Danh sách tuyệt thực ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ (cập nhật liên tục)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếng báo động thống thiết của Ls. Nguyễn Thị Dương Hà về việc tuyệt thực của Ts. Cù Huy Hà Vũ trong nhà tù từ ngày 26/5/2013 đã và đang rung động lòng người khắp nơi. Sau đây là danh sách những con dân Việt tuyệt thực để sát cánh ủng hộ Nhà Yêu Nước Cù Huy Hà Vũ và gia đình.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn

JPEG - 8.9 kb

Bs. Phạm Hồng Sơn sinh năm 1968, quê quán tại tỉnh Nam Định; tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1992. Ông đã lập gia đình và có hai con.

Ông Phạm Hồng Sơn đã dịch một bài viết đăng trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam mang tựa đề “Thế nào là dân chủ”. Ông đã phổ biến bản dịch này bằng cách gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bạn hữu và một số website. Vì bản dịch này mà Bs. Phạm Hồng Sơn đã bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp. Ông được giảm án trong phiên xử phúc thẩm ngày 26/8/2003 xuống còn 5 năm tù và 3 năm quản chế. Nhờ sự vận động của chính phủ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu và các tổ chức nhân quyền, ông đã được thả vào cuối tháng 8 năm 2006.

Vào ngày 10/6/2013 Bs. Phạm Hồng Sơn bắt đầu cuộc tuyệt thực ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ kéo dài 7 ngày tại nhà riêng ở số 21, ngõ 72B Thụy Khuê, Hà Nội.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân

JPEG - 49.8 kb
Ts. Nguyễn Quốc Quân tuyệt thực dưới mưa trước Tòa Bạch Ốc, thành phố Washington DC, Hoà Kỳ. Bà Mai Hương, hiền thê của Ts. Quân luôn sát cánh bên chồng trong mọi nỗ lực tranh đấu cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân dạy học tại Kiên Giang từ năm 1976 đến 1981. Vượt biển định cư tại Hoa Kỳ và tốt nghiệp tiến sĩ Toán tại North Carolina State University năm 1987. Ông tham gia Đảng Việt Tân từ năm 1988. Là một trong những sáng lập viên Hội Chuyên Gia Việt Nam, ông thường xuyên sinh hoạt gần gũi với giới trẻ hải ngoại cũng như quốc nội để chia sẻ về hiện trạng và nỗ lực cần có trong tiến trình dân chủ hoá đất nước.

Ông Quân bị bắt tại Việt Nam tháng 11 năm 2007 trong một chuyến công tác quảng bá phương pháp đấu tranh Bất Bạo Động và bị giam 6 tháng. Do sự vận động của người Việt khắp nơi và áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải trả tự do cho ông. Sau khi ra khỏi nhà tù CSVN vào năm 2008, ông vẫn thường xuyên ra vào Việt Nam để tiếp tục quảng bá phương pháp đấu tranh bất bạo động. Ông bị CSVN bắt lần thứ hai ngay khi về đến Phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 17 tháng 4 năm 2012 với tội danh “khủng bố”; nhưng 4 tháng sau, CSVN tự động đổi thành tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” khi thấy những cáo buộc khủng bố quá phi lý. Một lần nữa, trước áp lực nặng nề của công luận Việt Nam và quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội đã buộc phải thả ông ra sau 9 tháng giam giữ. Ông được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2006 cho đến nay. Nguyện vọng của ông là được sống phần đời còn lại tại Việt Nam ngay sau khi đất nước thực sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Ts. Nguyễn Quốc Quân đã bắt đầu tuyệt thực trước Tòa Bạch Ốc, thành phố Washington DC 3 giờ chiều ngày 10/06/2013 để góp phần khuấy động công luận quốc tế về tình trạng của Ts. Cù Huy Hà Vũ trong lao tù.

Kỹ sư Đỗ Thành Công

JPEG - 35.5 kb
Ks. Đỗ Thành Công tuyệt thực trước Sứ quán CSVN tại San Francisco

Kỹ sư Đỗ Thành Công sinh năm 1959, vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981 và sau đó định cư ở Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tại trường California Polytechnic University, Pomona. Năm 1990, ông tham gia vào Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, một tổ chức công khai tranh đấu cho dân chủ của người Việt hải ngoại. Năm 2002, ông sáng lập Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam, với mục tiêu kết nối các nhà hoạt động dân chủ trong nước.

Năm 2003, ông Đỗ Thành Công liên kết với một số nhà hoạt động dân chủ trong nước và bí mật thành lập Đảng Dân Chủ Nhân Dân. Ngày 14/08/2006, ông bị bắt tại Phan Thiết trong một chuyến về Việt Nam để liên lạc với các thành viên ĐDCND. Kể từ khi bị bắt, ông Đỗ Thành Công đã tuyệt thực suốt 38 ngày để đòi được trả tự do. Dưới sức ép của chính giới Hoa Kỳ và của cộng đồng người Việt hải ngoại, Cộng Sản Việt Nam đã buộc lòng phải thả ông Đỗ Thành Công. Ông rời khỏi Việt Nam ngày 21-09-2006. Sau khi trở lại Hoa Kỳ, ông tiếp tục công cuộc tranh đấu cho dân chủ và yểm trợ các thành viên ĐDCND đang hoạt động bí mật trong nước.

