Cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu hiệp thông và tạ ơn từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấm thoát cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đã đến Pháp được hơn một tháng. Là một tín hữu Thiên Chúa Giáo thuần thành, ngay từ ngày đầu đặt chân lên đất nước này, Đặng Xuân Diệu đã ao ước tới được một thánh đường để tạ ơn Chúa đã giải cứu anh từ ngục tù cộng sản Việt Nam và đưa anh ra thế giới tự do.

Trong suốt hơn tháng trời, Đặng Xuân Diệu đã vất vả để làm các thủ tục hành chánh hầu định cư tỵ nạn CSVN tại Pháp. Đến nay, công việc cũng đã tạm yên ổn, nên với sự giúp đỡ của những người bạn mới và cũ, một Thánh lễ đã được cử hành vào lúc 11 giờ ngày Thứ Bảy 18/02/2017 tại nhà thờ Sainte Anne của thành phố Joinville Le Pont, một tỉnh nằm ở ngoại ô phía đông thủ đô Paris.

Từ 10 giờ sáng, bằng đủ mọi phương tiện di chuyển, số người lác đác ban đầu tới địa điểm hành lễ mỗi lúc càng đông. Anh Diệu tới sớm đã đón chào các tín hữu đến dự lễ. Rất may mắn là Linh mục chủ tế là người Việt Nam nên chắc là Diệu không ngỡ ngàng với kinh nguyện bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà theo anh thổ lộ, chưa bao giờ anh nghĩ là sẽ phải học và sử dụng. Nhà thờ nhỏ bé nhưng ấm cúng, mặc dầu Paris đang mùa đông giá lạnh.

Trong số những người dự lễ, có những người Công giáo và không Công giáo, nhưng trong những năm qua luôn tham gia các công cuộc xuống đường đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm – trong đó có Diệu – trên khắp địa bàn Pháp và Âu Châu. Ngoài ra, còn có một số anh chị em giáo dân và nữ tu đồng hương với Diệu đang học tập ở Pháp cũng đến hiệp thông. Đặc biệt là còn có các tín hữu người Pháp tới tham dự để dâng lời nguyện với cộng đoàn Việt Nam.

Thánh Lễ diễn ra rất sốt sắng với ba mục đích được ban tổ chức và Cha chủ tế cho biết là: Hiệp thông với Giáo xứ Song Ngọc và vị chủ chăn là Cha Nguyễn Đình Thục bị nhà cầm quyền cộng sản hành hung đổ máu khi đi nộp đơn khiếu kiện tập đoàn Formosa, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa nghề cá và tương lai con em trong vùng Quỳnh Lưu; thứ nhì là cầu nguyện cho những người bạn của Diệu còn đang ở trong tù như Phêrô Hồ Đức Hòa, Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, David Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Thúy, Lê Thu Hà và ba người mới bị bắt trong những ngày gần đây là cựu Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, chị Trần Thị Nga, và Nguyễn Văn Hóa; thứ ba là lễ tạ ơn Đặng Xuân Diệu được cứu thoát ngục tù cộng sản. Ba mục tiêu này cũng được đọc lên trong ba lời nguyện giáo dân sau bài Phúc Âm kể lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi.

Sau Thánh lễ cộng đoàn, khi hay tin chị Linh Châu, vợ của Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai có thai hai tháng thì chồng bị bắt, nay đã phải nhập viện vì bị động thai và có nguy cơ không giữ được thai nhi, tất cả mọi người đã nán lại trước tượng Đức Mẹ Maria sốt sắng cầu nguyện cho mẹ con Linh Châu. Trước khi chụp hình lưu niệm, anh Đặng Xuân Diệu đã trao đổi rất thân thiện cởi mở với cộng đoàn. Trà lời một câu hỏi của Cha chủ tế về đời sống, ăn uống trong tù, anh Diệu đã cho biết những chi tiết vô cùng tàn độc trong tù cộng sản. Đáp trả một câu hỏi của cha chủ tế: “Ở trong tù con có khóc không?”, anh Diệu cho biết anh đã từng khóc, nhưng không khóc vì sợ hãi bạo lực, bị ngược đãi trong tù, những giọt nước mắt của anh là để thương mẹ, nhớ nhà.

Anh cho biết nỗi đau to lớn trong lòng anh là khi được quốc tế can thiệp để anh được trả tự do trước thời hạn 7 năm, và bị trục xuất đầy đi biệt xứ, mà cộng sản đã không cho anh được gặp mẹ già lần cuối… Nỗi đau này làm rơi nước mắt của Đặng Xuân Diệu. Sau khi tạ ơn Chúa, Đặng Xuân Diệu cũng tạ ơn tất cả mọi người đã trực tiếp hay gián tiếp đấu tranh cho anh được tự do. Anh hứa sẽ kiên trì ý chí đấu tranh trong môi trường mới cho một nước Việt Nam sớm có độc lập, tự do, dân chủ. Sau buổi lể anh Diệu chuẩn bị lên đường đi Thụy Sỉ, dự Hội nghị Tại Gèneva để báo cáo về sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN mà chính anh là một trong những nhân chứng.

TĐ tường trình từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.