Diễn tập chống khủng bố trên Sông Hồng: Trò diễu dở của công an CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các báo đài của Cộng sản Việt Nam loan tải một cuộc diễn tập mà họ gọi là “chống khủng bố” trên sông Hồng xảy ra vào sáng ngày 10 tháng 11, với sự chủ tọa đặc biệt của hai ông bộ trưởng Lê Hồng Anh (công an) và Phùng Quang Thanh (quốc phòng). Báo Tuổi Trẻ đã loan tải về cái gọi là “tình huống giả định” của công an dẫn đến cuộc diễn tập này như sau: “Một nhóm khủng bố thuộc tổ chức khủng bố VT bị lực lượng cảnh sát giao thông truy đuổi đã điên cuồng bắn trả và tấn công tàu du lịch sông Hồng HN – 0504 tại khu vực bến tàu du lịch sông Hồng, Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khống chế lái tàu, hành khách, nhân viên làm con tin, buộc lực lượng chống khủng bố phải bao vây, thực hiện các phương án tấn công, giải cứu con tin.”

Việc chế độ huy động 1 ngàn người gồm công an, quân đội và nhân viên thành phố Hà Nội để tham gia vào cuộc diễn tập, nhất là huy động báo đài đến thu tin và loan tải rùm beng cho chúng ta thấy là đây không phải là cuộc diễn tập chống khủng bố bình thường mà công an CSVN đã có một dụng ý khác.

Thứ nhất là tại sao CSVN không tổ chức cuộc diễn tập này sớm hơn, có thể là vào tháng 8 hay tháng 9 năm 2010 vì trong tháng 9 và 10 vừa qua, đã có hàng chục ngàn du khách, ký giả và nhất là những quan chức cao cấp của các nước đến Thủ đô Hà Nội dự Hội Nghị cấp cao ASEAN và lễ hội 1000 năm Thăng Long. Vì những lễ hội xảy ra vào thời điểm như vậy nên cần phải diễn tập trước để ngăn ngừa. Bây giờ hết lễ lại mang nhau ra diễn tập, thì ngoài việc “biểu diễn” cho nhau coi, còn có mục đích gì?

Thứ hai là tại sao CSVN lại gọi xách mé VT là tổ chức khủng bố và dùng VT làm giả định cho cuộc diễn tập nếu không phải mục tiêu cố ý của họ là tạo ra “ấn tượng” Việt Tân là một mối đe dọa về khủng bố. Từ nhiều năm nay, CSVN đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào đế chứng minh cáo buộc của họ; trong khi đó, chủ trương và những hoạt động của Việt Tân cho thấy họ là một tổ chức đấu tranh ôn hòa, bất bạo động. Chính những cáo buộc vô căn cứ này của CSVN đã khiến dư luận thế giới coi thường và nhìn rõ hơn bản chất gian trá của chế độ.

Thứ ba là công an CSVN rất bực tức về việc VT đã xuất hiện công khai tại công viên Lý Thái Tổ ngay trung tâm thủ đô Hà Nội vào trưa ngày mồng 9 tháng 10, cao điểm của lễ hội Ngàn năm Thăng Long. Trong buổi xuất hiện này, đảng viên VT đã phát áo mũ, giăng biểu ngữ và phổ biến lời kêu gọi “Vì Thăng Long Ngàn Tuổi – Chống Hiểm Họa Bắc Triều” với đông đảo đồng bào hưởng ứng. Trong việc thực hiện công tác này, công an CSVN chỉ bắt giữ được một người trong số 4 người từ hải ngoại về phối hợp công tác với nhiểu đảng viên VT trong nước, đó là bà Võ Hồng, một cán sự xã hội từ Úc Châu, khi bà đã xong công tác và đang chờ lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất để rời Việt Nam vào tối ngày 9 tháng 10. Công an CSVN kết án bà Võ Hồng là khủng bố và giam giữ 10 ngày, nhưng cuối cùng không đưa được bằng chứng nào về khủng bố và dưới áp lực của Bộ ngoại giao Úc, CSVN đã phải trả tự do cho bà Võ Hồng.