Ngày 14/6/2013 Ks. Đỗ Thành Công đã tuyệt thực trước sứ quán CSVN tại San Francisco, tiểu bang California, Hoa Kỳ, để đánh động dư luận quốc tế về trường hợp Ts. Cù Huy Hà Vũ.

Blogger Phạm Thanh Nghiên

JPEG - 20.9 kb

Chị Phạm Thanh Nghiên sinh năm 1977, cư trú tại thành phố Hải Phòng. Từ năm 2007, chị đã lên tận Hà Nội tham gia biểu tình cùng với hàng trăm sinh viên, học sinh để phản đối Trung cộng chiếm Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 2008, chị Phạm Thanh Nghiên còn lặn lội vào tận Thanh Hóa để thăm hỏi các ngư dân bị cướp bóc giết hại bởi Tàu cộng và viết bài phóng sự nổi tiếng mang tên “Uất ức – biển ta ơi” tố cáo tội ác của Trung cộng và sự vô tâm của nhà cầm quyền CSVN. Chị Phạm Thanh Nghiên còn tọa kháng tại nhà để phản đối “công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng” 50 năm trước. Chị bị bắt tháng 9/2008, và vì thái độ quyết liệt không chịu nhận tội để được khoan hồng trước tòa án cũng như qua các buổi thẩm vấn điều tra của công an đã đưa đến bản án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Chị được ra khỏi tù vào tháng 9/2012.

Chị Phạm Thanh Nghiên sẽ tuyệt thực tại nhà riêng ở số 17, đường Liên khu Phương Lưu 8, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng. Vì điều kiện sức khỏe không tốt nên chị cho biết sẽ tuyệt thực làm hai đợt, mỗi đợt 3 ngày. Đợt 1 từ ngày 16/6 đến 19/6/2013. Đợt hai từ 20/6 đến 23/6/2013 để “…không chỉ bày tỏ sự khâm phục và sẻ chia tinh thần tranh đấu của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn mà còn muốn gửi đi thông điệp của riêng tôi rằng: Không một ai phải độc hành trên con đường tìm kiếm Tự do và Công bằng cho dù người đó đang trong chốn ngục tù”.

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm

JPEG - 37.9 kb

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, pháp danh Nhật Quang Minh, cựu tù nhân lương tâm, trụ trì chùa Quang Minh (PGHH) tại huyện Chợ Mới, An Giang. Ông Liêm đã nhiều lấn lấy tính mạng bảo vệ chùa Quang Minh từ năm 1975 cho đến nay, bị tù đày trên 10 năm tù, từng lóc thịt mình để tỏ lòng quyết tâm bảo vệ ngôi chùa PGHH khi nhà cầm quyền CSVN muốn phá bỏ ngôi chùa. Khi bị giam tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), ông đã từng tuyệt thực 53 ngày để chống lại sự giam giữ hà khắc của trại giam.

Ông Võ Văn Thanh Liêm đã quyết định cùng tuyệt thực với Ts. Luật Cù Huy Hà Vũ, đang bị giam tại trại giam Thanh Hóa. Tuyệt thực bắt đầu từ ngày 11/6/2013 đến hết ngày 17/6/2013. Đồng thời ông cũng cầu nguyện cho những nhà đấu tranh Tôn giáo, các nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ trong lao tù cộng sản được bình an.

– – –

Sau đây là hình ảnh các đoàn tuyệt thực khắp nơi ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ:

San Francisco

JPEG - 53.7 kb

JPEG - 64.8 kb
Trong số đồng bào tuyệt thực có sự góp mặt của cựu Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Ks. Đỗ Thành Công, và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy

Nam Úc

Houston, Hoa Kỳ

Nam California, Hoa Kỳ

Brisbane, Úc Châu

Và sau đây là hình ảnh một số anh chị em blogger và FBer đồng hành tuyệt thực cùng Ts. Cù Huy Hà Vũ:

JPEG - 57.4 kb
FBer Vn Lpd tuyệt thực tại gia (Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid

JPEG - 54.6 kb
FBer Huỳnh Kim Ngọc tuyệt thực tại gia ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=625483874130943

JPEG - 46.5 kb
Anh Nguyễn Văn Dũng tuyệt thực ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ và để “… góp sức mình vào việc tạo áp lực đòi nhà chức trách thực thi đúng pháp luật về chế độ nhà tù đối với người tù này”. (Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=625555)

JPEG - 67.8 kb
FBer Yeu NuocViet: “Hy vọng cuộc tuyệt thực lần này sẽ góp phần đồng hành cùng anh Vũ trong cuộc đi tìm công lý lần này. Anh có thể nằm xuống ?! Em có thể ngã xuống ?! Nhưng hy vọng nhân dân sẽ đứng lên!” (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=545

Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục danh sách này trong thời gian Ts. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực.

BBT-WebVT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.