Cộng sản tấn công đan sĩ Đan viện Thiên An, phá hủy thánh giá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(29.06.2017) – Cán bộ Lâm trường Tiền Phong tên là Chính đã dùng cần câu làm bằng sắt vụt liên tiếp lên đầu một Đan sĩ Đan viện Thiên An trong vụ nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế tấn công các Đan sĩ khi các thầy ra sức bảo vệ Cây Thánh Giá – biểu tượng thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo.

Điều này được Đan sĩ – Linh mục Antôn Võ Văn Giáo là nạn nhân chia sẻ với Pv.GNsP. Linh mục Antôn cũng cho biết, rất may vào thời điểm đó, sáng ngày 28.06.017, trên đầu cha đang đội nón bảo hiểm nên chấn thương không quá nghiêm trọng.

Cha Antôn cũng cho biết thêm, giới cầm quyền Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động côn đồ, công an mặc thường phục xông thẳng vào nội vi Đan viện Thiên An, trấn áp, đánh đập, mạ lị các Đan sĩ Thiên An.

Nhóm người mặc thường phục trên dưới 200 người đã mang theo hung khí: tuýp nước, lưỡi cưa, gậy gộc, búa tạ, xà beng, cuốc xẻng… để tấn công các thầy, cũng như giật sập Cây Thập Tự đang được giương cao trong nội vi Đan viện.

Trước thái độ hung hãn, túm tóc, bóp cổ, xô đẩy, hành hung của nhóm côn đồ dưới sự bảo kê và chứng kiến của công an xã, công an huyện, công an tỉnh, các Đan sĩ cương quyết ôm chầm lấy Cây Thập Tự có tượng Chúa Giêsu Chịu Nạn bị nhà cầm quyền đập nát vào năm 2015. Tuy nhiên, nhóm côn đồ quá đông và hết sức hung hãn, nên các Đan sĩ không thể bảo vệ được Thánh Giá.

“Các anh đánh chết tôi đây, rồi hãy hạ Thánh Giá”, là quyết tâm của các Đan sĩ bảo vệ Cây Thánh Giá cho đến cùng.

Nhiều Đan sĩ bị đánh tím bầm mắt, bị đạp vào đầu, ngực, bụng. Nhóm côn đồ này đe dọa sẽ đánh các Đan sĩ nếu “bất cứ ai ra khỏi dòng mà họ bắt gặp”.

Thế nhưng, sau khi nhóm côn đồ, các cán bộ rút lui, một người trong nhóm cán bộ (xin giấu tên) đã đến xin lỗi các cha và các thầy: “Con không có làm gì xúc phạm đến các thầy đâu, có gì thì xin lỗi”. Trưa cùng ngày 28.06, cảnh sát giao thông lập chốt trước cổng Đan viện cấm cản các xe khách hành hương viếng thăm. Họ sách nhiễu và tịch thu xe của các Đan sĩ khi các thầy đi ra bên ngoài.

Chiều cùng ngày, cộng sản cầm quyền tại địa phương cho xe tải, xe ủi, xe xúc, công nhân vào chặt phá rừng thông, đào xới khu đất sau sân bóng đá của Đan viện và khu vực Hồ Thủy Tiên – thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An từ những năm 1940. Họ tiến hành làm con đường trên khu đất của Đan viện nhằm thôn tính 107 hécta đất-nhà-rừng thông của Đan viện.

Thâm hiểm hơn, họ đã “kích động” người dân thôn Kim Sơn vào gây gổ các Đan sĩ và hỗ trợ giới chức cộng sản địa phương xây con đường này với nhiều lời hứa hẹn.

PNG - 307.4 kb
An ninh mặc thường phục ra tay hành hung, đánh đập các Đan sĩ Đan viện Thiên An.

JPEG - 35.2 kb
Nguyễn Thanh Tuấn ngụ tại thôn Cư Chánh đã dùng cơ bắp đánh đập các Đan sĩ tại Đồi Khổ Nạn.

PNG - 369.1 kb
Người chỉ huy nhóm côn đồ, công an, an ninh mặc thường phục trong vụ hành hung các Đan sĩ Đan viện Thiên An vào ngày 28.06.2017.

Cách đây vài ngày, cộng sản cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế dưa ra đề nghị gặp gỡ Đan viện Thiên An để giải quyết vấn đề đất-nhà-rừng thông của Đan viện, họ nói là “theo đề nghị của trung ương”. Phía Đan viện đồng ý và mời họ vào ngày 29.06.2017 sẽ gặp gỡ tại Đan viện. Tuy nhiên, họ từ chối. Sau đó, họ tiếp tục yêu cầu cho Ban Tôn Giáo tỉnh gặp Đan viện vào sáng ngày 28.06.2017. Và, những gì đã xảy ra cho các Đan sĩ Đan viện Thiên An từ sáng ngày 28.06 là “phương án” giải quyết đúng chất cộng sản của tỉnh và trung ương!

Được biết, phía Đan viện nhiều lần có thiện chí mời tỉnh làm việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật để giải quyết vụ đất-nhà-rừng thông của Đan viện Thiên An. Thế nhưng, phía cầm quyền – kẻ cướp đất luôn tìm cách từ chối (ít nhất là ba lần), không dám đối thoại trực tiếp với chủ nhà – Đan viện Thiên An. Thay vào đó là “bạo lực cách mạng”, kết hợp “nhuần nhuyễn” giữa các lực lượng công an, côn đồ, quần chúng “tự phát”… nhằm triệt tiêu ý chí bảo vệ tài sản Giáo hội của các Đan sĩ Đan viện Thiên An.

Lúc này, nếu chúng ta không cùng “đồng lòng” với các Cha, Thầy Đan viện Thiên An, thì chắc chắn ngày mai, nạn nhân mới sẽ là chúng ta.

Huyền Trang, GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”