Dân Số Việt Nam Tăng Đột Biến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo bản xếp hạng về tình hình dân số của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới trong năm 2004 thì Việt Nam đứng hàng thứ 13 với 82 triệu 689 ngàn 518 người (tham khảo web site http://www.census.gov/cgi-bin/ipc/idbrank.pl ). Trong vòng 10 năm qua (1994 – 2003), Việt Nam đã khắc phục được tỷ lệ sinh sản giảm từ 28 phần ngàn xuống còn 19 phần ngàn với tỷ lệ phát triển dân số được ghi nhận là 1,2% hàng năm so với 10 năm trước đây là 2%. Đây là một nỗ lực đáng ca ngợi, đối với một quốc gia nông nghiệp chậm tiến và nền giáo dục còn lạc hậu. Điểm đáng nói là từ năm 1960, số con trung bình cho một người phụ nữ trong tuổi sinh đẻ ở Việt Nam là 6,69; năm 1975 là 5,25; năm 1989 là 3,8; năm 1994 là 3,1 và năm 1999 xuống còn 2,1. Từ nỗ lực này, số dân tăng thêm hàng năm đã giảm từ mức 1,5 đến 1,6 triệu người xuống còn 1,1 đến 1,2 triệu. Tuy nhiên, theo kiểm tra dân số vào năm 1999, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cho thấy là đa số các gia đình Việt Nam vẫn muốn sinh ba. Tình trạng này không chỉ phổ biến ở các vùng nông thôn như trước đây mà đã bắt đầu gia tăng ở thành thị trong những gia đình của các công nhân viên chức nhà nước.

JPEG - 10.8 kb
Cảnh chờ đợi ngả ngốn ngoài phòng Phụ sản tại Viện C, Hà Nội (09/2004)

Do đó mà nỗ lực giảm tỷ lệ sinh sản của Việt Nam từ sau năm 2000 đang đứng trước nguy cơ tăng dân số trở lại với những kỷ lục được ghi nhận như: 1,35% (2001); 1,32% (2002); 1,47% (2003). Theo thống kê trong toàn quốc thì số trẻ mới sinh trong 6 tháng đầu năm 2004 là 514.319 trẻ tăng 7.434 trẻ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số trẻ mới sinh là con thứ ba trở lên đã lên tới 66.396 trẻ, tăng 1.989 trẻ. Theo bà Trần Thị Mai Hạnh, Phó vụ trưởng vụ truyền thông – giáo dục của Ủy ban dân số Việt Nam thì đây là những con số cảnh báo đáng lo ngại về tình trạng tăng dân số hiện nay. Trong khi tỷ lệ sinh sản gia tăng nhanh, nhưng chất lượng dân số và giống nòi của những đứa trẻ mới sinh không thay đổi là bao nhiêu. Chất lượng dân số được thể hiện bằng chỉ số phát triển con người (HID) bao gồm tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục, thu nhập thực tế trên đầu người. Theo khảo cứu của Tiến sĩ Vương Tiến Hòa thuộc Đại học Y Khoa Hà Nội vào năm 2003 thì thực trạng chất lượng dân số Việt Nam hiện nay là:

- Tỷ lệ trẻ thấp cân khi sinh (<2.500g) là 8%
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 36,7%
- Số năm học bình quân đầu người thấp : 20% (trong khi các nước khác là 50%)
- Bình quân lợi tức đầu người mới khoảng 400 USD/Năm.

Với những dữ kiện nói trên, tính ra chỉ số phát triển con người Việt Nam mới chỉ đạt 0,691 điểm là một chỉ số còn quá khiêm tốn, đứng hàng thứ 122 trong số 174 quốc gia và khu vực trên thế giới. Theo Tiến Sĩ Vương Tiến Hòa thì để khắc phục những yếu kém nói trên, Việt Nam phải duy trì được quy mô gia đình nhỏ, ít con mới bảo đảm mọi mặt hầu giúp cho trẻ phát triển tốt và như vậy mới có thể bảo đảm nâng cao chất lượng dân số.

Trong hội nghị về dân số vào ba ngày 20, 21, 22 tháng 9 năm 2004 tại Thành phố Sài Gòn, Ủy Ban dân số, gia đình và trẻ em đã thảo luận về một số giải pháp để hạn chế tình trạng gia tăng dân số trong những năm trước mặt. Theo Ủy ban dân số Việt Nam thì việc dân số gia tăng đột biến có một số nguyên nhân.

