Formosa, cái gai khổng lồ trong mắt những dân biểu quan tâm môi trường tại Quốc hội Đài Loan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tường trình vể buổi tiếp xúc với các Uỷ ban Môi trường và Sức khỏe tại Quốc Hội Đài Loan

Trong khi buổi họp báo buổi sáng nhắm đến vận động dư luận công chúng Đài Loan và quốc tế qua truyền thông – và đồng thời gửi thông điệp mạnh mẽ trực tiếp đến Formosa ngay trước cửa nhà họ – thì buổi làm việc vào buổi chiều cùng ngày tại Quốc Hội Đài Loan nhắm đến lôi kéo nghị sĩ gần với người dân Việt Nam trong thảm họa môi trường biển Miền Trung.

Trước khi chúng tôi gặp các dân biểu Quốc Hội, phái đoàn có buổi trao đổi với Ts. Lai I-Chung, Phó Giám Đốc về Chính Sách Đối Ngoại tại Viện Nghiên Cứu Đài Loan (Taiwan Think Tank). Viện này đóng vai trò cố vấn cho chính phủ DPP. Một mặt chúng tôi muốn có thêm dữ kiện về chính trường Đài Loan để vận động hiệu quả, một mặt cũng để trình bày vấn đề Formosa từ gốc nhìn của người dân Việt Nam mong có sự hậu thuẫn từ giới trí thức chính trị có ảnh hưởng tại Đài Loan.

Những điểm chính rút từ cuộc trao đổi này:

– Giới chức trách Đài Loan có rất ít hiểu biết về đất nước, vấn đề Việt Nam dù họ có nhiều đầu tư tại nước ta. Từ trước đến nay Đài Loan hầu như tập trung nhiều về những quốc gia như Nhật, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

– Chính sách Hướng Nam Mới của chính phủ DPP không chỉ muốn đến gần hơn với các nước trong khối ASEAN về mặt kinh tế mà còn cả văn hoá, con người, trong đó Việt Nam, Philippines, Indonesia là những nước ưu tiên.

– Trong cương vị là Republic of China, Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước, nên việc gây áp lực với Hà Nội qua ngã này không dễ. Chưa nói đến Đài Loan chưa chắc muốn gây khó cho các quan hệ này.

JPEG - 154.5 kb
Phái đoàn chụp với Dân Biểu Chen, các phụ tá và 2 tổ chức cùng đứng chung vào chiến dịch này tại Đài Loan là EJA và Văn phòng Pháp lý về Người lao động và Cô dâu Việt tại Đài Loan.

Trang bị với những kiến thức trên chúng tôi chuẩn bị khi đến Quốc Hội sẽ trình bày sao cho thuyết phục để họ thấy nếu đứng về phía người dân Việt Nam trong vụ Formosa sẽ tốt cho họ.

Dự tính sẽ họp riêng với từng Uỷ ban, nhưng khi đến chúng ta thấy tất cả gom vào thành một buổi họp lớn. Khi buổi họp bắt đầu diễn ra, chúng tôi nhận ra rằng những dự tính “thuyết phục” họ đến gần phe ta không cần thiết nữa. Thay vào đó buổi họp trở thành một buổi tham mưu những bước để áp lực Formosa. Và hai bên đang cần nhau.

Tại buổi họp có mặt của Chủ tịch Uỷ ban về Môi Trường và Phát Triễn Bền Vững – dân biểu Hon. Man-li Chen; thành viên của Uỷ ban Sức khoẻ công chúng và môi trường, DB. Kuen-yuh Wu. Vì đang đi xa, nên DB Chih-Feng Su đã gửi phụ tá đến tham dự. Một chi tiết lý thú là những dân biểu này và phụ tá của họ (tất cả thuộc Đảng DPP) đều đã có quá trình tìm cách áp lực công ty Formosa chịu trách nhiệm trước những sai trái họ đã từng gây ra tại Đài Loan và những nơi khác như Miên.

[Trong bài tới chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về buổi họp và những thách thức chúng ta phải đối diện khi vận động chính phủ Đài Loan trong vụ Formosa]

Angelina Trang Huỳnh tường trình từ Đài Bắc

Nguồn: Facebook Angelina Trang Huỳnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.