Cuộc Biểu Dương Bảo Vệ Những Nhà Đấu Tranh Cho tự Do Dân Chủ Tại Nam Úc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Adelaide – VNN) Lúc 11 giờ ngày 16/9/06 tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc, đã diễn ra một cuộc xuống đường biểu dương tinh thần đoàn kết, yểm trợ cho các nhà đối kháng trong nước đang bị CSVN khủng bố, trù dập, và cũng để trình bày cho người dân Úc biết được chính quyền CSVN là một chính phủ độc tài. Buổi xuống đường để bảo vệ các nhà đấu tranh trong nước này do Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (VNCTCMĐ) thuộc Cơ Sở Adelaide đứng ra phối hợp với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/ Nam Úc (CĐ/NVTD/NU) tổ chức. Đây là sự phát động đồng loạt các tiểu bang trên khắp Úc Châu và cả thế giới, nơi nào có người Việt Nam tỵ nạn là có biểu tình trong 2 ngày 16 và 17/9/06.

Đến 11 giờ số đồng hương đến tham dự đông đảo trước tiền đình Quốc Hội Nam Úc. Với đủ cả các thành phần, từ cụ già trên 80 như cụ Bằng từ Salisbury cũng chống gậy đón xe lửa ra cùng đấu tranh với bà con. Thành phần trẻ cũng hiện diện đóng góp trong ngày hôm nay như Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Úc Châu Nam Úc. Về phiá hội đoàn thì có sự tham dự của ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc (CĐ/NVTD/NU), ông Lê Văn Hiếu Chủ Tịch Hội Đồng Đa Văn Hoá và Sắc Tộc Nam Úc, Nghị Viên Ngô Thế Tùng, ông Đỗ Văn Tri Gia Đình Võ Bị QG Đà Lạt, ông Nguyễn Văn Nam Gia Đình Võ Khoa Thủ Đức..v…v..

Về phía chính giới Úc thì có sự hiện diện của các Dân Biểu Nghị Sĩ như: Bộ Trưởng Bộ Đa Văn và Sắc Tộc kiêm Bộ Trưởng Tư Pháp Nam Úc Michael Atkinson, Cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Nam Úc Julian Stefani, Dân Biểu Jack Snelling, TNS Linsay Simons.

Đặc phái viên của Radio TNT làm phóng sự trực tiếp truyền thanh cho thính giả 3 thành phố Adelaide, Melbourne, Brisbane cùng theo dõi. Ngoài ra buổi xuống đường tại Adelaide còn được một thành viên của Diễn Đàn PalkTalk chuyển thẳng vào Room “Vùng Lên Cho Việt Nam Dân Chủ Tự Do” cho các chatter từ nhiều nước khác nhau trên thế giới trực tiếp theo dõi.

Vào lúc 11.30, qua phần điều hợp của cô Bích Trâm, chương trình được bắt đầu với phần nghi lễ chào Quốc Kỳ Úc Việt. Kế đó là lời chào mừng và cảm ơn cũng như giới thiệu và giải thích về buổi biểu dương của Ông Đỗ Đăng Liêu Trưởng Ban Tổ Chức. Tiếp theo là lời phát biểu rất đồng tình trong công việc bảo vệ cho các nhà đấu tranh đang bị đàn áp trong nước của ông Chủ Tịch CĐ/NVTD/NU Đoàn Công Chánh Phú Lộc. Phần kế tiếp là lời phát biểu của cựu TNS Tiểu Bang Julian Stefani tán đồng và yểm trợ cho Cộng Đồng NVTD/NU trong công cuộc đấu tranh đòi CSVN phải trả cho người dân VN quyền Tự Do Dân Chủ.

Người phát biểu sau đó là Ô Michael Atkinson. Ông cho biết tháng rồi, trong chuyến công tác sang Việt Nam, ông đã tiếp xúc với những nhà đấu tranh đòi Tự Do Tôn Giáo cho VN từ Hà Nội đến Cà Mau, ông hiểu rất rõ rằng ở VN chưa có Tự Do Tín Ngưỡng và nhiều quyền khác bị tước đoạt cần phải đấu tranh để đòi lại.

Kế đến là phần trình bày của ông Lê Văn Hiếu về nhiệm vụ bức thiết phải lên tiếng bênh vực các nhà đấu tranh trong nước, Ông Hiếu còn kêu gọi trong lúc này mọi người cùng đoàn kết, sát cánh bên nhau để giải trừ CS.

