’Hãy thả những người bị kết án và hủy bỏ cáo buộc đối với Lê Quốc Quân’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông Cáo Báo Chí

Hãy Thả Những Nhà Đấu Tranh Bị kết Án

Hủy Bỏ Các Cáo Buộc Đối Với Blogger Lê Quốc Quân

(New York, 9 tháng Giêng, 2013) – Việc Tòa Án Nhân Nhân tỉnh Nghệ An kết án và bản án cho 14 nhà đấu tranh vào ngày 9 tháng Giêng năm 2012 đánh dấu việc leo thang gay gắt của chính quyền để đàn áp giới đối kháng, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền tuyên bố như thế hôm nay. Việc kết án 14 người này nên được hủy bỏ ngay lập tức, cũng như những cáo buộc đối với blogger nổi tiếng, Lê Quốc Quân, bị bắt vào cuối tháng 12. Mười ba người trong số bị kết án lãnh án tù mỗi người từ 3 đến 13 năm, và bị quản chế 5 năm sau đó. Một người bị 3 năm tù treo, khiến anh có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào.

14 người này bị buộc tội sau khi tham dự khóa huấn luyện tại Bangkok do tổ chức bị cấm là Việt Tân đứng ra tổ chức. Mười một người bị buộc tội là thành viên của Việt Tân, trong khi đó ba người kia bị buộc tội hoạt động tích cực cho tổ chức này. Việt Tân là một tổ chức dấy động phong trào kháng chiến trong thập niên 80 chống lại chính quyền cộng sản Việt Nam, nhưng trong những thập niên gần đây hoạt động tranh đấu ôn hòa để cải tổ chính trị, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Cũng như nhiều vụ xử trước đây, chính quyền dựa trên những điều luật soạn thảo mơ hồ về an ninh quốc gia – trong vụ này là điều 79 của luật hình sự cấm cản mơ hồ những hành vi nhằm “lật đổ chính quyền” – để khởi tố những ai thực thi quyền làm người cơ bản.

Một số đông công an được điều động đến tòa án, cho thấy sự nhạy cảm của vụ xử này. Công an tạm bắt giam và xô xát một số blogger tìm cách tham dự tòa án.

“Việc kết án thêm những nhà đấu tranh ôn hòa là một thí dụ của một chính quyền ngày càng sợ ý kiến của chính người dân,” ông Brad Adams, giám đốc Á Châu sự vụ của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, lên tiếng. “Thay vì giam cầm những người chỉ trích, chính quyền Việt Nam nên vinh danh họ vì những nỗ lực của họ để nêu những vấn đề đất nước đang gặp phải mà ngay chính quyền cũng đã nhận diện.”

14 người bị kết án là Đặng Ngọc Minh, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Lê Văn Sơn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dung, và Trần Minh Nhật (xem tiểu sử của từng người trong phần phụ lục). Họ bị bắt giữ trong khoảng từ tháng Tám đến tháng Mười Hai 2011 và bị giam giữ hơn cả năm trời trước khi bị đem ra tòa.

Một số nghi can, gồm có Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Đình Cương, Hồ Đức Hòa, và Đặng Xuân Diệu, đã tham gia vào nhiều hoạt động thiện nguyện ở địa phương trong vùng Vinh, bao gồm những việc như khuyến khích phụ nữ không đi phá thai, nâng đỡ người nghèo và tàn tật, lập Tổ Chức Phát Triển Con Người vùng Vinh, và hoạt động bảo vệ môi trường. Những người khác, như Nông Hùng Anh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Oai, và Nguyễn Văn Duyệt, tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa liên quan đến Trung Quốc hoặc dính dáng đến việc ủng hộ cho nhà đấu tranh luật pháp Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa 2011 kết án ông chỉ vì thực thi quyền căn bản của mình. Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, và Hồ Văn Oanh tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân tại tỉnh Bình Dương, Hà Nội và Tp.HCM.

Ba người ít biết đến trong nhóm là Đặng Ngọc Minh, con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn và con trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, từ thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Theo bản cáo trạng thì vào tháng Tư 2010, Đặng Ngọc Minh và Nguyễn Đặng Minh Mẫn “dưới sự điều động của Việt Tân, mua sơn đen để sơn các chữ ’HS.TS.VN’ ở bên ngoài cổng và trên tường” của một trường học cũ ở xã Trung Ngãi, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long “nhằm khích động quần chúng biểu tình” để họ chụp hình và gửi cho Đảng Việt Tân.

