Công an Thừa Thiên Huế đe dọa sinh viên không được tiếp cận thông tin về Đan viện Thiên An

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(23.07.2017) – Sinh viên sống và học tại Tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, công an đe dọa các bạn không được đọc tin và chia sẻ các bài viết có nội dung liên quan đến “chính quyền” đàn áp các Đan sỹ và cướp đất Đan viện Thiên An (ĐVTA).

Công an đã vào nhà của các bạn sinh viên này. Họ yêu cầu các bạn gỡ tất cả các bài viết, video trên facebook, zalo có liên quan đến thông tin “chính quyền” dùng hung khí truy đuổi, tấn công các Đan sỹ ĐVTA.

Các bạn sinh viên cho biết, các bạn tìm hiểu và chia sẻ thông tin về ĐVTA từ trang Fanpage “Tin Mừng Cho Người Nghèo”. Tuy nhiên, các công an viên nói rằng, trang tin “Tin Mừng Cho Người Nghèo” là trang “phản động”, đưa thông tin không đúng.

JPEG - 86.9 kb
Nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế huy động trên dưới 200 côn đồ, an ninh thường phục, cán bộ địa phương, công an khu vực, thành viên Hội Phụ nữ… xông vào nội vi Đan viện Thiên An, đem theo các hung khí triệt hạ phá hủy Thánh Giá, đập bể tượng Chúa Chịu Nạn, lăng nhục tấn công các Đan sỹ, vào ngày 28-29.06.2017.

Trang web hay Fanpage “Tin Mừng Cho Người Nghèo” là trang thông tin điện tử do một nhóm các cha Dòng Chúa Cứu Thế thành lập vào tháng 4.2015 với mục đích “loan báo Tin Mừng cho người bị bỏ rơi hơn cả, và vọng lại tiếng nói của dân oan, của người bị bất công, những người không có tiếng nói”.

Các bạn sinh viên cũng cho biết thêm, công an đã vu khống ĐVTA đủ điều. Tuy nhiên, các bạn sinh viên nói rằng, họ không hề tin những gì công an nói vì họ hiểu bản chất của cộng sản là dối trá và không lo lắng khi bị công an đe dọa.

Tại Điều 25 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Điều 16 Hiến pháp quy định: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Chưa kể khoản 2 Điều 8 Hiến pháp 2013 qui định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Do đó, mọi công dân – trong đó có sinh viên – có quyền “tiếp cận thông tin” tìm hiểu các vấn đề sai trái đang diễn ra trong xã hội VN. Cũng như có quyền giám sát các hoạt động của “cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức”, nếu cần người dân có quyền “có ý kiến” để buộc nhà cầm quyền phải “lắng nghe”! Thậm chí, công an, nhà cầm quyền càng phải khuyến khích giới trẻ, sinh viên tìm hiểu các vấn nạn xã hội, lắng nghe ý kiến của những người trẻ… bởi lẽ đất nước này do chính người trẻ tiếp nối, xây dựng. Mọi hành vi hạch sách, cấm cản của công an, an ninh đối với các bạn sinh viên là sai trái, “biểu hiện của quan liêu, hách dịch, cửa quyền…”. Các bạn đang làm đúng, hãy cứ hiên ngang thực hiện.

Các Đan sỹ ĐVTA cho biết, những người dân thường xuyên lui tới, cộng tác giúp Nhà dòng bị những người lạ mặt tìm đến tư gia hạch sách, đe dọa, cấm cản không được làm việc cho Đan viện. Trong thời gian vừa qua, hộp thư điện tử chính của ĐVTA luôn nhận nhiều thư ẩn danh với những lời đe dọa đánh đập nếu các Đan sỹ đi ra khỏi Đan viện.

Sau biến cố đau thương ngày 28-29.06.2017 tại ĐVTA, khách hành hương đổ về Đan viện ngày càng đông, trung bình mỗi ngày có hơn 400 lượt khách viếng thăm.

Nhà cầm quyền có thể đe dọa người dân xóa sạch các thông tin sự thật về ĐVTA, nhưng không thể xóa đi nỗi đau xúc phạm niềm tin Tôn Giáo nơi cõi lòng người giáo dân, cũng như sự xúc phạm quyền tự do Tôn Giáo nơi tâm hồn mỗi công dân có lòng hướng thiện. Và “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32).

Huyền Trang, GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.