Dầu hỏa, Hoa hậu và Chủ nghĩa xã hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

15/11/2017

Venezuela: Từ thiên đường xuống địa ngục

Có vẻ như dù sở hữu trữ lượng dầu hỏa khổng lồ, miền đất có nhiều hoa hậu nhất thế giới và cũng là một trong các quốc gia hiếm hoi còn tồn tại thể chế chính trị Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng tất cả những “lợi thế quốc gia” đó đã không giúp ích gì cho những người Cộng sản cứu vãn được một Venezuela đang trên đường lao dốc xuống vực thẳm có tên là Vỡ Nợ.

Ngày 13 tháng 11, chính thức Standard&Poor tuyên bố Venezuela đã vỡ nợ khi không thanh toán được 200 triệu USD tiền lãi và 5 tỷ USD đến hạn phải trả trong số nợ 196 tỷ USD mà quốc gia Nam Mỹ phải trả các trái chủ và tổ chức tài chính quốc tế. Số ngoại tệ ít ỏi trong ngân hàng trung ương chỉ còn 9,6 tỷ USD và phải dùng cho những nhu cầu cấp bách hơn là trả nợ.

Sự kiện này sẽ làm tồi tệ thêm bức tranh khủng hoảng của đất nước từng rất giàu có, phóng khoáng và nhiều gái đẹp. Đến mức, đa phần người dân không có đủ lương thực, các dịch vụ y tế cơ bản, chưa nói đến các nhu cầu quan trọng khác như giáo dục, văn hóa.

Như vậy là sau 18 năm kể từ ngày Hugo Chavez nắm quyền – vị tổng thống đã đưa đất nước Nam Mỹ vào con đường Xã Hội Chủ Nghĩa vào năm 1999 – người dân Venezuela đã thực sự rơi vào một thảm họa nhân đạo khi phải bới rác để ăn, không có nước sạch và băng vệ sinh cá nhân.

JPEG - 52 kb
Người dân Venezuela đứng xếp hàng mua thức ăn. Ảnh: AP

Vào thời điểm của Hugo Chavez còn tại vị, giá dầu trên thế giới có lúc vượt ngưỡng 100 USD/thùng và những quốc gia nắm trong tay những mỏ tiền này chỉ việc hút lên tiêu xài rất thoải mái.

Chavez tuyên bố “quốc hữu hóa” các mỏ dầu đã được xây dựng bằng tiền của những “quốc gia đế quốc thù địch”, xóa bỏ tư hữu về đất đai, nhà xưởng và xây dựng các tập đoàn quốc doanh theo kiểu Liên Xô trước đây. Venezuela nhập khẩu dường như mọi thứ từ bàn chải đánh răng cho đến xe hơi đắt tiền.

Dường như mọi chuyện vẫn ổn cho đến khi giá dầu hỏa sụt thê thảm xuống dưới 40 USD/thùng không đủ chi phí để các công ty dầu khí quốc doanh hút dầu lên để bán. Thật không may, dầu mỏ lại là nguồn thu chính yếu của quốc gia này và các cơ cấu kinh tế khác đều không có hiệu quả để có thể mang lại nguồn ngoại tệ nào đáng kể.

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, đường lối kinh tế tập trung đã phá nát hạ tầng nông nghiệp và khả năng tự cung cấp lương thực ở mức tối thiểu cho quốc gia.

Vào năm 2013, khi “người hùng Cộng sản” Chavez chết vì ung thư, vị tổng thống kế nghiệm, xuất thân từ một lái xe bus Nicolás Maduro tiếp tục “kiên định” con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trong một bối cảnh ngân khố như “miếng da lừa” trong tiểu thuyết của De Balzac, mỗi ngày một teo tóp sau những dự án và tham vọng lớn lao. Điều gì đến cũng đã đến, khi “miếng da lừa” cuối cùng hết, Venezuela đã rơi thẳng từ thiên đàng “xã hội chủ nghĩa” xuống địa ngục mà không có tấm đệm nào phía dưới.

Những người anh em đồng sàng dị mộng

Vào năm mà Venezuela tuyên bố xây dựng một đất nước Chủ nghĩa Xã hội, những quốc gia Cộng sản (hoặc họ hàng của nó) như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn đã rất hân hoan khi đón chào “người anh em” mới bước vào “thế giới đại đồng”. Trong lúc cao hứng, người ta thấy những bài báo ca ngợi về mô hình XHCN là con đường phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới và khẳng định tình anh em cộng sản gắn bó, sẽ cùng nhau kiên định xây dựng những “thiên đường XHCN”.

