Cuộc biểu tình 05/08 ở Việt Nam trên báo, đài và công luận Nhật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 6/8/2012, các báo lớn phát hành ở Nhật đều loan tải tin tức về việc hơn 30 người Việt Nam trong số những người biểu tình ngày 5/8/2012 ở thủ đô Hà Nội phản đối Trung quốc xâm lược đã bị công an bắt. Cũng theo các báo này, nhiều người Việt tại các thành phố lớn khác như Sài Gòn, Đà Nẵng… cũng nao nức muốn xuống đường biểu tình nhưng bị lực lượng an ninh bao vây nghiêm ngặt, lăm le trấn áp.

Tối thứ hai, ngày 06/08/2012, vấn đề này cũng đã được hai đài truyền hình Nhật là Asahi TV (kênh số 5) và Sakura Cable TV (217ch Sakuka TV) đưa lên trong chương trình thời sự quốc tế. Đài Sakura còn cho chiếu lại những cuộc biểu tình ở Việt Nam vào mùa hè năm 2011, nhưng đã bị nhà cầm quyền Việt Nam đè bẹp. Hệ quả là ngày hôm nay tàu chiến, tàu hải giám, tàu thăm dò hải dương cho đến tàu đánh cá của Trung quốc tràn ngập vùng lãnh hải và lãnh đảo của Việt Nam. Mới đây Bắc Kinh còn quyết định đưa thêm 23 ngàn tàu đánh cá khác vào vùng quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam – mà Bắc Kinh gọi là Nam Sa và Tây Sa. Việc ra lệnh một lần cho 23 ngàn tàu đánh cá ra những điạ điểm chỉ định ở biển Đông là điều bất bình thường, không nhằm mục tiêu đánh cá mà rõ ràng mang tính thách thức và thử nghiệm ý chí bảo vệ chủ quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo các đài này, nhiều phần phía nhà nước Việt Nam sẽ lên tiếng phản đối như thường lệ, nhưng cũng sẽ chỉ giữ ở cấp phát ngôn nhân bộ Ngoại giao hay trên một chút là hết. Còn những nhân vật lãnh đạo số 1, số 2 của Việt Nam vẫn im tiếng một cách khó hiểu và đương nhiên đang gây bất mãn trong dân chúng Việt Nam, những người muốn bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải của họ. Đài này cũng tin rằng phản ứng của nhà nước VN lần này cũng vậy, tức chỉ vài phản đối suông ở cấp thấp. Đối với Trung quốc, theo họ, đó là chuyện vô ích. Chỉ có hành động cụ thể, từ lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế cho đến việc hợp tác quân sự với các nước trong vùng, thì mới có thể chống cự được làn sóng xâm lược của Trung quốc. Nhưng làm gì thì vẫn phải dựa vào sức của toàn dân chứ một mình nhà nước sẽ chẳng làm được gì đáng kể, nhất là khi Bắc Kinh thấy chính Hà Nội đang bịt miệng dân mình.

Sakura TV còn dùng chuyện 23 ngàn tàu đánh cá của Trung quốc đến biển Đông để cảnh giác chính phủ Nhật chuẩn bị đối phó bằng mọi cách nếu Bắc Kinh đưa 23 ngàn tàu đánh cá đó đến vùng biển đảo Senkaku. Chính phủ Nhật sẽ phải thực hiện ý muốn của người dân, đó là cương quyết chống xâm lược dựa trên sức của toàn dân và hợp tác với các nước đồng minh.

Sau khi tường thuật các dữ kiện về cuộc biểu tình ngày 5/8, báo đài Nhật bình luận nhiều về câu hỏi tại sao nhà nước Việt Nam lại không hỗ trợ mà còn bắt nhiều người dân đi biểu tình phản đối Trung Quốc đã xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là các cuộc biểu tình đều đã diễn ra rất ôn hòa. Họ không thể tưởng tượng được chuyện như vậy sẽ có bao giờ xảy ra ở Nhật Bản.

Các bàn luận về câu hỏi trên còn lan ra nhiều trang mạng nhật ký (blogs), Twitters, Facebook của người Nhật. Nhiều ý kiến cho rằng rõ ràng những người cầm quyền ở Việt Nam đặt quyền lợi của họ lên trên hết, trên cả quyền lợi tổ quốc. Có người đi xa hơn và đề nghị : “Đành rằng đây là chuyện của Việt Nam, nhưng một chính quyền như thế thì thiết nghĩ Nhật Bản (chúng ta) không cần phải bang giao làm gì để mang tiếng”. Cũng có những bloggers đồng cảm với người dân Việt và cho rằng: “Một chính quyền độc tài, tham nhũng và không coi trọng cả việc giữ nước thì bị người dân đứng lên lật đổ là đúng rồi!”

Để giải thích câu hỏi trên, nhật báo Yomi Uri – tờ báo kinh tế lớn nhất ở Nhật – đưa ra hai giả thuyết. Một là nhà nước Hà Nội bị áp lực mạnh từ Bắc Kinh. Hai là lãnh đạo Hà Nội sợ những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc sẽ trở thành biểu tình chống tham nhũng, hối lộ và độc tài.

Riêng giáo sư kiêm học giả nổi tiếng của Nhật là ông Tono Oka đã điện thoại đến văn phòng Hiệp hội Người Việt tại Nhật chia sẻ suy nghĩ của ông như sau: “Tôi chỉ là một người dân bình thường, nhưng có quan tâm về vấn đề bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Năm ngoái tôi rất ngỡ ngàng khi thấy nhà nước Việt Nam không cho phép người dân đi biểu tình phản đối Trung Quốc. Nhiều người còn bị bắt giam hay bị mời lên đồn công an hạch hỏi lý do vì sao đi biểu tình. Câu hỏi hết sức vô lý mà tôi nghĩ người hỏi cũng thấy ngượng miệng nhưng chắc phải làm theo lệnh cấp trên. Tôi thấy đây là việc làm không đúng của nhà nước Việt Nam nên đã điện thoại đến Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo mấy lần để yêu cầu không nên làm như thế. Nhưng mấy lần tôi điện thoại đến đều được trả lời rằng người trách nhiệm đi vắng. Nhân đây xin Hiệp Hội chuyển lời ngưỡng mộ của tôi đối với những người đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam. Chắc chắn tôi sẽ lên tiếng tố cáo mạnh mẽ trước dư luận Nhật và thế giới về hành động xâm lược của Trung Quốc và chuyện nhà nước Việt Nam bắt bớ người biểu tình ôn hòa. Tôi và nhiều đồng nghiệp cũng sẽ áp lực chính phủ Nhật phải lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam không được bắt bớ trái phép những người biểu tình trong ôn hòa chống Trung quốc xâm lược.

Xem ra công luận Nhật còn lo lắng cho chủ quyền và tương lai dân tộc Việt Nam hơn xa các nhà lãnh đạo gốc Việt — những người đang run rẩy không dám chận những bước chân xâm lược của ngoại bang nhưng lại rất hung bạo đàn áp những bước chân của người Việt yêu nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.