“HS.TS.VN” viết tắt cho Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, là một trong những nguồn tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, một vấn đề mà nhà chức trách Việt Nam xem là nhạy cảm.

Nguyễn Đình Cương, Đặng Xuân Diệu, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dung, và Trần Minh Nhật đã viết blog cổ võ cho tự do ngôn luận và ủng hộ việc thiết lập một thể chế đa nguyên đa đảng. Trước khi phiên tòa diễn ra, Đặng Xuân Diệu đã tuyên bố, “Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm.”

Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền lên tiếng rằng trường hợp của Lê Văn Sơn (còn có tên là Paulus Lê Sơn), một blogger 27 tuổi đưa tin tức về tranh chấp đất đai, chính quyền địa phương hành hung các bạn hoạt động đồng hành, công an lộng hành, và kỳ thị đối với bệnh nhân HIV, cho thấy việc lạm dụng tòa án cho mục tiêu chính trị. Trước khi bị bắt, Lê Văn Sơn tìm cách tham gia các phiên tòa xét xử những nhân vật đối kháng khác, như nhà hoạt động luật nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ. Lê Văn Sơn đã viết, “Xét cho cùng, những người mà bị chính quyền quy kết cho tội “chống chính quyền” chính là những người đang đắp lại những chất liệu vô cùng quý giá để…. chỉ ra những vết nứt, những lỗ hổng, những hố tử thần sâu thẳm của một thể chế chính trị đang có nguy cơ sụp đổ.” Anh bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Đặng Xuân Diệu, bị cùng bản án, đã tuyên bố về những cáo buộc đối với anh, “Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm.”

Nhiều trong số 14 người có dính đến đến nhà thờ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và nhà thờ Kỳ Đồng tại Tp.HCM, là những nơi hậu thuẫn mạnh mẽ cho các bloggers và những nhà đấu tranh ôn hòa khác cho nhân quyền và tôn giáo. Trong hơn hai năm qua, cả hai nhà thờ thường xuyên tổ chức cầu nguyện để hỗ trợ cho những tù nhân lương tâm và những người bị bắt giữ vì niềm tin tôn giáo hay chính trị. Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Trần Minh Nhật, Thái Văn Dung, Nông Hùng Anh, và Lê Văn Sơn hoặc được nhà thờ huấn luyện về truyền thông hoặc đóng góp bài vở cho trang web. Dòng Chúa Cứu Thế là một dòng tu Công giáo sáng lập tại Ý năm 1732 và hiện nay hoạt động trên hơn 77 quốc gia trên thế giới.

Những nhà hoạt động Dòng Chúa Cứu Thế ngày càng có tiếng nói trong phong trào cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là ở những vùng có sự hiện diện của họ như Nghệ An, Hà Nội và Tp.HCM. Một số nhà thờ và giáo xứ Dòng Chúu Cứu Thế trở thành tụ điểm đối kháng. Những nhà hoạt động dính đến tôn giáo bị nhắm đến để bị bắt, bị xách nhiễu, hù dọa, luôn cả bị giới hạn đi lại, hành hung tàn bạo, và lực lượng an ninh vũ trang được điều động bao quanh các nhà thờ.

“Không rõ là những người bị kết án là vì có dính dáng đến Việt Tân, là thành viên của Dòng Chứu Cứu Thế, hay đơn thuần vì những hoạt động của họ”, ông Adams cho biết. “Dù lý do gì đi nữa, chính quyền bộc lộ nét chuyên chế đối với người dân của họ và thế giới khi tuyên bố những ai cổ vũ cho nhân quyền là mối đe dọa đối với nhà nước.”

Trường Hợp của Lê Quốc Quân

Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền đồng thời kêu gọi hủy bỏ các cáo buộc có động lực chính trị đối với nhà đối kháng nổi tiếng Lê Quốc Quân, bị bắt giữ vào ngày 27 tháng Mười Hai, 2012, chín ngày sau khi ông viết một bài có tựa đề “Hiến Pháp hay giao kèo điện nước?” Bài viết chỉ trích Quốc Hội vẫn duy trì điều 4 trong bản thảo của hiến pháp mới và những vấn đề khác liên hệ đến hiến pháp. Bài viết của ông mở đầu bằng, “Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.” Bài viết đã được đăng tải trên trang web BBC vào ngày 18 tháng 12.