Vì thế, cuộc diễn tập nói trên cho thấy là CSVN muốn dùng hệ thống báo đài của chế độ để bêu rếu đảng VT nhằm trả thù về việc đã không ngăn chận được sự xuất hiện của VT tại công viên Lý Thái Tổ và muốn tạo “ấn tượng khủng bố” lên Việt Tân để “chứng minh” với thế giới rằng sự “đe dọa khủng bố” này là có thật, đồng thời “cảnh báo” đồng bào không nên liên kết với “khủng bố”.

Khi chế độ phải sử dụng cả hệ thống báo đài và cuộc diễn tập chống khủng bố lên đến hàng ngàn người như vậy cho thấy là CSVN đang ở bước đường cùng trong nỗ lực xuyên tạc, bôi nhọ Việt Tân nói riêng và phong trào đấu tranh dân chủ nói chung. Các nhà dân chủ yêu nước và tranh đấu ôn hòa đều bị Hà Nội gán ghép tội “trốn thuế”, “đánh người”, “chơi gái”, “quấy rối, chống phá, lật đổ nhà nước CHXHCN”. Thái độ xuyên tạc một cách lộ liễu và ấu trĩ như vậy của CSVN đã nói lên mối lo của chế độ trước sự lớn mạnh của phong trào đối kháng, và sự bất mãn, căm phẫn của người dân đang lan tỏa khắp nơi.

Nếu là một chính quyền đúng nghĩa “của dân và vì dân” và thành phần lãnh đạo có trí tuệ, trông xa nhìn rộng thì sẽ không có những hành xử kiểu trẻ con như cuộc diễn tập mang Việt Tân ra làm giả định. Dù CSVN không chấp nhận những đảng phái hay lực lượng chính trị đối lập; nhưng không phải vì thế mà có thái độ xem thường hay có những hành vi xúc phạm đến những tổ chức như đảng Việt Tân, Khối 8406, đảng Dân Chủ Nhân Dân… đang được quần chúng Việt Nam ở trong và ngoài nước ủng hộ.

Mỗi một tổ chức, đảng phái chân chính ra đời đều có những sứ mệnh lịch sử của nó. Sứ mệnh của đảng Việt Tân hay của những lực lượng dân chủ khác đều đã minh định rất rõ là không chấp nhận sự cai trị độc tài của đảng CSVN, đấu tranh để xây dựng một xã hội Việt Nam tự do dân chủ, nhân bản và thái hòa bằng phương pháp ôn hòa, bất bạo động. Sứ mệnh này không chỉ để phục vụ riêng cho đảng Việt Tân hay cho một giai cấp nào mà là để mang lại tự do dân chủ cho toàn dân và sự độc lập cho đất nước.

Chính vì sứ mệnh cao cả này mà đảng Việt Tân đã bị CSVN cố tình gán ghép là khủng bố, và trong sự túng quẫn cùng cực không trưng ra được bằng cớ, Hà Nội đã phải nguỵ tạo dữ kiện. Ví dụ vào tháng 11 năm 2007, công an Sài Gòn đã bỏ một khẩu súng ngắn và 13 viên đạn vào hành lý của ông bà Phan – Thịnh, Việt Kiều từ Mỹ về thăm nhà tại phi trường Tân Sơn Nhất, để ép buộc ông bà này phải khai là đã mang súng về Việt Nam theo chỉ thị của Việt Tân. Bây giờ, công an Hà Nội lại gây “ấn tượng” bằng cách diễn tập chống khủng bố với đối tượng “giả định” là VT trên sông Hồng.

Não trạng của công an CSVN quả là đang bị vi trùng “u mê” khủng bố trầm trọng! Họ điên cuồng ngăn chặn vòng quay tất yếu của lịch sử trong tiến trình tồn vong của dân tộc, đó là loại bỏ đi những thành phần phi chính nghĩa; nhưng chính những hành xử phi lý và vô nhân bản đó của chế độ Hà Nội lại chỉ làm gia tăng sức bật của Phong trào dân chủ mà thôi.

Qua cái gọi là cuộc diễn tập chống khủng bố trên sông Hồng, Hà Nội chỉ tự bôi thêm lọ vào khuôn mặt đã lem luốc của mình trước dư luận trong ngoài nước mà thôi.

Trung Điền
Ngày 11/11/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.