Cuộc chiến trong yên lặng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trái với bề nổi có vẻ ổn định của thể chế chính trị và một sự “cân bằng lập lờ” của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam vẫn chất chứa những kho thuốc nổ đang được lên giây, định giờ, chờ nổ.

– Những cuộc đấu tranh công khai của các nhân sỹ, trí thức, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.

– Những cuộc bút chiến “tóe tâm huyết” của các Blogger, những nhân sỹ trí thức mà trong số đó, không hiếm những “hậu duệ, tự chối bỏ nguồn gốc đỏ” của mình, không quản an nguy, cho bản thân cũng như gia đình, để đòi hỏi những “thuộc quyền được mặc định” bởi tạo hóa, cho cả tiền đồ Dân Tộc.

Những cuộc đấu tranh “sống mái” của những nông dân vấn vành tang trắng trên đầu để đòi hỏi sự công bằng, minh bạch trong vấn đề sở hữu đất đai trên những cánh đồng Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản mù mịt khói lửa và cả tiếng súng hoa cải Tiên Lãng của gia đình họ Đoàn

Những cuộc “trải chiếu, trải lều”, “trải nổi thống khổ” trong các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng, trước Văn phòng Quốc Hội phố Ngô Thì Nhậm, Trụ sở Mặt trận Tổ Quốc phổ Tràng Thi, của Dân oan mất đất.

Sát cánh với những cuộc đấu tranh trên, một cuộc chiến không tuyên bố, tuy âm thầm lặng lẽ nhưng không kém phần khốc liệt, trí tuệ giữa những suối nguồn nhỏ nhoi cho đến dòng sông cuộn sóng của lòng dân với con thuyền ngạo mạn của “lớp người cộng sản” đi ngược con sóng tất yếu của dòng chẩy lịch sử Dân tộc đổ về biển lớn của tiến trình tiến hóa nhân loại.

Đó là cuộc chiến đã được quy ước từ thưở hái lượm, theo thuyết tiến hóa Darwin, cuộc chiến để bảo vệ thành quả lao động của “chân và tay”, của thiên nhiên và con người, của “máu và nước mắt”, của “bạo lực cường quyền” và sự “thông thái dân gian”.

Đó chính là cuộc chiến làm đau đầu những nhà “Max, ít – Lênin, ít – Mao, tí – Đặng, nhiều”, trong nền”Kinh tế thị trường định hướng XHCN” hiện nay. Một bài toán phương trình “ý đảng, lòng dân” ẩn số “X”, không có nghiệm cho sự tồn vong của kinh tế thị trường nửa mùa.

Đó chính là tình trạng dân Việt Nam hiện tại coi trọng những thứ như:

1- Vàng, một thứ vô tổ quốc.

2- USD, quốc tịch Mỹ,

3- Tiền mặt VNĐ.

Trong một nền kinh tế mà chỉ số tín nhiệm của người dân đối với các chính sách vĩ mô của nhà nước, đi ngược với chỉ số “lạc quan nhăn nhở” của Việt Nam, về dưới không, mà trong hai năm gần đây, tỷ giá song phương giữa USD và VNĐ hầu như không thay đổi. Mặc dù trong tương quan giá trị song phương giữa USD/VND, hiện đồng nội tệ đã bị đánh giá cao vượt so với thức tế 24%. Thế nhưng tỷ giá song phương này, vẫn xoay quanh trục 1USD/ 20.820-20828 VNĐ, nếu tính từ đợt điều chỉnh cuối cùng của NHNN 24/12/2012, vẫn nằm trong biên độ cho phép của NHNN 20.825-21036Đ/USD, là một điều quái dị?, mặc cho những”tư vấn phá giá VNĐ một cách giảm sốc 4%/năm” của các chuyên gia kinh tế – tiền tệ.

Trong bối cảnh hiện tại, khi mà:

– Những mục tiêu ngắn hạn vô vọng như trong lãnh vực chứng khoán vì thị trường cũng như thanh khoản lao dốc, đầu tư vào vàng bị NHNN ngăn cấm.

– Những mục tiêu dài, hạn tuyệt vọng như Địa ốc vì đã bị đóng băng.

– Chỉ một số ít ỏi, không quá 75.000 tỷ VNĐ vốn huy động được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

– Trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm hơn 13%, trong khi đó tiền gửi bằng VNĐ tăng 36%

– Tăng trưởng tín dụng có mức tăng trưởng tấp kỷ lục 7%/ năm.

– Mặc dù đã có quy định của NHNN, kéo lãi xuất huy động với thời hạn 1 – dưới 12 tháng, không được vượt 8%/năm. Thế nhưng có những lúc những nơi các Ngân hàng vẫn công khai trương bảng 11,2%/năm, chưa kể “lãi xuất thập thò” lên tới 13, 14%/năm, nhưng NHNN lại có một động thái “ngó lơ”, trái ngược so với thời gian không lâu trước đó.

– Tổng lượng tiền huy động trong toàn hệ thống Ngân hàng ước đạt 2.900.000 tỷ đồng (lấy tròn). Tổng lượng tiền mà các Ngân Hàng huy động, vượt hơn 10 lần tăng trưởng tín dụng (3).