Thứ nhất là họ đổ lỗi cho việc thay đổi cơ chế khi trung ương cho sát nhập Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình với Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em vào năm 2001 khiến cho việc hướng dẫn công tác từ trung ương xuống địa phương bị giao động và thả nổi trong nhiều năm. Thậm chí là nhiều địa phương đã không thi hành các hướng dẫn từ trung ương, cũng như không thành lập Ủy ban dân số cấp huyện nên việc tuyên truyền các biện pháp ngừa thai đến từng người dân đã bị bỏ trống.

Thứ hai là sau những thành công về công tác dân số, một số nơi cán bộ lãnh đạo đã thỏa mãn thành tích, lơ là không tập trung vào việc giảm sinh.

Thứ ba là họ đã đổ lỗi cho việc chính quyền ban hành Pháp Lệnh Dân số vào tháng 5 năm 2003 đã là nguyên nhân rất lớn gây tác động cho việc gia tăng dân số. Theo Ủy ban dân số thì điều 10 khoản a của Pháp Lệnh Dân Số có ghi rằng ’các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con và thời gian sinh con. ..’, khiến người dân cho rằng có thể sinh đẻ tự do. Nhưng tại điều 10 khoản b có ghi rằng ’sinh đẻ theo đúng kế hoạch hóa gia đình’ thì đã bị lờ đi. Sự kiện này đã làm xôn xao dư luận một thời và sau đó chính quyền đã công bố bản giải thích về Pháp Lệnh Dân Số, với sự khẳng định là ’mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con’; nhưng không mấy ai chú ý. Thậm chí các Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng đã không tiếp tay tuyên truyền về nội dung bản giải thích này, khiến cho mọi người dân điều nghĩ trong đầu là .. . sinh đẻ tự do.

Thứ tư là việc phân bố ngân sách cho công tác dân số được chuyển thẳng về cho Ủy ban nhân dân các địa phương, chỉ tiêu như thế nào do Ủy ban nhân dân tỉnh đó quyết định. Không ít địa phương đã sử dụng tiền này vào việc khác và công tác dân số đã bị mờ nhạt dần đến việc tăng dân số.

Ông Nguyễn Thiện Trường, phó chủ tịch Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em đã đưa ra kế hoạch tăng cường chiến dịch sức khoẻ sinh sản cho 38 tỉnh, thành phố có đông dân và cung cấp các gói kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân trong năm 2004 và 2005. Ngoài ra, Ủy ban còn cung cấp 2 tỷ đồng cho công tác truyền thông để hạn chế mức sinh của 38 tỉnh, thành ngoài kinh phí thường xuyên. Theo ông Nguyễn Thiện Trường thì kinh phí dành cho các chiến dịch tăng cường sức khoẻ sinh sản cho người dân trong năm 2005 lên đến 69 tỷ đồng và mục tiêu phải đạt là một gia đình chỉ đẻ từ 1 đến 2 con. Tuy nhiên, ông Trường vẫn than là cơ chế quản lý chương trình dân số đang bị phân tán nguồn lực và tổ chức còn lỏng lẻo.

Lược qua tình hình dân số gia tăng đột biến trong những năm gần đây, cho thấy là đáng quan tâm. Khi đất nước còn nghèo và xã hội còn quá lạc hậu, sự gia tăng dân số không chỉ làm bùng vỡ thêm những nan đề của xã hội mà còn kéo theo sự suy kém về chất lượng dân số, khiến cho các thế hệ Việt Nam chỉ loay hoay với miếng ăn, không có khả năng phát huy trí tuệ để đưa đất nước đi lên. Bài toán phát triển Việt Nam, do đó không chỉ là gia tăng phát triển kinh tế hay tăng cường phẩm chất giáo dục đối với người dân trong hiện tại, mà còn phải chú trọng vào sự điều hòa giữa số lượng và chất lượng dân số, để giúp cho thế hệ trẻ mới phát triển tốt về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Muốn như vậy, chính quyền phải tạo điều kiện cho mọi cá nhân, đoàn thể, nhất là các tổ chức tôn giáo, tổ chúc phi chính phủ cùng tham gia đóng góp vào nỗ lực vận động và hướng dẫn người dân, bằng những phương tiện thông tin đại chúng mở rộng ngay ở trong nước hay từ hải ngoại. Khi người dân đón nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau (không chỉ từ chính quyền) sẽ khiến họ phải quan tâm và nhìn ra sự lợi ích trong việc giảm sinh, lúc đó kế hoạch hóa gia đình mới thành công.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.