Hàng ngàn cây thông chết rũ tại Thiên An, một “Formosa” thứ hai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(14.03.2017) – Nhiều vạt rừng thông lâu năm trong khu đất-nhà-rừng thông của Đan viện Thiên An được các Đan sĩ vun trồng, chăm sóc đang chết dần chết mòn, chết khô vì mất nhựa sống với những vết cắt hình chữ V hằn sâu xâm phạm đến thân cây, nhằm mục đích vắt kiệt nhựa – nguồn nuôi sống cây thông. Nguy cơ môi trường sinh thái tại Thiên An đang bị hủy diệt trong nay mai. Phải chăng một “Formosa” thứ hai sẽ tàn phà môi trường?

Hàng ngàn cây thông bị vắt kiệt nhựa, chết khô

Cánh rừng thông màu xanh bạt ngàn cách xa khu dân cư, ẩn mình trong rừng sâu và phủ kín Đan viện Thiên An đang dần chuyển sang màu vàng úa của những cây thông chết rũ do bị tước đoạt sự sống bởi những con người “cố tình” cầm dụng cụ sắc nhọn, tạo nên những vết cứa hình chữ V hằn sâu trên thân các cây thông – kể cả các cây đang phát triển – vét cạn nhựa sống của cây. Mất nhựa sống, cây sẽ không phát triển, tự chết khô.

Trong quy trình khai thác lấy mủ thông, phương pháp đẽo hình chữ nhật hoặc hình xương cá bằng dụng cụ chuyên dụng – không xâm phạm vào mạch gỗ – thường được sử dụng với mục đích vừa khai thác lấy mủ vừa nuôi dưỡng cây. Tuy nhiên, phương pháp chích nhựa, hoặc vạt hình chữ V dài khoảng 25 cm2 phạm sâu vào mạch gỗ như tình trạng hàng ngàn cây thông ở Thiên An hiện nay là cách thức lấy cạn nguồn nhựa cây, hủy diệt sự sống của cây.

Hàng ngàn cây thông xung quanh đập Chatađê – cách Đan viện Thiên An khoảng 700m, thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An – không những bị vạt sâu vào mạch gỗ vắt kiệt mủ, mà còn bị đốn hạ thay vào đó trồng xen kẽ các cây keo (tràm) trên diện tích này.

PNG - 377.7 kb
Những vết cứa hình chữ V hằn sâu trên thân các cây thông với mục đích lấy cạn nhựa sống, nguồn nuôi sống cây thông. Mất nhựa sống, cây sẽ không phát triển, tự chết khô.

PNG - 373.3 kb
Nhiều cây thông bị chặt, đốn trong rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An.

Rừng thông Thiên An có nguy cơ “biến” thành đồi núi trọc!

Theo đánh giá của các chuyên gia cho biết, khu vực đồi núi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đang dần biến thành đồi trọc do tập trung trồng, sản xuất cây keo (tràm) gây ra xói mòn đất, biến dạng đồi núi trơ ra những đồi đá, phá vỡ hệ sinh thái… Mặc dù giá trị kinh tế cây keo (tràm) không cao, nhưng dễ trồng và mau thu hoạch với chu kỳ khai thác cây keo (tràm) ngắn từ 5-7 năm.

Rừng thông mang lại nhiều giá trị ích lợi cho đất rừng hơn so với cây keo (tràm). Giá trị của rừng thông góp phần tích cực trong việc cải tạo đất, tạo nguồn nước, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, ổn định hệ sinh thái… Đặc biệt rừng thông trên đồi Thiên An – do Đan viện Thiên An quản lý và sở hữu hơn 107 hécta từ những năm 1940 – đóng một vài trò quan trọng “như lá phổi của thành phố Huế, tạo nên một môi trường sinh thái tốt lành, một mảng thiên nhiên phong phú, gia tăng vẻ xinh đẹp cho cảnh quan đất Thần kinh”.