Tiếp theo là lời phát biểu bằng Anh ngữ của đại diện Tổng Hội SVHS/Nam Úc, anh Phạm Thành Chiến và sau đó là lời kêu gọi nhiệt tình ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước của nữ dược sĩ Đặng Kim Loan một khuôn mặt trẻ đấu tranh tích cực trong CĐ/NVTD/Nam Úc. Một nữ dược sĩ trẻ khác là thành viên của VNCTCMĐ, cô Huỳnh Hoài Bảo Châu ca ngợi các nhà đấu tranh trong nước đã khắc phục được nỗi sợ hãi và mọi khó khăn bất chấp mọi nguy hiểm cho chính bản thân và gia đình họ.

Cuối cùng là lời cảm tạ cũa ông Đỗ Đăng Liêu trước khi tuyên bố chấm dứt cuộc biểu dương đòi CSVN ngưng mọi hành động đàn áp các nhà đối kháng.

Cuộc xuống đường kết thúc lúc 1pm. Bà con ra về trong khí thế hăng say và tinh thần đấu tranh cao độ, cùng hẹn gặp nhau trong các cuộc đấu tranh tới.

Nhiều người Úc bản xứ và các du khách đi ngang qua, nhận các tờ truyền đơn để hiểu tại sao Cộng Đồng NVTD/Nam Úc tụ tập hôm nay. Họ rất cảm thông và đồng tình với đoàn Biểu Tình.

(Sa Giang tường trình từ Nam Úc)

Cuộc biểu dương tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ngày 16/9/06 với sự hiện diện của các chính giới Úc.


Nội Dung Bài Diễn Văn Của Dân Biểu Michael Atkinson, Bộ Trưởng Bộ Đa Văn Hóa Và Sắc Tộc kiêm Bộ Trưởng Tư Pháp Nam Úc

JPEG - 33.8 kb
Dân biểu Michael Atkinson đang phát biểu trong cuộc biểu dương trước tiền đình QH Nam Úc.

(Adelaide – VNN) Tôi lấy làm sung sướng được tham gia vào cuộc biểu tình hôm nay nhằm hỗ trợ cho những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, và để được đóng góp một phần nhỏ của tôi là kêu gọi mọi người dân Nam Úc, và tất cả mọi người dân trên thế giới lưu tâm đến cảnh ngộ của những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền này.

Năm ngoái, khi chúng ta kỷ niệm 30 năm định cư của Người Việt tại tiểu bang Nam Úc, chính phủ do Thủ Hiến Mike Rann lãnh đạo, đã cam kết với quí vị rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi hỏi một chế độ pháp trị, đòi hỏi cho quyền tự do tư tưởng và sinh hoạt chính trị, quyền tự do ngôn luận và tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do lập hội.

Chúng ta chứng kiến một cách bàng hoàng, việc chính quyền Việt Nam tiếp tục coi thường cả thế giới, tiếp tục vi phạm tất cả những lý tưởng về nhân quyền mà đã được nhân loại tôn vinh, bằng cách bức hại những người dân Việt Nam yêu nước và hiếu đạo với tổ quốc Việt Nam đã chỉ trích lề lối cai trị của chế độ.

Khát vọng của những nhà đấu tranh dũng cảm này chằng có gì hơn là chỉ đạt được quyền căn bản nhất của con người – đó là quyền được sống trong tự do.

Tôi được biết rằng một tháng trước đây, công an tại Hà Nội đã quản thúc năm nhà văn và nhà báo đối kháng trong lúc họ đang toan tính kế hoạch phổ biển quan điểm của họ trên một tờ báo có tên là “Tự Do và Dân Chủ” và trên liên mạng toàn cÀu.

Một số các vị này là thành viên của Nhóm 8406 – đây là danh xưng được đặt dựa theo thời điểm một kiến nghị thỉnh cầu những quyền dân chủ tại Việt Nam đã được phát hành vào ngày 8 Tháng Tư năm 2006.

Đây là những hoạt động hoàn toàn ôn hòa,

Những nhà văn và nhà báo này không có hành động đe dọa bằng vũ lực nào đối với nhân dân hoặc nhà nước; thế mà họ đã bị bắt, bị thẩm vấn, bị đánh đập, và bị hăm dọa.

