Công an Hà Nam tổ chức ‘học tập Việt Tân’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối năm 2016, Bộ công an cộng sản Việt Nam đã tung ra cáo buộc Đảng Việt Tân là “tổ chức khủng bố” nhưng không có bất cứ bằng chứng nào, đồng thời hăm dọa rằng sẵn sàng bắt giữ những ai liên lạc hay cộng tác với Việt Tân. Cáo buộc này nhằm cô lập các hoạt động của đảng Việt Tân nói riêng, và các hoạt động đấu tranh dân chủ nói chung, xem ra đã không mấy hiệu quả.

Trước khí thế đấu tranh không khoan nhượng của người dân, công an tỉnh Hà Nam mới đây lại phải tổ chức một hội nghị “học tập về Việt Tân” nhắm vào đối tượng là cán bộ, giáo viên, sinh viên thuộc các trường Đại học và Cao đẳng trong địa bàn tỉnh Hà Nam vào ngày 18 Tháng 3 vừa qua.

Buổi học tập được tổ chức tại Đại học Công nghiệp Hà Nội cơ sở tại Hà Nam, quy tụ 700 người tham dự. Cán bộ giảng huấn là những nhân sự thuộc phòng An ninh chính trị Bộ Công an và trụ sở công an tỉnh Hà Nam. Nội dung trình bày không ra ngoài những cáo buộc mang tính chất quy chụp từ nhiều năm qua về “thủ đoạn, âm mưu và các hoạt động chống phá đảng và nhà nước của Việt Tân.”

JPEG - 146.2 kb
TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Ảnh: Báo Hà Nam.

Điều đáng chú ý trong kỳ học tập này là Bộ công an đã cho trình bày những dạng hoạt động của đảng Việt Tân trong giới trẻ, với mục đích cảnh giác và kêu gọi thành phần giáo viên và sinh viên phải “xa lánh” Việt Tân.

Cứ mỗi lần có những biến động lớn, lực lượng an ninh CSVN lại mang đảng Việt Tân ra cáo buộc như là thủ phạm gây rối cho chế độ qua vụ biểu tình chống Giàn Khoan HD 981 của Trung Cộng, chống vụ ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung do công ty Formosa gây ra vân, vân…

Và không chỉ cáo buộc suông hay đem đảng Việt Tân ra “khai tử” nhiều lần trên mặt báo, đài, bộ máy an ninh CSVN còn có nhu cầu răn đe qua những buổi tập dợt phòng chống các thế lực thù địch và lực lượng phản động lưu vong – rất khẩn trương và bạo lực. Tuy nhiên những thủ đoạn này chẳng đe dọa được ai, vì người dân chẳng thấy khẩu hiệu hay hành động “khủng bố” nào của Việt Tân mà chỉ thấy kẻ hung dữ và khủng bố tinh thần của đồng bào hàng ngày chính là những công an phường khóm đe nẹt người bán hàng rong kiếm sống, là những công an giao thông chặn bắt người để lấy tiền mãi lộ, hay những chiếc loa phường choe chóe bên tai…

Nguyên nhân gì khiến công an lại tổ chức học tập về Việt Tân vào lúc này?

Phải chăng chế độ đang cảm nhận và sợ hãi một thứ “quyền lực mềm” đang lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước, thu hút và kết tụ những tấm lòng, sưởi ấm trái tim, hồi sinh niềm hy vọng và thúc đẩy những bước chân cùng đi tới bứt tung xích xiềng của độc tài, chuyên chế.

Sức mạnh này không phải là của Việt Tân, mà là sức mạnh của chính nghĩa. Cái “tội” của Việt Tân – trong cái nhìn của CSVN – là đã góp phần nhóm lên ngọn lửa hồi sinh và giới thiệu tới toàn dân một phương thức đấu tranh hữu hiệu, vừa thực dụng vừa nhân bản, đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân – đó là đấu tranh Bất Bạo Động.

Từ năm 2007 cho đến nay, đảng Việt Tân đã nỗ lực quảng bá những ý niệm cũng như kỹ năng của đấu tranh bất bạo động mà các phong trào dân chủ trên thế giới từng áp dụng để lật đổ những chế độ độc tài độc đảng tại Đông Âu (1989), Trung Á (2003) và nhất là tại Bắc Phi (2011).

Chính phương pháp đấu tranh bất bạo động đã giúp cho giới trẻ tích cực nối kết và tham gia vào các sinh hoạt xã hội qua mạng lưới chống bất công, bảo vệ môi trường, quyền lao động, giúp đỡ người tàn tật… mà ai cũng có thể tham gia trong tinh thần “toàn dân, toàn diện” để “góp gió thành bão.”

Các buổi tập huấn đấu tranh bất bạo động đã giúp cho nhiều người, đặc biệt là các bạn thanh niên, sinh viên học sinh, ý thức được sức mạnh của cá nhân và tập thể; thấy rõ cấu trúc chính trị trong xã hội độc tài, hiểu rõ nguồn lực nào quan trọng nhất phải vận động để có số đông tham gia, cách thức tăng cường sức mạnh của người dân chống lại guồng máy bạo lực của công an một cách quyết liệt không khoan nhượng.

Để ngăn chận những hoạt động nói trên, công an CSVN đã dùng nhiều từ ngữ thô bạo gán ghép Việt Tân là thế lực thù địch, bọn lưu vong phản động, tổ chức khủng bố… để vẽ ra hình ảnh xấu, ác, đáng sợ của Việt Tân khiến người dân e ngại mà xa lánh. Nhưng những gán ghép này của Công an đã bị phản ứng ngược, vì chỉ khiến cho người dân càng thấy rõ hơn bản chất lạc hậu và gian manh của một chế độ cần phải đào thải. Người dân không lạ gì bản chất của chế độ, và họ hiểu ai là người thực sự vì quyền lợi của dân tộc.

JPEG - 117.8 kb
Buổi học tập “phòng chống Việt Tân” được tổ chức tại Đại Học Công Nghiệp Hà Nội cơ sở tại Hà Nam hôm 18-3-2017.

Nói tóm lại, qua sự kiện công an Hà Nam phải bắt cán bộ, sinh viên tham dự buổi học tập “phòng chống” Việt Tân cho thấy là các biện pháp ngăn chận những hoạt động của phong trào dân chủ của bộ máy an ninh CSVN không còn hiệu quả.

Mục tiêu đấu tranh rõ ràng và công khai của đảng Việt Tân từ nhiều thập niên qua là chấm dứt tình trạng cai trị độc tài của Cộng sản Việt Nam, hầu đất nước có điều kiện tiến hành công cuộc canh tân, trở thành một quốc gia văn minh, tự do và nhân bản.

Dù liên tục bị lực lượng an ninh CSVN tìm cách cô lập và xuyên tạc; nhưng mục tiêu đấu tranh của đảng Việt Tân đã là khát vọng chung của dân tộc và vì thế nó đã lan tỏa khắp nơi trên toàn quốc. Nói cách khác, chính nghĩa đấu tranh của đảng Việt Tân đã khơi dậy ý thức dấn thân của người dân nói chung, và thành phần thanh niên sinh viên nói riêng, bất chấp mọi hiểm nguy và đã tích cực tham gia vào công cuộc chung.

Ngày hôm nay, những người Việt quan tâm đều thấy rõ đảng CSVN không những không có khả năng đưa đất nước đi lên mà còn là một cản trở rất lớn cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Hơn lúc nào hết muốn thực hiện công cuộc đổi mới thực sự và toàn diện, Việt Nam phải có tự do dân chủ và đảng CSVN phải bị thay thế.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”