PNG - 391.9 kb
Giới chức địa phương tự ý trồng cây keo (tràm) trong khu đất-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An, sau khi họ chặt-đốn-phá rừng thông của Đan viện.

“Ai” chặt, phá rừng thông của Đan viện Thiên An?

Vấn đề đặt ra ở đây “ai” đã “tiếp tay, bảo kê” cho người dân vạt thân cây thông vắt kiệt nhựa, chặt- đốn-phá rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An?

Các Đan sĩ Đan viện cho biết, giới chức cầm quyền luôn huy động người canh gác ngày lẫn đêm, kể cả ngày lễ tết cổ truyền của VN với mục đích theo dõi các sinh hoạt Tôn giáo của Đan viện, thậm chí họ không ngần ngại đưa phụ nữ xâm nhập vào nội vi Đan viện xúc phạm các thầy.

Đan sĩ Thiên An có quyền định đoạt các tài sản trên khu đất thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An. Tuy nhiên, nếu các Đan sĩ chỉ cần lợp mái tôn tại khu vực đồi Đức Mẹ, xây chuồng gà, chặt hoặc cưa một cây thông bị chết khô… ngay sau đó, rất nhanh, có rất đông công an, an ninh mặc thường phục, Bí thư xã, Chủ tịch xã, côn đồ, cán bộ Lâm trường Tiền Phong, … có mặt tại Đan viện, nơi xảy ra vụ việc. Họ đến lập biên bản, gây áp lực, khủng bố, sách nhiễu, ngăn cản không cho các Đan sĩ làm với lý do “không xin phép”, “xây dựng trái phép”…!

Thậm chí, cán bộ của Lâm trường Tiền Phong lập chốt trên đồi Đức Mẹ kèm theo bảng hiệu “trạm quản lý bảo vệ rừng”. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, bởi lẽ đồi Đức Mẹ thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện, và họ không được sự cho phép của các Đan sĩ.

Giả sử rằng, Lâm trường Tiền Phong được giới chức cầm quyền giao nhiệm vụ “quản lý bảo vệ rừng” thông của Đan viện Thiên An. Vậy họ lý giải như thế nào về việc hàng ngàn cây thông bị cứa lấy mủ, nhiều vạt thông bị đốn hạ để trồng cây keo (tràm) chỉ cách Đan viện Thiên An chưa đầy 700m… nơi họ được giao quản lý và bảo vệ? Nếu không có sự “đồng ý, tiếp tay, bảo kê” của giới chức cầm quyền địa phương, liệu có ai đó dám bén mảng vào khu vực rừng thông của Đan viện Thiên An để lấy mủ thông, trồng keo (tràm), chặt phá rừng với mục đích kinh tế? Hay, đây là kế hoạch “hợp thức hóa” và “biến” rừng thông của Thiên An thành đất tư?

Hành vi của những kẻ vạt thân cây thông vắt kiệt nhựa, chặt- đốn-phá rừng thông thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An được xem là hành vi có dã tâm, hủy diệt môi trường sinh thái thiên nhiên. Thêm một hành động tàn phá môi trường kiểu “Formosa” có bảo kê!

PNG - 283.3 kb
Hàng ngàn cây thông gần khu vực đập Chatađê – cách Đan viện Thiên An khoảng 700m, thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện từ những năm 1940 – đang chết rũ, sau khi bị giới chức địa phương vạt thân lấy cạn nhựa sống.

JPEG - 46.6 kb
Cán bộ của Lâm trường Tiền Phong lập chốt trên đồi Đức Mẹ kèm theo bảng hiệu “trạm quản lý bảo vệ rừng”, là hành vi vi phạm pháp luật, bởi lẽ đồi Đức Mẹ thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện, và họ không được sự cho phép của các Đan sĩ.

