Giới Luật sư Việt Nam gửi thư ngỏ về thảm họa môi trường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THƯ NGỎ
VỀ THẢM HỌA Ô NHIỄM, HỦY HOẠI THỦY SẢN
4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư tham gia
Liên danh Phục vụ Công lý


Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2016


Kính gửi:
– Ông Trịnh Đình Dũng- Phó Thủ tướng Chính phủ

– Các cơ quan chức năng khác của Trung ương và địa phương (Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, các Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

Đồng kính gửi:
– Các ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ
– Liên đoàn luật sư và các luật sư trong cả nước
– Các chuyên gia, nhà khoa học và những người quan tâm đến thảm hoạ này
– Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh)

Chúng tôi, những tổ chức hành nghề luật sư và luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý – LDPVCL (một hình thức hợp tác, liên kết các tổ chức hành nghề luật sư để phục vụ cho khách hàng và cộng đồng xã hội) rất quan tâm đến thảm hoạ ô nhiễm, huỷ hoại thuỷ sản tại 4 tỉnh miền Trung, xin chia sẻ với những ngư dân bị ảnh hưởng về thiệt hại và lo lắng của bà con, đồng thời xin trình bày với các cơ quan chức năng và những người quan tâm những ý kiến và đề nghị sau về thảm hoạ này:

1/ Hiện các bộ ngành, địa phương đang quan tâm, giải quyết các vấn đề của thảm hoạ này, nhưng vẫn chưa kết luận được nguyên nhân, xuất phát của thảm hoạ này, dù loại trừ dịch bệnh, tác động do thiên nhiên và xác định chất độc khiến hàng loạt thuỷ sản ở 4 tỉnh chết (Theo cuộc họp báo của các bộ, ngành và địa phượng tại Hà Tĩnh chiều 23/4/2016). Chúng tôi đề nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo ngay Chính phủ cho phép thành lập Tổ công tác của Chính phủ khẩn trương giải quyết những vấn đề liên quan đến thảm họa này do chính Phó Thủ tướng làm tổ trưởng để tránh việc giải quyết thảm họa đang chậm trễ và rời rạc như hiện nay.

2/ Hiện dư luận cho rằng Công ty Formosa Hà Tĩnh (“Formosa”), chủ dự án lớn nhất của Khu kinh tế Vũng Áng (“ KKTVA”) gây ô nhiễm, gây ra thảm hoạ này vì việc cá chết hàng loạt phát hiện đầu tiên từ những điểm sát KKTVA này. Formosa thừa nhận hàng ngày xả 12.000 m3 nước thải ra biển và gần đây sử dụng 300 tấn hoá chất để cọ rửa hệ thống dẫn nước thải mà theo một số chuyên gia có những chất cực độc (báo Tuổi trẻ ngày 24/4/2016).

Mặc dầu vậy chúng tôi đề nghị báo chí và người dân không kết luận Formosa là thủ phạm thảm hoạ này cho đến khi các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xác định nguyên nhân, nguồn gốc và điểm xuất phát của thảm hoạ.

3/ Chúng tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương sớm công khai, cung cấp đầy đủ những giấy phép xả nước thải, các điều kiện kèm theo và cam kết của Formosa khi xả nước thải, kết quả so sánh trên thực địa cho những người quan tâm biết, trong đó có các luật sư chúng tôi.

Chúng tôi đề nghị Bộ Công thương chấp nhận những những chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn và kinh nghiệm tình nguyện tham gia kiểm tra việc chấp hành môi trường của Formosa, cho phép báo giới theo sát quá trình kiểm tra.

4/ Chúng tôi đề nghị Formosa cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho những ai quan tâm về việc Formosa chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, sẵn sàng tạo điều kiện cho các quan chức, nhà báo quan sát các công đoạn của hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải của Formosa, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc, câu hỏi liên quan cho các chuyên gia, nhà báo. Việc công khai minh bạch của Formosa sẽ giúp Formosa khẳng định họ không phải là tác nhân gây thảm họa này.

5/ Chúng tôi kêu gọi các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước giúp các cơ quan chức năng và dân chúng làm rõ những khía cạnh khoa học liên quan đến thảm hoạ này, cung cấp tài liệu, thông tin và kinh nghiệm về những vụ việc tương tự trên thế giới, tình nguyện tham gia nghiên cứu, phân tích và xác định những nguyên nhân, nguồn gốc, xuất phát điểm của thảm hoạ này, các biện pháp cần khắc phục.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam huy động những chuyên gia, nhà khoa học giỏi và có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu, phân tích và kết luận về thảm hoạ, các giải pháp cần làm ngay. Nếu trong một tuần nữa, các chuyên gia Việt Nam không thể xác định, kết luận về nguyên nhân và xuất phát điểm của thảm hoạ, chúng tôi đồng tình ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cần mời các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế có chuyên môn và kinh nghiệm giúp đỡ .

6/ Chúng tôi đề nghị Bộ Công an yêu cầu cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an xem xét vụ thảm họa này, cân nhắc khởi tố vụ án hình sự về những hành vi gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo các điều 182 và 188 Bộ luật Hình sự.

7/ Trong khi chờ đợi các chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền kết luận về thảm hoạ, chúng tôi đề nghị các đồng nghiệp luật sư trong cả nước, đặc biệt các luật sư đang hành nghề hoặc có quê quán tại 4 tỉnh có thảm hoạ tình nguyện hướng dẫn ngư dân trong việc thu thập chứng cứ, thiệt hại và trợ giúp pháp lý khác cho những việc liên quan đến giải quyết hậu quả của thảm hoạ. Chúng tôi thỉnh cầu Liên đoàn Luật sư Việt Nam sớm có văn bản gửi 4 đoàn luật sư và các luật sư trong cả nước đề nghị trợ giúp thiện nguyện cho các ngư dân.

8/ Hiện luật sư Đồng Hữu Phát, số điện thoại: 0935.072.536, địa chỉ: 139 Bùi Thị Xuân, Thành phố Huế và một số luật sư khác (có danh sách dưới đây) thay mặt các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư tham gia LDPVCL sẵn sàng nhận trợ giúp các ngư dân bị ảnh hưởng. Chúng tôi trân trọng đề nghị những ngư dân bị ảnh hưởng liên lạc theo các địa chỉ trên để được trợ giúp pháp lý. Chúng tôi cũng đề nghị những người nào có người thân, người quen là các ngư dân trong vùng thảm hoạ thông báo cho các ngư dân được biết về nội dung thư ngỏ này của chúng tôi và các địa chỉ trợ giúp. Chúng tôi sẽ sớm cung cấp thêm các số điện thoại và địa chỉ các luật sư và tổ chức hành nghề sẵn sàng trợ giúp.

Trân trọng.

Thay mặt các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư tham gia LDPVCL.
Luật sư Trần Vũ Hải
Luật sư Nguyễn Hoàng Trung

(Dưới đây là danh sách các tổ chức hành nghề Luật sư và Luật sư tham gia thư ngỏ và sẵn sàng trợ giúp pháp lý cho các ngư dân bị ảnh hưởng)

Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.