Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu gặp gỡ Bộ Ngoại Giao Đức Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

28-4-2017

Nhân dịp tưởng niệm 42 năm Quốc Hận, một phái đoàn gồm Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức – BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, Ông Nguyễn Văn Rị và Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh – Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu và đại diện đảng Việt Tân tại Âu Châu, Ông Trần Kỉnh Thành, đã gặp gỡ và đàm thoại cùng Bà Annette Knobloch và Bà Stefanie Borisch thuộc Văn phòng Á Châu của Bộ Ngoại Giao.

Trong phần mở đầu Ông Đặng Xuân Diệu gửi lời chân thành cảm ơn đến chính quyền Đức, các Đại biểu Quốc hội, các nhân sĩ, các tổ chức phi chính phủ đã kiên trì tạo áp lực đòi trả tự do cho những tù nhân lương tâm, cũng như đã nâng đỡ tinh thần của gia quyến họ.

Trong suốt mấy tiếng đồng hồ Ông Đặng Xuân Diệu trả lời nhiều câu hỏi chi tiết về những thủ đoạn thâm hiểm của chế độ Cộng Sản Việt Nam để bắt cóc những người bất đồng chính kiến, tra tấn họ về tinh thần, thể xác, cũng như bóc lột tối đa sức lao động của họ trong tù. Ngay cả gia quyến cũng bị đàn áp và khai thác tinh vi và nham hiểm. Qua phần trình bầy, bà Knobloch và bà Borisch có thêm khái niệm về những vi phạm trắng trợn và có hệ thống của chế độ cộng sản khi họ không cho Ông Đặng Xuân Diệu dùng cuốn Thánh Kinh, dây chuỗi Mân Côi, hoặc không cho linh mục và gia quyến đến viếng thăm, không giải quyết các đơn khiếu nại, bắt ép lao động, bị biệt giam, bị cắt phần lương thực, bị ép cung… Một tiếng đồng hồ trước khi ông Đặng Xuân Diệu bị trục xuất sang Pháp Quốc nhà cầm quyền mới thông báo cho thân nhân ông được phép đến thăm, trong khi họ cư ngụ cách đó hơn 1500 km.

Vào phần cuối, Ông Đặng Xuân Diệu và Ông Trần Kỉnh Thành đã trao tận tay Bà Knobloch tập danh sách của các TNLT tiêu biểu “Vietnam’s Voices Of Conscience” và đề nghị Bà Knobloch và Bà Borisch tiếp tục nâng đỡ các tù nhân lương tâm và gia đình họ bằng cách:

1) Yêu cầu nhân viên của Tòa Đại Sứ Đức tại Hà Nội đi thăm viếng thường xuyên các Tù Nhân Lương Tâm;

2) Kêu gọi các vị Dân Cử của Đức gặp gỡ các nhà đấu tranh Dân Chủ tại Việt Nam;

3) Tạo áp lực đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội trong những buổi đối thoại nhân quyền song phương phải trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm;

4) Tạo cơ hội cho ông Đặng Xuân Diệu điều trần trước Ủy Ban Nhân Quyền của quốc hội Đức.

Nhị vị nhân viên Bộ Ngoại Giao bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được những thông tin thường xuyên về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Minh Hoài tường trình từ Bá Linh, Đức Quốc

JPEG - 79 kb
Từ trái sang phải: Bà Stefanie Borisch, Bs. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Bà Annette Knobloch, ông Trần Kỉnh Thành, Ông Đặng Xuân Diệu và Ông Nguyễn Văn Rị.

JPEG - 72.3 kb
Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu cùng Bà Annette Knobloch (phải) và Bà Stefanie Borisch thuộc Văn phòng Á Châu của Bộ Ngoại Giao Đức Quốc.

JPEG - 124.3 kb
Từ trái sang phải: Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, Ông Nguyễn Văn Rị, Ông Trần Kỉnh Thành, Bs. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Bà Annette Knobloch, Ông Đặng Xuân Diệu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.