Cuộc nổi dậy của người dân Iran

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Diễn biến đã trở thành trung tâm của sự chú ý dư luận và truyền thông thế giới vào cuối năm 2017 chính là cuộc biểu tình xảy ra ở nhiều thành phố lớn tại Iran, kéo dài liên tục từ ngày 28 tháng 12 qua đến đầu tháng 1 năm 2018.

Nói cách khác, trong lúc thế giới chuẩn bị chào đón sự chuyển mình của năm mới – 2018, người dân Iran đã túa ra đường đòi cơm áo. Họ đã không còn có thể chịu đựng cuộc sống khó khăn, khi giá thực phẩm và nhiên liệu tăng hầu như hàng ngày, sau hai năm chờ đợi cuộc sống khá hơn từ lúc Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với 6 nước và lệnh trừng phạt kinh tế đã được tháo gỡ vào năm 2015.

JPEG - 67.8 kb
Biểu tình tại thủ đô Tehran hôm 30-12-2017. Ảnh: Internet

Lúc đầu những người kêu gọi biểu tình đòi cơm áo chỉ muốn tập trung ở Thủ đô Tehran và dự kiến con số tham dự khoảng vài chục ngàn người để tạo sức ép lên chính quyền Tổng Thống Hassan Rouhani, hầu có những chính sách cải tổ kinh tế tốt hơn trong năm 2018. Nhưng không ngờ làn sóng người hưởng ứng lên quá đông và bùng nổ khắp nước.

Mặc dù báo chí và truyền thông bị chính quyền Iran kiểm soát toàn diện, nhưng người dân Iran đặc biệt là giới trẻ đã khai dụng Smartphone và nhất là mạng xã hội để liên lạc, kêu gọi nhau xuống đường, và chuyển tải các hình ảnh biểu tình đi khắp nơi.

Vào năm 2009 khi cuộc biểu tình chống gian lận bầu cử Tổng Thống bùng nổ, lúc đó người dân Iran sở hữu không tới 1 triệu Smartphone, nhưng vào thời điểm 2017, dân Iran đã sở hữu hơn 48 triệu Smartphone (tương đương với 60% dân số so với 2% năm 2009) và đặc biệt đã biết khai dụng mạng Telegram Channel và Instagram để liên lạc và thông báo các tin nhắn.

Khi cuộc biểu tình bùng nổ, đa số các khẩu hiệu tập trung vào ba nội dung chính: chống tham nhũng, phản đối tình trạng giá cả hàng hóa quá cao và tình trạng thất nghiệp. Các phát biểu của những người biểu tình tập trung vào việc chất vấn rằng: tại sao chính phủ đã chi tiêu quá nhiều tiền cho những cuộc xung đột ở Trung Đông trong khi người dân ở trong nước lại khốn khổ.

Nhưng khi làn sóng biểu tình đạt lên đỉnh điểm gần nửa triệu người tham gia vào thời khắc giao mùa đêm 31 tháng 12 tại thủ đô, đã xuất hiện một số khẩu hiệu có những nội dung mạnh mẽ hơn: Đừng quan tâm đến Palestine nữa – hãy nghĩ đến chúng tôi; Phải trả tự do cho tù nhân lương tâm – Dân chủ hay là chết; Đả đảo chính quyền Rouhani độc tài – Phải làm cuộc cách mạng mới.

JPEG - 33.7 kb
Tổng Thống Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters

Điều này cho thấy là sau những năm chịu đựng sự phong tỏa kinh tế của Phương Tây, chờ đợi những thay đổi tốt hơn theo sự hứa hẹn của Tổng Thống Hassan Rouhani (đắc cử năm 2013), người dân Iran hoàn toàn vỡ mộng và họ muốn thay đổi. Vì thế so với cuộc biểu tình năm 2009 chỉ diễn ra quanh thủ đô, cuộc biểu tình lần này bùng nổ ở nhiều thành phố trên khắp nước, bao gồm cả những khu vực vốn là “căn cứ địa” của chính phủ, và người biểu tình cũng đã dám lên án và đòi lật đổ cả Thủ lãnh Tôn giáo Tối cao Ayatollah Ali Khomeini, nhân vật quyền lực bất khả tại Iran từ năm 1979.

