý do cho sự đi xuống của thị trường chứng khoán là vì chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có nhiều rủi ro và thiếu nhất quán”.

Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam thì, “Những khó khăn của Việt Nam trầm trọng hơn các nước láng giềng vì các luật lệ nguyên tắc về tài chánh, chi thu của nhà nước đã bị đổ vỡ vào năm 2007 và cần có một thời gian lâu hơn mong muốn để làm đảo ngược lại tình trạng này”.

Trong một biện pháp đáng lo ngại, công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s của Hoa Kỳ mới đây đã hạ bớt viễn ảnh của họ về Việt Nam từ ổn định sang bi quan vì các mối quan ngại về kinh tế vĩ mô.

Có lẽ không như mong đợi, những mối quan tâm đó dường như đã làm cho nhà nước bị bất ngờ. Nói cho cùng thì Việt Nam đã được hưởng một khoảng thời gian gần một thập kỷ với mức tăng trưởng khoảng 8% hàng năm.

Giới tiêu thụ trẻ của Việt Nam đã náo nức ôm chặt lấy cái triết lý “xài trước, trả sau”, ầm ĩ đua nhau sắm sửa xe gắn máy hiệu Piaggio, điện thoại di động hiệu Nokia và quần áo thời trang. Và rất khó đổ thừa cho họ vì chính nhà nước cũng tiêu xài như thể là không có ngày mai.

Tất nhiên thì tỷ lệ lạm phát đã gia tăng, và vào tháng 11 năm ngoái, tỷ lệ này đã lên đến hai con số. Vào lúc đó, chính phủ khẳng định rằng tất cả mọi sự đều ổn định và họ sẽ sớm khắc phục nạn lạm phát trong khi vẫn duy trì một tỷ lệ tăng trưởng từ 8 đến 9 phần trăm.

Niềm hy vọng đó đã bị tiêu tan nhanh chóng và nhà nước bây giờ đã hạ thấp mục tiêu tăng trưởng xuống 7 phần trăm. Chỉ có một số ít tin tưởng rằng mục tiêu đó sẽ đạt được.

Tháng tới đây khi việc trợ cấp xăng dầu và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác bị huỷ bỏ, thì nạn lạm phát được tiên đoán là sẽ vọt lên trên 30 phần trăm.

Cũng không có nhiều hy vọng là thị trường chứng khoán sẽ được vực dậy từ cõi chết hoặc mức thâm hụt cuả cán cân thương mãi sẽ được giảm bớt ngay. Ông Pincus nói rằng “Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay là 11 tỷ Mỹ kim. Trên căn bản hàng năm thì mức thâm thủng này sẽ là 40 phần trăm của tổng sản lượng nội địa (GDP)

Các thị trường quốc tế đang lo ngại rằng Việt Nam không thể trang trải một mức thâm thủng ở cỡ đó, và từ kết quả này, trị giá của đơn vị tiền tệ địa phương, tức là đồng bạc Việt Nam, rất yếu kém.

Chế độ cộng sản đang cầm quyền cũng bị yếu thế. Hiện đang có một luồng nhận thức cho rằng chính sự quản lý kinh tế kém cỏi của đảng cùng các chính sách thiếu nhất quán đã đưa đến tình trạng khủng hoảng này.

Các nhà báo địa phương cả gan, có vẻ gắn bó với quần chúng hơn là với đảng, đã viết về sự bất mãn bằng một ngôn ngữ càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Tuần trước, tờ báo Thanh Niên có số tiêu thụ lớn nhất đã đả kích cái lối mà giới lãnh đạo đảng dường như không biết cách giải quyết khi phải trực diện với cuộc xáo trộn kinh tế càng ngày càng chồng chất.

Trong phần bình luận tờ báo đã phang thẳng: “Tự hào về mức tăng trưởng 8 hay 9 phần trăm để làm gì nếu đời sống mọi người kém đi và dân nghèo càng nghèo hơn?”.

Hồi đầu tháng trước, tờ Vietnam News bình thường thì rất nhạt nhẽo, đã cho đăng tải một tiêu đề lớn trên trang nhất gây xôn xao dư luận và làm tăng thêm nhiều sự suy đoán về khả năng đứng vững của chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo này cũng được đăng tải trên các cơ quan ngôn luận khác của báo chí Việt Nam, nói rằng Bộ chính trị, là cơ quan đầu não của Ðảng Cộng sản đang cai trị Việt Nam, đã đưa ra những lời khuyến cáo. Việc này là nguyên nhân gây ra những suy đoán về ý nghĩa của nó đối với ông Dũng và nội các của ông ta khi bị Bộ chính trị nhắc nhở là phải làm gì.

Mọi người đều đồng ý rằng có một mối rạn nứt trong Bộ chính trị giữa người ủng hộ cho đường lối tiếp cận với quốc tế của ông Dũng và những kẻ muốn thúc đẩy cho một đường lối nặng về quốc gia, chẳng hạn như Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh.

Trước khi có cơn bão lốc kinh tế hiện tại, thì tư thế của Thủ tướng Dũng có vẻ rất vững vàng. Nhưng bây giờ có vẻ rõ ràng hơn là vị trí của ông ta có thể bị suy yếu nếu tình trạng kinh tế kém cỏi của Việt Nam không được sớm sủa đảo ngược lại.

