Dân Biểu Úc lên án nhà cầm quyền bắt giữ ba nhà hoạt động, hành hung đoàn người đi khởi kiện Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dân Biểu Liên Bang Úc Châu Anne Aly trong lá thư gởi ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 21-02-2017 bày tỏ quan ngại về việc nhà cầm quyền bắt ba nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga vào tháng trước, đồng thời lên án việc công an hành hung Linh Mục Nguyễn Đình Thục và đoàn người đi khởi kiện Formosa ngày 14-02 vừa qua.

JPEG - 34.5 kb
Dân Biểu Anne Aly

Bà yêu cầu nhà cầm quyền thả các nhà hoạt động và mở cuộc điều tra những vụ đàn áp đoàn người biểu tình ôn hòa.

Sau đây là nguyên văn lá thư của Dân Biểu Aly gởi ông Nguyễn Xuân Phúc.

BBT – Web Việt Tân


Ngày 21 tháng 2, 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn Phòng Thủ Tướng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kính thưa ông Thủ Tướng,

Tôi yêu cầu sự quan tâm gấp của ông về một số vi phạm nhân quyền xảy ra trong tháng qua tại Việt Nam, nhất là việc bắt giữ 3 nhà hoạt động Việt Nam.

Tôi được biết về việc bắt giữ nhiều nhà hoạt động khác nhau khi họ tường thuật và lên tiếng về thảm họa môi trường Formosa. Anh Nguyễn Văn Hóa, một nhà báo công dân 22 tuổi đi tin về các cuộc biểu tình năm ngoái, đã bị bắt giữ tùy tiện vào đầu tháng Giêng và hiện bị biệt giam. Anh Hóa bị buộc tội “lợi dụng tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, chỉ vì tường thuật các hoạt động ôn hòa đòi hỏi công lý cho môi trường. Đáng ngại hơn nữa, gia đình anh chỉ mới được công an thông báo hơn một tuần sau khi bị bắt.

Ông Nguyễn Văn Oai, một cựu tù nhân lương tâm và một sáng lập viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo bị bắt giữ vào ngày 29 tháng Giêng và bị buộc tội “chống người thi hành công vụ”. Đối với bản án trước đó, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về việc bắt giữ ông Oai là tùy tiện và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức. Ông Oai tiếp tục công việc hoạt động nhân quyền sau khi ra tù và điều lo ngại nơi đây là ông đã bị bắt giam trở lại.

Bà Trần Thị Nga là một blogger và một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng thường xuyên lên tiếng về những sai trái của công an. Là một người mẹ của hai đứa bé trai, bà bị bắt ngay tại nhà cùng với người chồng (được thả vào hôm sau), và điều gây lo ngại là đoạn clip bắt giữ bà được phổ biến rộng trên mạng xã hội. Bà Nga bị buộc tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, một điều khoản nhà chức trách thường dùng để bắt các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền. Tôi cũng được thông tin là bà Nga trước đây có thâu hình cách công an đối xử với bà cũng như bà từng đi nhà thương với các con vì bị công an hành hung cách đây hai năm.

Trong một sự việc đáng quan tâm khác, tôi được biết là công an ngăn chận hàng trăm người tuần hành ôn hòa vào ngày 14 tháng Hai, 2017. Nhiều người kể cả Linh mục Nguyễn Đình Thục dẫn đầu đoàn người, bị công an hành hung để răn đe và ngăn chận không cho đoàn tiếp tục. Đoàn người gồm hơn 500 nạn nhân của vụ thảm họa môi trường Formosa xảy ra tại miền Trung Việt Nam vào tháng Tư năm ngoái làm hàng tấn cá chết trôi giạt vào bờ.

Tôi được biết là đoàn người tuần hành ôn hòa này đi bộ 200 km để thực thi quyền hạn pháp luật của họ và kiện công ty Thép Formosa Hà Tỉnh tại tòa án địa phương để đòi bồi thường thiệt hại.

Việc bắt giữ và những hành vi sách nhiễu và hăm dọa gần đây vô cùng lo ngại. Tôi yêu cầu ông hãy thả những nhà hoạt động nêu trên và tôn trọng các cam kết của ông đối với luật pháp quốc tế. Tôi cũng yêu cầu ông mở cuộc điều tra về cách đối xử của công an đối với đoàn người biểu tình ôn hòa.

Kính thư,
Anne Aly
Dân Biểu Quốc Hội Úc

PDF - 598.6 kb
MP ALY_re Detaning of 3 activists and police treatment of peaceful protesters.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.