Chính quyền Việt Nam có lẽ đã nghĩ rằng những hành động đàn áp của họ sẽ không bị phát hiện, nhưng chế độ này đã không lường được tinh thần dũng cảm và ngoan cường của những nhà hoạt động dân chủ này.

Nhưng nhà nước cộng sản rất có thể dùng những biện pháp đàn áp tàn nhẩn hơn vào cuối năm nay.

Việt Nam đang là quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức Diễn Đàn “APEC”, tức là Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Á Châu Thái Bình Dương, vào Tháng Mười Một, và các vị lãnh đạo quốc gia từ vùng Á Châu-Thái Bình Dương sẽ hội tụ tại đó trong hơn một tuần để tham dự những phiên họp thượng đỉnh.

Một số các cuộc hội thảo và những sinh hoạt hội họp khác hiện đang diễn ra tại Việt Nam, và vì chế độ này biết rằng thế giới đang tập trung chú ý vào Viêṭ Nam, chính quyền Việt Nam đã ngần ngại trong việc dùng vũ lực tàn bạo mà họ đã từng dùng để đàn áp những người hoạt động đòi hỏi dân chủ trong quá khứ.

Có thể chính quyền Việt Cộng sẽ án binh bất động trong suốt thời gian hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn tiến, lúc mà nhiều vị lãnh đạo của các quốc gia đang có mặt ở đó để chứng kiến, và giới truyền thông của thế giới đang theo dõi mọi trình tự trong suốt tiến trình của hội nghị thượng đỉnh.

Sự quan ngại lớn lao nhất của chúng ta là một khi hội nghị thượng đỉnh APEC đã kết thúc và các vị lãnh đạo và lực lượng truyền thông quốc tế đã rời khỏi Viêṭ Nam, chế độ cộng sản Việt Nam sẽ dùng những biện pháp vô cùng tàn nhẫn để tiêu diệt những nhà đối kháng, chà đạp quyền tự do ngôn luận và phong trào ủng hộ dân chủ.

Họ sẽ làm điều đó vì họ nghĩ rằng sau hội nghị APEC sự chú ý của thế giới sẽ không còn nữa.

Vì thế chúng ta phải cảnh cáo chính quyền cộng sản Việt Nam ngay từ bây giờ!

Chúng ta sẵn sàng đối phó với bất cứ thủ đoạn nào mà họ sẽ dùng để bức hại những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền.

Chúng ta đã học bài học lịch sử.

Chúng ta biết chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa những hành động ngược đãi đối với những nhà hoạt động dân chủ.

Chúng ta không được ngoảnh mặt làm ngơ khi những nhà hoạt động nhân quyền và đòi hỏi dân chủ bị ngược đãi và không để cho chế độ cộng sản Việt Nam ngang nhiên sử dụng những thủ đoạn đàn áp của họ.

Họ phải biết là chúng ta đang hết sức cảnh giác.

Chúng ta phải nói cho tất cả mọi người Úc và mọi người dân trong vùng Á Châu và Thái Bình Dương và trên toàn thế giới về những gì xảy ra tại Việt Nam và kêu gọi họ tham gia vào chính nghĩa của chúng ta.

Chúng ta phải yêu cầu tất cả những nhà lãnh đạo tham dự hội nghị APEC tại Việt Nam vào Tháng Mười Một này,và trước tiên là các cấp lãnh đạo của Nước Úc, nói với chế độ tại Việt Nam rằng những hành động đàn áp phi nhân cuả họ sẽ bị ghi nhận và không được chấp nhận.

Chế độ cộng sản Việt Nam không thể kỳ vọng tiến hành hội nhập với các quốc gia trong khu vực chúng ta, và với thế giới, nếu họ coi thường tất cả những qui ước và những nguyên tắc về quyền tự do, dân chủ và nhân quyền.

Chúng ta trân quí giá trị của những nguyên tắc này, và chúng ta kỳ vọng và đòi hỏi rằng bất cứ ai muốn được chúng ta đối xử với sự tôn trọng và tình hữu nghị thì chính họ cũng phải có sự tong trọng những nguyên tắc cơ bản này.

Dân chủ và tự do là những nguyên tắc cơ bản được mọi quốc gia trong khu vực cuả chúng ta hoàn toàn và triệt để tôn trọng, chính phủ Tiểu bang Nam Úc sẽ sát cánh với cộng đồng người Việt trong cuộc đấu tranh này và để hổ trợ những nhà hoạt động đòi hỏi dân chủ và nhân quyền trong nhóm 8406.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.