Dân Oan Nuggets

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây vài ngày, McDonald’s Việt Nam đã lên tiếng (*) cho biết là họ không sử dụng thịt gà từ Mỹ, sau khi các nhà hoạt động vì quyền động vật đã đăng tải một đoạn phim ngắn cho thấy sự đối xử tàn tệ tại một trong những nhà cung cấp thịt gà tại Tennessee (**).

Xem qua đoạn phim nói trên, chắc hẳn ai cũng đồng ý là, với lòng nhân đạo của con người trong thế giới văn minh ngày nay, người ta khó chấp nhận những hành động tàn ác đối với súc vật như vậy, và việc McDonald’s cũng như McDonald’s Việt Nam nói riêng, lên tiếng phản đối là điều rất đúng, nên có. Cũng có thể là nhiều người sẽ cảm thấy an toàn, thấy cảm kích McDonald’s Việt Nam, và gia tăng việc ủng hộ các chiếc bánh Big Mac mà công ty này sản xuất!

Nhìn phiến diện thì là như vậy!

Nhưng, cùng với thông báo ngưng sử dụng thịt gà từ Mỹ thì McDonald’s Việt Nam cho biết là họ dùng thịt gà từ Thái Lan và Mã Lai. Thông báo không đề cập đến các điều kiện trang trại của hai quốc gia này.

Đã đành là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng việc một trang trại ở Mỹ (nơi mà việc quản lý y tế thường được coi là rất chặt chẽ và đáng tin cậy) bị bắt quả tang làm chuyện xấu như kể trên có đủ để người tiêu thụ McDonald loại bỏ hoàn toàn hệ thống cung cấp thịt gà của Mỹ và tin tưởng hơn ở phẩm chất thịt gà đến từ Thái Lan và Mã Lai (nơi mà việc quản lý y tế không biết ra sao) hay không?

Tại sao không chỉ làm một việc đơn giản là loại bỏ trang trại liên hệ, và gia tăng việc kiểm soát các trang trại khác, thay vì tẩy chay cả đường dây cung cấp? Tại sao lại phải vội vàng thay thế cả một hệ thống bằng một hệ thống khác không có gì bảo đảm? Và tạm ngưng sử dụng thịt gà Mỹ bao lâu? Đó là những câu hỏi mà những người ăn Big Mac có thể tự đặt ra và tự kết luận.

Nhưng đó cũng chỉ là chuyện nhỏ! Chuyện gà! Hãy nói chuyện người.

Cả nước Việt Nam ai cũng biết chủ nhân của McDonald’s Việt Nam là ông Henry Nguyễn, tức Nguyễn Bảo Hoàng, là con rể của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Bảo Hoàng là một công dân Mỹ gốc Việt, chồng của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái “rượu” của TT Nguyễn Tấn Dũng, là người ở tuổi 30 đã sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt, Giám Đốc Đầu Tư của Quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London, Phó Giám Đốc Tài Chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank (Ngân hàng TMCP Bản Việt) với vốn hàng tỉ Mỹ kim.

Nghe mà chóng mặt! Tiền ở đâu ra mà Cô có nhiều thế ở tuổi 30 với gốc gia đình bố gốc là y tá và nay là Thủ Tướng với lợi tức hàng năm chỉ tròm trèm 15 ngàn mỹ kim?

Ông chủ McDonald’s Việt Nam quả là một nhà kinh doanh sắc bén. Vài con gà bị đối xử tàn tệ là ông nhanh chóng lên tiếng phản đối và tuyên bố vứt bỏ cả hệ thống cung cấp thịt gà của Hoa Kỳ để trấn an những tấm lòng nhân đạo yêu mến súc vật được thoải mái hơn khi nhá những bánh Big Mac mà Ông cung cấp.

Nhưng là con rể của Thủ Tướng, hẳn ông Bảo Hoàng, và toàn thể đại gia đình nhà Ông, không lẽ không biết những đối xử tàn tệ gấp vạn lần của hệ thống côn-an, mà bố vợ Ông là người lãnh đạo và trách nhiệm tối cao, đối với người (không phải là gà) dân Việt Nam.

Theo thống kê chỉ trong 3 năm (từ 2011 đến 2014) đã có 226 trường hợp người dân bị tử vong trong đồn công an cũng như các trại giam của CSVN. Theo lời ông Nguyễn Thanh Chấn, một người được thả sau khi bị tù oan 10 năm, mô tả là tại đồn công an ông bị ép cung “mày có khai không, tao cho mày chết” nên đành phải nhận tội và chịu án oan. May mà ông được giải oan chứ những người đã chết thì không bao giờ còn cơ hội.

Đơn cử một số nhỏ các trường hợp tử vong và trọng thương tại đồn công an và những lý cớ công an đưa ra như thống kê nói trên:

14/4/2014 Đỗ Văn Bình – Đà Nẵng – treo cổ
18/3/2014 Bùi Thi Hương – Bình Phước – treo cổ
18/3/2014 Nguyễn Minh Dũng – – trọng thương
24/12/2013 Đỗ Duy Việt – Thanh Hóa – treo cổ
2013.12.20 Đinh Ngọc H – Bình Duơng – treo cổ
10/10/2013 Trần Thị Hải Yến – Phú Yên – treo cổ
19/8/2013 Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi)- Lâm Đồng – treo cổ
2/1/2013 Trần Văn Tân – Hải Dương – treo cổ
14/9/2012 Hồ Long Giang – Long Khánh – treo cổ
13/5/2012 Ngô Thanh Kiều – Phú Yên – bị đánh chết
19/3/2012 Lê Quang Trọng – Hà Tĩnh – treo cổ
15/2/2012 Nguyễn Công Nhựt – Bình Dương – treo cổ
15/3/2011 Đặng Ngọc Trung – Bình Phước – treo cổ
28/2/2011 Trịnh Xuân Tùng, bị đánh chết.

Là con rể của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông chủ McDonald’s Việt Nam có biết là chính bố vợ của Ông, ở chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, là người chịu trách nhiệm về vô số những cái chết đau đớn, bất công và oan ức kể trên của người dân Việt Nam hay không thì người ta không biết.

Nhưng điều người ta biết là Ông chưa bao giờ lên tiếng phản đối những hành động phi pháp, vi hiến, tàn nhẫn vô nhân đạo đối với con người (vẫn không phải là gà), những đồng loại, những đồng bào của Ông như kể trên.

Nhận định như vậy cũng chỉ là để cùng thấy rõ hơn thôi chứ chắc không ai ngạc nhiên về thái độ “ngậm miệng ăn tiền” của “ông con rể” từ trước đến nay, và sự mở miệng hoàn toàn mang tính đạo đức giả của Ông mới đây.

May là dân ta không phải là giống ăn thịt người, nếu không, với quan niệm cho rằng những dân oan đã chết nói trên không phải là do công an sát hại, mà là chết tự nhiên, chết an lành, chết nhân đạo, thì có thể người ta sẽ chế ra món Dân Oan Nuggets cũng không chừng!

(*) http://www.thanhniennews.com/business/mcdonalds-vietnam-allays-ethical-concerns-following-disturbing-farming-video-50972.html

(**) https://www.youtube.com/watch?v=-UWcQLtpAKU

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)