JPEG - 43.6 kb
Ông Hugo Chavez. Ảnh: GlobalPost

Có vẻ như Hugo Chavez không hiểu rõ lắm về những danh từ “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” hay “kinh tế thị trường định hướng XHCN” ở Trung Quốc hay Việt Nam khác gì so với học thuyết nguyên bản của Mác Lê.

Trong khi Venezuela hồ hởi xây dựng mô hình kinh tế tập trung và quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài, tập trung mọi nguồn lực tài nguyên vào tay Nhà nước để áp dụng học thuyết kinh tế Mác Lê thì Trung Quốc và Việt Nam lại có những “biến dị” trước đó từ những năm 80s.

Sau những cuộc cách mạng “rung chuyển thế giới” để tập trung mọi quyền lực trong tay, những vô sản Bolshevik Châu Á này đã “thành công rực rỡ” trong việc “cộng sản” toàn bộ tài sản quốc dân vào làm của riêng cho các gia tộc Đỏ, những tập đoàn kinh tế gia đình hoặc thân hữu và xây dựng một nền kinh tế đa thành phần theo kiểu tư bản dã man như đã từng tồn tại ở các nước phương Tây cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng tinh vi và mị dân hơn rất nhiều.

Từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng chủ trương “mèo trắng, mèo đen miễn bắt được chuột”, chủ thuyết Cộng sản thời Mác Lê Mao dần dần đã bị bỏ vào sọt rác nhưng vẫn được “ướp formol bảo quản”. Rõ ràng là họ vẫn nhớ “giữ chùa thì được ăn oản” và những hình tượng “lãnh tụ vĩ đại”, “học thuyết nền tảng” của thể chế vẫn cần được lau chùi sạch sẽ và bảo vệ như “con ngươi trong mắt” của chế độ.

Thực tế là những “biến dị” của chủ nghĩa Cộng sản này có sức sống tốt hơn so với người anh em “thuần chủng XHCN” sinh sau đẻ muộn của nó là Venezuela rất nhiều. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có tầng lớp trung và thượng lưu giàu có rất đông đảo, nhưng phải đối mặt với những thách thức nghe rất buồn cười như không có không khí trong lành để thở và sự hạn chế về tự do ngôn luận, báo chí. Không sao, đa phần dân chúng vẫn thấy hạnh phúc, thỏa mãn và tự hào.

Mặc dù, có lúc, chính quyền có thể có những chiến dịch đàn áp nhân quyền, bắt giết và thu hoạch nội tạng của hàng trăm ngàn người như thời Giang Trạch Dân thì đó cũng chỉ là con số nhỏ trong hơn 1 tỷ dân ở đất nước này. Còn ở Việt Nam, tuy không có những thành tựu kinh tế nổi bật và chưa kịp trở thành những “ngôi sao khu vực” hay “con hổ Châu Á” như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore, Thailand nhưng người dân vẫn chưa phải bới rác để ăn, các ngày lễ có đầy đủ pháo hoa cho dân chúng ngắm và tất nhiên, có rất nhiều các cuộc thi hoa hậu.

JPEG - 35.8 kb
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Đà Nẵng hôm 8-11-2017.

Không biết trong những thời khắc khó khăn này của tổng thống Maduro, ông có nhận được những cái bắt tay ấm nồng bằng cả hai tay của người anh em Nguyễn Phú Trọng hay không?

Và 200.000 tấn gạo trong lúc này hẳn sẽ rất quí giá nếu như ông Quang tặng nó cho nhân dân Venezuela anh em thay vì chuyển nó sang Philippines.

Thật buồn cho ông là “đời không như mơ” và những người anh em Cộng sản “đồng sàng dị mộng” đã quay lưng với ông cùng nhiều ấm ức khi những dự án đầu tư dở dang hàng chục tỷ dollar đành tan theo bọt nước. Đáng lẽ ra, với cùng một lợi thế quốc gia là “Dầu hỏa, hoa hậu và XHCN”, ông Maduro phải học tập nhiều hơn về những kinh nghiệm của Việt Nam thế nào là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Xem ra, mọi chuyện có vẻ đã quá muộn màng với ông Maduro và cho XHCN ở đất nước Venezuela.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.