Giới chức cầm quyền thôn tính 107 hécta đất-nhà-rừng thông của Đan viện Thiên An

Như GNsP chúng tôi đã loan tin, sau năm 1975, giới chức cầm quyền địa phương luôn tìm mọi thủ đoạn tinh vi, vi phạm pháp luật “hợp thức hóa” 107 hécta nhà-đất-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của ĐVTA từ những năm 1940, tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Được biết, trước đây, do các Đan sĩ không quản lý hết 107 hécta đất-rừng thông, nên nhà cầm quyền quản lý nhưng không giao đất. Các Đan sĩ khẳng định, hơn 107 hécta đất-rừng thông của Đan viện Thiên An sử dụng ổn định, không có tranh chấp với bất kỳ ai, tổ chức nào từ năm 1940 cho đến nay. Tuy nhiên, với lòng tham lam, giới chức cầm quyền “lật lọng”, dùng mọi thủ đoạn “cướp” toàn bộ khu đất này, “tự ý” lấy đất của Đan viện “giao” cho các cá nhân, tổ chức có liên quan với nhà chức trách, sử dụng sai mục đích, điển hình như: hơn 63 hécta đất-nhà-rừng thông bị “cướp, chiếm” xây dựng khu du lịch hồ Thủy Tiên và hiện nay đang bỏ hoang, xuống cấp một cách trầm trọng; Nhà hàng Bội Trân; Nhà hàng Cát Tường Quân; Cty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong – trước đây là ngôi trường Thánh Mẫu…

Trong suốt nhiều năm qua, quý Đan sĩ làm nhiều đơn thư gửi đến các cấp có thẩm quyền từ địa phương đến trung ương, yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trả lại các tài sản mà họ đã “chiếm dụng, tiếp quản” sau năm 1976. Nhưng, cánh cửa quan và các quan tham vẫn “im hơi lặng tiếng”! Thậm chí, nhà cầm quyền còn cho côn đồ canh gác nhiều khu vực ở Đan viện và lộng ngôn với quý Đan sĩ rằng, “đi tu không lo đi tu mà còn đi cướp đất”!

Không những vậy, giới chức địa phương có nhiều hành vi mạ lị, xúc phạm đến biểu tượng của Giáo Hội Công Giáo là Thánh Giá. Họ “xông” vào nội vi Đan viện, “tự tiện” tháo dỡ cây Thánh Giá, đập nát tượng Chúa Giêsu chịu nạn và vứt bỏ trong rừng sâu. Sau một thời gian, các Đan sĩ tìm thấy Tượng thánh bị đập vỡ vụn và mang về lại.

Hiện nay, tại khu vực cây Thánh Giá có tượng Chúa Giêsu chịu nạn bị chính nhà cầm quyền cộng sản đập nát từng mảnh vụn, có nhiều bà con giáo dân khắp nơi đến hành hương kính viếng, cầu nguyện và nhang khói hàng tuần.
Tình trạng hàng ngàn cây thông bị vết cứa chữ V hằn sâu vào thân nhằm vắt kiệt nhựa sống, chặt-đốn-phá rừng thông của Đan viện Thiên An do nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế tiếp tay, bao che đang trong tình trạng báo động. Khu vực Miền Trung sẽ dần mất đi một môi trường sinh thái đa dạng, phong phú, hữu ích mang lại nhiều ích lợi cho cộng đồng dân cư. Trong khi Miền Trung nói riêng và quê hương VN nói chung đang phải oằn mình gánh chịu thảm họa hủy diệt nòi giống từ độc tố do Formosa xả thải ra biển, vào những ngày tháng 4.2016. Chính nhà cầm quyền đã tiếp tay, bảo kê, bao che cho thủ phạm Formosa tồn tại và hoạt động ở Việt Nam. Và, cũng chính nhà cầm quyền đang trực tiếp ra tay phá hủy môi trường sinh thái tại Thiên An, nơi các Đan sĩ kiên quyết giữ và bảo vệ đất cho Giáo Hội đến cùng.

Huyền Trang, GNsP
Ảnh: CTV GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.