Công ty Skype có thể nghe lén bạn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Skype cho phép cảnh sát và các giới thẩm quyền nghe lén điện đàm của người sử dụng? Đó là là câu hỏi được đặt ra bởi một nhóm đông đảo bao gồm các tổ chức tranh đấu cho các quyền hạn như Electronic Frontier Foundation, Ký Giả Không Biên Giới, nhiều nhà hoạt động, ký giả, …. trong một lá thư ngỏ đăng tải trên mạng.

Nhóm đồng ký tên lá thư ngỏ cho rằng Skype với hơn 600 triệu người sử dụng đã trở thành một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Nhiều người sử dụng cậy nhờ vào Skype cho những cuộc điện đàm nhạy cảm, như các nhà hoạt động sống trong các thể chế độc tài, hoặc ký giả nói chuyện với nguồn tin của họ. Nói cách khác, người sử dụng phụ thuộc vào Skype để giữ kín thông tin và có khi mạng sống của họ.

Vậy mà, “rất tiếc là người sử dụng và các cố vấn về an ninh vi tính vẫn mơ hồ và mù mờ về mức độ kín đáo của các cuộc điện đàm Skype, đặc biệt là giới chính quyền và những nhóm thứ ba khác có truy cập được dữ kiện và thông tin về người sử dụng Skype không.”

Đó là lý do nhóm ký tên thư ngỏ muốn Skype và công ty mẹ là Microsoft công khai và thường xuyên phổ biến những báo cáo minh bạch, kiểu như Google từng làm, cho biết rõ chính sách về quyền riêng tư, dữ kiện gì Skype cung cấp cho các nhóm khác, dữ kiện gì Skype thu thập, bao nhiêu lần Skype hồi đáp khi giới thẩm quyền đòi hỏi dữ kiện, và Skype dùng tiêu chuẩn gì khi đáp ứng.

Căn bản ra, nhóm ký tên thư ngỏ muốn biết lập trường của Skype về quyền riêng tư và nghe lén có thay đổi trong những năm vừa qua, nhất là sau khi được Microsoft mua lại.

Trong quá khứ, Skype được sự tin tưởng của nhiều giới vì nhờ có mã hóa (encryption) và hạ tầng cơ sở thông tin dùng mô thức giữa người-và-người (peer-to-peer) khiến cho việc nghe lén hầu như không thực hiện được. Vào năm 2007, Skype chính thức lên tiếng cho biết cách thức hoạt động như thế chống lại nghe lén. Và cảnh sát Đức cũng đã than phiền về chuyện đó.

Nhưng trong những năm gần đây, mọi thứ có thể đã thay đổi. Giới chuyên gia an ninh vi tính chỉ ra một thay đổi về cấu trúc của Skype gần đây giúp cho công ty Skype và giới thẩm quyền có thể nghe lén điện đàm của người dùng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thay vì thuần túy dùng cấu trúc giữa người-và-người thì bây giờ Skype có những trạm chính (supernode) và các điện đàm đi ngang qua trạm đó. Và nhờ thế mà Skype có thể nghe lén dễ dàng các cuộc điện đàm ngang qua trạm chính.

Công ty Skype thì phủ nhận là những thay đổi về cấu trúc có liên quan đến khả năng nghe lén, nhưng lại từ chối không xác nhận là Skype có cho phép nghe lén không, khi bị báo giới đặt câu hỏi vào hè năm 2012.

Trước đó một năm vào tháng Sáu 2011, Microsoft nộp đơn xin bằng sáng chế cho việc “chận bắt hợp pháp” (legal intercept) dường như cho dịch vụ chat như Skype. Sự việc này chỉ làm cho lời đồn đãi lan rộng.

Ngoài ra vào đầu năm 2012 sau khi bắt giữ ông Kim Dotcom của dịch vụ Megaupload và các cộng tác viên, FBI tiết lộ là họ điều nghiên email và các thông tin chat của Skype đi lùi tới năm 2007 để truy tìm ông Kim. Điều này mâu thuẫn với chính sách của Skype chỉ giữ thông tin chat trong vòng 30 ngày.

Lập trường vững chắc về quyền riêng tư của người dùng mà Skype có trước đây nay đã lung lay, và khiến cho giới chuyên môn lo âu.

Lá thư ngỏ còn đề cập đến ấn bản Skype đặc biệt cho cư dân mạng tại Trung Quốc, gọi là TOM-Skype. Phần mềm này nhìn y hệt như ấn bản chính của Skype khiến cho một số người dùng có thể không biết là họ đang dùng ấn bản Skype đặc biệt. TOM-Skype có phần kiểm duyệt để chận bỏ những thông tin, cụm từ “nhạy cảm” đối với chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra mức độ theo dõi, nghe lén của TOM-Skype như thế nào cũng không được công ty Skype làm rõ.

Nguyên văn lá thư ngỏ (Anh ngữ) gửi cho Skype có nơi đây: http://www.skypeopenletter.com/

Theo Mashable.com

Nguồn: NoFireWall.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.