Việc Lê Quốc Quân bị bắt giữ chỉ là một sự việc gần đây trong một chuỗi dài nỗ lực của chính quyền để chấm dứt các hoạt động cho nhân quyền, pháp trị của ông, luôn cả nỗ lực chuyển các cam kết chính thức về tự do tôn giáo thành một hiện thực. Ông Quân là một blogger viết nhiều đề tài, từ luật pháp cho đến quan hệ Việt-Trung. Ông bị bắt giam một khoảng thời gian trong năm 2007, bị liên tục hăm dọa bắt giữ trở lại sau đó, bị công an hạch hỏi và tạm giam, và bị những kẻ bí ẩn hành hung. Những cáo buộc có động lực chính trị về vụ thuế khóa đã được dùng để giam cầm những nhà đối kháng khác, kể cả blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày). Hai người thân của Lê Quốc Quân là người em trai Lê Đình Quản và em họ Nguyễn Thị Oanh, cũng bị tạm giam với cùng tội danh. Ông bị bắt giữ sau khi lưu truyền một bài bình luận lên án hiến pháp bảo đảm quyền lực độc tôn của Đảng Cộng Sản trong hệ thống chính trị Việt Nam.

“Chính quyền nhắm tấn công Lê Quốc Quân vì sức mạnh của tư tưởng ông và thực tế là nhiều người Việt đồng ý với ông”, ông Adams nói thêm. “Đã đến lúc các quốc gia viện trợ cho Việt Nam phải nói với chính quyền là họ không thể nào coi mọi chuyện như bình thường khi mà tiếp tục bắt nhốt những người mà họ chỉ muốn bày tỏ quan điểm và thúc đẩy quốc gia trên con đường dân chủ.”

 

Tiểu sử tóm gọn của 14 người bị kết án

Đặng Ngọc Minh, 55 tuổi, là một nhà nội trợ ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Bà bị bắt giữ ngày 2 tháng 8, 2011, bị cáo buộc ở khoản 2 điều 79, và kết án 3 năm tù và 2 năm quản chế. Bà Đặng Ngọc Minh là mẹ của Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, cả hai người con đều bị kết án.

Đặng Xuân Diệu, 33 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo và là doanh nhân từ Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ ngày 2 tháng Tám, 2011 tại Tp.HCM, bị buộc tội ở khoản 1 điều 79, và bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Hồ Đức Hòa, 38 tuổi, là một doanh nhân từ Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ ngày 2 tháng Tám, 2011, tại Tp.HCM, bị buộc tội ở khoản 1 điều 79, và bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Hồ Văn Oanh, 27 tuổi, là một sinh viên Công giáo từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ ngày 16 tháng Tám, 2011 tại Tp.HCM, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Lê Văn Sơn, viết blog dưới tên Paulus Lê Sơn, 27 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo và blogger. Ông bị bắt giữ ngày 3 tháng Tám, 2011 tại Hà Nội, bị buộc tội ở khoản 1 điều 79, và bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 27 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo từ Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Cô bị bắt giữ ngày 2 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 1 điều 79, và bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Cô là con gái của bà Đặng Ngọc Minh và là em gái của Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, cả hai đều bị kết án.

Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 32 tuổi, là công nhân từ Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ông bị bắt giữ ngày 2 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, bị kết án 3 năm tù treo. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là con trai của bà Đặng Ngọc Minh và là anh của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, cả hai đều bị kết án.

Nguyễn Đình Cương, 31 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo và là doanh nhân từ Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ vào ngày 24 tháng Mười Hai, 2011 tại Nghệ An, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Nguyễn Văn Duyệt, 32 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ vào ngày 7 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế.

Nguyễn Văn Oai, 31 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ vào ngày 2 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Nguyễn Xuân Anh, 30 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo từ Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ vào ngày 7 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Nông Hùng Anh, 29 tuổi, là một nhà hoạt động Tin Lành và là sinh viên từ Tp Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ông bị bắt giữ vào ngày 5 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Thái Văn Dung, 24 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo từ huyện Diên Châu, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt giữ vào ngày 19 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Trần Minh Nhật, 24 tuổi, là một nhà hoạt động Công giáo và là sinh viên từ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ông bị bắt giữ vào ngày 27 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79, và bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Nguồn: Human Rights Watch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.