HRW: Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ hơn 100 tù chính trị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

3-11-2017

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ chỉ vì họ “đã thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa.”

Một trang mạng mới của HRW dành riêng cho lời kêu gọi này được lập ra, trong đó nêu bật 15 trường hơp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York thúc giục các nhà lãnh đạo và đối tác thương mại quốc tế tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tuần sau ở Đà Nẵng lên tiếng kêu gọi “nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp một cách có hệ thống nhắm vào những người lên tiếng phê bình ôn hòa và bảo đảm các quyền căn bản về tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp, và tôn giáo cho người dân Việt Nam.

JPEG - 104.3 kb

Trong một thông cáo ra ngày 2/11, HRW đưa ra danh sách của 105 blogger và nhà hoạt động nhân quyền mà tổ chức này cho là Việt Nam đang giam giữ, trong đó có những phụ nữ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn được biết là blogger Mẹ Nấm – người bị kết án 10 năm tù giam nhưng được Đệ nhất Phu nhân Melania Trump trao vắng mặt giải Phụ nữ can đảm, Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước, và Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai bị kết án 20 tháng tù.

“Trong những lúc chụp hình chung hay ký kết hợp đồng thương mại với các lãnh đạo của nhà nước Việt Nam độc đảng, các quan chức nước ngoài tới Việt Nam dự APEC đừng nhắm mắt làm ngơ với hơn 100 tù nhân chính trị đang bị chính những nhân vật lãnh đạo Việt Nam đó giam giữ sau song sắt,” Giám đốc phụ trách châu Á của HRW Brad Adams nói trong thông cáo của tổ chức này.

“Ngay trong lúc Việt Nam đang thể hiện vai trò một nước chủ nhà thân thiện khi tiếp đón các phái đoàn quốc tế, nhà cầm quyền nước này lại gia tăng đàn áp bất cứ cá nhân nào có can đảm lên tiếng ủng hộ dân chủ và nhân quyền,” theo ông Adams.

Hơn 100 người đang bị Việt Nam giam giữ trong tù vì thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cho là nguy cơ đối với quyền lực độc tôn của mình. HRW cho biết “danh sách này gần như chắc chắn không thể đầy đủ, vì chỉ bao gồm những vụ xử án mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có khả năng thu thập.”

Trong vòng 12 tháng qua, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh “an ninh quốc gia” có phạm vi áp dụng quá rộng được dùng để trừng phạt những người lên tiếng chỉ trích, phê phán. Vụ gần nhất xảy ra ngày 17/10, theo HRW, khi công an bắt giữ nhà hoạt động vì môi trường Trần Thị Xuân ở tỉnh Hà Tĩnh với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

Những nhà hoạt động Việt Nam bị bắt thường bị tạm giam một thời gian dài trước khi xét xử mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay gia đình thăm gặp, HRW nhận định.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.