Gởi thư cho tù nhân lương tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua tôi gặp một lần cả chị Dương Thị Tân vợ của nhà báo Điếu Cày vừa mới đi thăm chồng về và anh Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân cũng đã đi thăm anh trai trước đó hai tuần.

JPEG - 67.5 kb

Chị Dương Thị Tân cùng với anh Trương Văn Dũng, hội Bầu Bí Tương Thân bị giữ lại bên ngoài trại giam số 6- Ảnh Bạch Hồng Quyền

Ngay trong ngày 14.8, chị Tân cùng con trai là anh Nguyễn Trí Dũng bay ra Vinh rồi đón xe lên nhà tù số 6 cách đó mấy chục cây số. Đến trước cổng trại giam vào buổi trưa cùng ngày, hai mẹ con chị đã thấy một số anh chị trong Hội Bầu Bí Tương Thân Hà Nội có mặt tại đó để chờ cùng gia đình chị vào thăm anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Thế nhưng trại giam chỉ cho mỗi một mình anh Nguyễn Trí Dũng là con trai của anh Điếu Cày vào thăm. Chị Tân cũng không được vào.

Theo như lời kể lại của Nguyễn Trí Dũng, anh Điếu Cày có gầy đi rất nhiều, anh cao đến 1,8m nhưng chỉ còn có 50 kg nên nhìn anh rất gày gò. Tuy nhiên, theo Dũng, tinh thần của anh Điếu Cày rất vững vàng. Anh dặn dò Dũng nhiều chuyện, trong đó khuyên gia đình vững tâm, đừng quá lo lắng về việc anh ở tù lâu hay mau. Trong tù, qua chương trình thời sự của truyền hình nhà nước, anh cũng sàng lọc và nắm bắt được nhiều thông tin về sự thay đổi của tình hình bên ngoài. Anh cho biết chưa có dấu hiệu gì từ nhà tù về việc anh được thả ra sớm, tuy nhiên anh hoàn toàn không trông mong vào điều đó. Ngoài quà của gia đình, anh Điếu Cày cũng nhận được quà của các tổ chức xã hội bên ngoài như Hội Bầu Bí Tương Thân…Chị Tân cho biết, anh Điếu Cày hoàn toàn không được phép nhận thư từ của gia đình cũng như của người thân quen, thư gởi đến cho anh đều bị giữ lại, điều nầy sai luật và vi phạm nhân quyền.

JPEG - 77.5 kb

Bạch Hồng Quyền: Trong khi quà gởi vào cho anh Điếu Cày rất khó khăn thì gia đình nầy lại được mang cả quạt máy vào cho người thân của mình trong tù. Ảnh chụp tại trại tù số 6 Nghệ an.

Ngược lại với Điếu Cày, LS Lê Quốc Quân đang bị giam ở nhà tù An Điềm Quảng Nam, theo như lời kể của Lê Quốc Quyết, lại được nhận thư từ của tất cả mọi người từ bên ngoài gởi vào. Dĩ nhiên tất cả thư đều bị kiểm duyệt và có thư bị giữ lại nếu bị cho có nội dung “không phù hợp”. Tuy nhiên theo anh Quyết, anh Lê Quốc Quân cũng được nhận thông báo về những lá thư không đến được tay mình.

Theo anh Lê Quốc Quyết, những người tù rất cảm động và sẽ vững tâm hơn khi nhận được những lá thư thăm hỏi của bạn bè từ bên ngoài. Theo luật pháp, người tù được hưởng quyền nầy, quyền được nhận thư và gởi thư ra bên ngoài. Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã viết nhiều là thư rất dài gởi ra ngoài cho cha mà blog nầy đã từng đăng lên như các bạn đã biết (xem đây và xem đây). Tuy nhiên hiện nay cũng còn nhiều nhà tù vi phạm điều nầy.

Qua gợi ý của chị Dương Thị Tân và anh Lê Quốc Quyết, tôi thấy rằng việc gởi thư vào các nhà tù cho các tù nhân lương tâm là điều rất cần thiết. Thư có thể đến hoặc không đến, nhưng chắc chắn người được gởi thư sẽ biết mình luôn có được sự quan tâm của mọi người.

Sau đây là địa chỉ của một số tù nhân lương tâm mà tôi mới tra tìm được qua mạng, xin được đăng lên đây để các bạn quen biết hoặc quan tâm đến ai thì viết thư về địa chỉ đó rồi gởi qua đường bưu điện. Danh sách nầy rất không đầy đủ, nên rất mong các bạn tra tìm và bổ sung thêm.

1 Đinh Nguyên Kha, SN 1988, 4 năm tù giam, Địa chỉ: Nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa Vũng Tàu
2. Đoàn Huy Chương, SN1985, 7 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Bình Dương (K2)
3. Dương Thị Tròn, SN 1947, 9 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Thanh Xuân, Hà Nội.
4. Lê Quốc Quân, SN 1971, 2,5 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam
5. Mai Thị Dung, SN 1969, 11 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Thành, Hà Nội
6. Ngô Hào, SN 1943 ,15 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Phước, tỉnh Phú Yên
7. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, SN 1982, 9 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
8. Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), SN 1952, 12 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
9. Nguyễn Văn Lía, SN 1940, 4,5 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai (K2)
10. Linh Mục Nguyễn Văn Lý, 1946, 8 năm tù giam.. Địa chỉ: Nhà tù Nam Hà, tỉnh Hà Nam
11. Phạm Viết Đào, 1951, 15 tháng tù giam. Địa chỉ: Hà Nội
12. Tạ Phong Tần, 1968 , 10 năm tù giam. Địa chỉ:Nhà tù Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
13. Trần Huỳnh Duy Thức,1965, 16 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
14. Trần Vũ Anh Bình, 1974, 6 năm tù giam. địa chỉ: Nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương
15. Trương Duy Nhất, 1964, 2 năm tù giam. Địa chỉ: Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An
16. Võ Minh Trí (NS Việt Khang),1978, 4 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai (K2)

… …

Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.