Ngoài ra, so với năm 2009, các cuộc biểu tình lần này đã có nhiều cuộc bạo động xảy ra, và tính đến nay đã có hơn 30 người thiệt mạng dưới tay của lực lượng an ninh; số người bị bắt đã lên cả ngàn.

Tuy cuộc biểu tình đã kéo dài nhiều ngày, nhưng các nhóm tổ chức biểu tình chưa xuất hiện công khai dưới một lực lượng thống nhất. Có thể là họ lo sợ lực lượng an ninh truy lùng và tiêu diệt khi chưa tạo được sự kết hợp rộng rãi, nhưng cũng có thể là vì chưa điều hướng được sự phẫn nộ của người dân khi mà sự bất mãn bị đè nén quá lâu đang trong lúc bộc phát cao độ.

Ngay cả chính quyền Iran cũng chưa có thể lường được làn sóng bất mãn của người dân hiện nay sẽ diễn ra như thế nào, nên họ đã phải tung ra chính sách nước đôi. Trên bề nổi, Tổng Thống Hassan Rouhani cố gắng xoa dịu căng thẳng, tuyên bố rằng sự việc chưa có gì là trầm trọng và nói rằng người dân có quyền được chỉ trích chính phủ và biểu tình, nhưng sẽ trừng trị thẳng tay những kẻ phá hoại .

Trong khi đó, chính quyền một mặt tung lực lượng an ninh theo dõi những người chủ chốt các cuộc biểu tình, và cho báo chí tung lên nguồn tin rằng Do Thái chính là thế lực thù địch đứng đàng sau giật dây và tài trợ các cuộc biểu tình chống chính quyền, cũng như ám chỉ có bàn tay can thiệp của Mỹ và Saudi Arabia. Mặt khác cho tổ chức những cuộc biểu tình bênh chính phủ rầm rộ, chống lại những người biểu tình thực sự, và đả phá sự can thiệp của ngoại bang nhằm bôi nhọ chính nghĩa của những người dân đứng lên chống độc tài và tham nhũng.

Theo các nhà quan sát quốc tế, những cuộc biểu tình hiện nay là do nhiều năm bất mãn về chính trị, kinh tế và xã hội của quần chúng. Chính phủ bị chỉ trích tham nhũng trầm trọng, độ chênh lệch giàu nghèo và bất mãn gia tăng, đa số người dân Iran không mua nổi thực phẩm với giá cả càng ngày càng lạm phát khủng khiếp. Giá xăng và trứng tăng 50% mới đây có thể là ly nước tràn ly đối với một quốc gia có 77 triệu người, trong số 80 triệu dân số, sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ, $13 một tháng.

JPEG - 103.9 kb
Biểu tình bênh chính phủ Iran ngày 03-01-2018. Ảnh: SkyNews

Trong khi đó, chính quyền của Tổng Thống Hassan Rouhani, tuy chọn con đường hòa giải với phương Tây để giảm bớt sự cô lập kinh tế, nhưng vẫn tiếp tục đổ tiền duy trì chính sách bảo hộ Palestine để đối đầu với Do Thái. Vì thế mà dù Iran không còn bị cấm vận kinh tế, nhưng hàng trăm tài sản của Iran vẫn còn bị phong tỏa và nhất là Tổng Thống Donald Trump tiếp tục đặt thêm lệnh trừng phạt Iran sau một số vi phạm như vụ phóng tên lửa vào mùa hè năm 2017.

Nói tóm lại, các lệnh trừng phạt của các quốc gia Phương Tây đã làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế của Iran, dẫn đến những khủng hoảng xã hội, trong khi người dân Iran đã mất dần khả năng chịu đựng và vì thế họ đã phải hành động bằng những cuộc biểu tình để đòi cơm áo.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.