****

Down and out
Roger Mitton

HANOI – It has happened before. In the early 1990s, there was tremendous excitement when Vietnam’s economic reforms (doi moi) kicked in. After decades of communist orthodoxy had almost bankrupted the nation, the change to more free-market policies had a startling impact. Living standards were transformed and a cavalcade of foreign investors, eyeing a new market of around 80 million people, flocked in.

But the bonanza soon fizzled out. Red tape, corruption, endemic anti-foreigner sentiment as well as Vietnam’s inflexible bureaucracy sent many investors fleeing.

Fast-forward to today when similar factors, compounded by poor economic management, have tarnished Asean’s new poster boy. Times are tough in Vietnam and getting tougher. And most people feel the government’s actions have been too little, too late.

Dr Nguyen Quang A, director of Hanoi’s Institute for Development Studies, said: ’The main reason for the economic downturn is the government’s poor and uncoordinated economic policies.’

Vietnam has the worst inflation rate in East Asia. Last month, it hit 21.4 per cent on an annualised basis. Its trade deficit, expected to top $25US billion ($34S billion) this year, puts it at the bottom of the regional league.

Dr Quang A said: ’The government always said an excess of imports over exports was quite normal. It concentrated so much on reaching a high growth rate without paying proper attention to the quality of growth.’

That short-sightedness has led to chronic income disparity, with rural and factory workers finding that while they may be earning a little more, their standard of living is, however, falling. That in turn has led to Vietnam suffering an ever-escalating series of strikes.

Last Monday, nearly 7,000 workers at a Taiwan-owned shoe company in Haiphong went on strike for more money and shorter working hours. A week earlier, 3,000 workers went on strike at a Chinese plastics factory north of Hanoi. And the industrial heartland around Ho Chi Minh City has seen strikes almost every week.

Factory workers typically earn about $55US a month. They say they can no longer survive on that kind of pay when their food and fuel bills are rising at 30 per cent and more.

As for Vietnam’s stock market, it is currently the world’s worst-performing bourse and has dropped 63 per cent over the past year.

Mr Phan Hong Quan, head of Europe Capital Securities in Hanoi, said: ’The reason for the downturn in the stock market is that the government’s macro-economic policies have been risky and inconsistent.’

Mr Jonathan Pincus, senior country economist for the United Nations Development Programme, said: ’Vietnam’s problems are worse than its neighbours’ because fiscal and financial discipline broke down in 2007 and it is taking longer than expected to reverse this.’

And in an ominous move, US rating company Standard & Poor’s recently slashed its outlook on Vietnam from stable to negative because of macroeconomic concerns.

Perhaps not unexpectedly, those concerns seem to have caught the government by surprise. After all, the country had enjoyed almost a decade of around 8 per cent growth yearly.

The country’s young consumers had eagerly embraced a ’spend now, pay later’ philosophy, clamouring for the latest Piaggio motorbike, Nokia cellphone and designer clothes. And it was hard to blame them, since the government too spent as if there were no tomorrow.

Naturally, the inflation rate rose and last November it hit double digits. At the time, the government insisted everything was under control and that it would soon tame inflation while maintaining a growth rate of 8 to 9 per cent.

That hope was soon shattered and the government has now dropped its growth target to 7 per cent. Few believe even that will be met.

Next month, when subsidies on fuel and other essentials will be lifted, inflation is expected to soar to more than 30 per cent.

Nor is there much hope that the stock market will rise from the dead or that the trade imbalance will lessen soon. Mr Pincus said: ’Vietnam’s trade deficit for the first quarter this year was $11US billion. On an annualised basis, this would be 40 per cent of GDP.

’The international markets are concerned that Vietnam cannot finance deficits of that size, and as a result, the local currency, the Vietnam dong, is weak.’

The ruling communist regime has also been weakened. There is a growing perception that it was the party’s economic mismanagement and inconsistent policies that have led to this crisis.

Emboldened local reporters, seemingly more in touch with the grassroots than the party itself, have reported discontent in increasingly strong language. Last week, the best-selling Thanh Nien daily lashed out at the way party leaders seem to be clueless in the face of mounting economic turmoil.

Its editorial thundered: ’What’s the point of boasting an 8 or 9 per cent growth rate if people’s lives get worse and the poor get poorer?’

Early last month, the normally bland Vietnam News carried a bold front-page headline that was such a bombshell it fuelled speculation over the viability of the government of Prime Minister Nguyen Tan Dung. The article, which was also carried in other sections of the Vietnamese media, said the politburo, the highest body of the ruling Vietnam Communist Party, had given economic advice. That caused speculation about what it meant for Mr Dung and his team to be told what to do by the politburo.

It is generally agreed that there is a split in the politburo between those who back Mr Dung’s internationalist approach and those who push a more nationalistic line, like party boss Nong Duc Manh.

Before the current economic turbulence, the Prime Minister had looked pretty solid. But it now seems clear that his position could be undermined if Vietnam’s ailing economy does not turn around soon.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.