Nếu quy đổi ra USD thì trong tổng số vốn huy động gần 145 tỷ USD, toàn hệ thống Ngân Hàng chỉ cho vay và đầu tư vào trái phiếu chính phủ chưa tới 10 tỷ USD. Dễ dàng nhận ra rằng, tất cả vốn huy động chỉ dành cho mục tiêu cứu thanh khoản của toàn hệ thống.

Đối chiếu với lời xác nhận đầy “lạc quan” của Phó Thống Đốc Ngân Hàng Lê Minh Hưng trong buổi họp mặt tổng kết cuối năm 2012 với các tổ chức tín dụng trong, ngoài nước, con số được cho là sát thực tế 10 tỷ USD của cán cân vãng lai thặng dư tổng thể.

Có thể nhận ra rằng, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam đang phạm một sai lầm chết người, đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống về thanh khoản do sai lầm kép ở cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền.

Hầu hết các vốn huy động được của hệ thống Ngân Hàng đều ở mức ngắn – trung hạn, không quá 12 tháng. Hiện tại trong năm 2012 toàn hệ thống đã phải chi trả lợi tức cho số tiền huy động được trừ lùi gối đầu theo kỳ hạn tín dụng, một con số không nhỏ, gần gấp đôi số thâm hụt cán cân thương mại 2010 giữa VN – TQ, gần 25 tỷ USD (lấy tròn) (5). 10 tỷ USD chỉ như muối bỏ bể.

Những lời bao biên như: lo sợ cán cân trong quan hệ USD/VND của nợ công, sợ nhập khẩu lạm phát mà không dám phá giá VNĐ của NHNN, chẳng qua chỉ là che dấu sự lo ngại một cuộc khủng hoảng thanh khoản tái phát do người gửi sẽ ồ ạt rút tiền để chuyển hóa thành USD, vàng, nếu NHNN VN chỉ cần phá giá VND trong biên độ 0,5 – 1%. Vì những người có tiền, hiện nay chẳng ai dại gì chỉ nắm giữ VNĐ. Công thức để bảo toàn đồng vốn phổ biến hiện tại: 1/2 vàng – 1/2 VND hoặc 1/3 vàng (hoặc thứ tương đương như kim cương) – 1/3 USD – 1/3 VND. Số lợi tức thu được từ VND gửi trong các tổ chức tín dụng sẽ được chuyển hóa lại thành vàng, USD. Lãi xuất và biến động tỷ giá, dĩ nhiên sẽ được người gửi tiền theo dõi, tính toán sát sao một cách “thông minh dân gian”. Trong giai đoạn này, các Ngân Hàng để tự cứu tính thanh khoản của mình, chỉ còn nước chạy đua tăng lãi xuất. Hiện nay các Ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài hầu như chỉ huy động được USD mặc dù lãi xuất cực thấp. Ngược lại hầu hết 35 Ngân hàng thương mại ngoài nhà nước cũng như 5 Ngân hàng nhà nước hầu như chỉ huy động được VNĐ.

Trong cuộc chiến tiền tệ này, người dân là người “gửi tiền thông minh”. Hệ thống Ngân Hàng VN, phải ngậm đắng nuốt cay, mỗi tháng phải chi ra không dưới 1,8 tỷ USD, cho người gửi tiền. Không có cách nào khác, nếu như NHNN, không muốn sụp đổ cả hệ thống. Hiện tại, NHNN VN đang lâm vào thế bị động, nếu không muốn nói đang lâm vào thế bí, trong cuộc chiến tiền tệ với người dân.

Với lượng tiền huy động vượt quá mười lần tăng trưởng tín dụng để cứu thanh khoản và với lãi xuất phải trả cho người gửi đến mức không chịu đựng được, hệ thống Ngân Hàng VN nói riêng và nền Kinh tế VN, sự tồn vong của Đảng CS VN nói chung, đang trên miệng vực sâu.

Đây chính là cuộc chiến giữa Bạo lực cách mạng và sự thông thái dân gian, giữa sự “giảo hoạt có tính toán” và “sự chịu đựng kiềm chế, ngắn hạn trong hiện tại và sự bất tín nhiệm vô hạn, trong tương lai”. Một thể chế Chính trị không được sự ủy nhiệm đồng thuận của dân chúng sẽ chi phối nền Kinh tế của quốc gia đó ở một mức độ giới hạn, trong một giai đoạn ngắn hạn. Một hình thái kinh tế tương hợp với ý nguyện của Đất nước sẽ quyết định thể chế Chính trị tương thích, trong tương lai dài hạn.

Với những kinh nghiệm đau xót trong quá khứ qua những chiến dịch “Đánh Tư sản mại bản”, “Cải tạo Công thương nghiệp” X1, X2, X3, X4, X5…Người dân Việt Nam hiện nay quá đủ kinh nghiệm để bảo vệ tài sản của mình một cách thông minh nhất.

Thử nghĩ xem.

Đà Lạt 12/02/2012 (Mùng 2 Tết Đinh Tỵ)
Oanh Yến Thị Phạm

– – –

1- Marx và Anghel.
2- Mao.
3- Xin phép không tiết lộ nguồn, nói ra chúng truy ra ngay, tùng xẻo em tắp tự.

Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”