Cộng Đồng VN Tỵ Nạn Trình Bày Về Hiện Tình Đất Nước Tại Quốc Hội Na Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 32.9 kb

(Oslo – VNN) Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Tư 13 tháng 9 năm 2006, đã diễn ra một cuộc gặp gỡ giữa Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Na Uy với đại diện cộng đồng Việt Nam tỵ nạn. Về phía Ủy ban Ngoại giao có: Bà Erna Solberg, Chủ tịch đảng Thiên Hữu, kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc Hội Na Uy; ông Finn Martin Vallersnes, Dân biểu Quốc Hội, thuộc đảng Thiên Hữu, thành viên Ủy ban Ngoại giao và bà Mette Taender, Cố vấn Ủy ban Ngoại giao. Về phía đại diện cộng đồng Việt Nam có đại diện Chùa Khuông Việt, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Na Uy; Hội Thánh Tin Lành Nước Hằng Sống; Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng; Hội Phụ Nữ Việt Nam Tỵ Nạn; Hội Sinh Viên Việt Nam tại Oslo; Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu; Trung Tâm Việt – Na Uy và Đài Tiếng Nước Tôi.

Mục đích của buổi gặp gỡ này nhằm giúp Uỷ ban Ngoại giao QH Na Uy tìm hiểu về vấn đề Nhân Quyền cũng như trao đổi về hiện tình Việt Nam trước khi UB lên đường đến Việt Nam. Mở đầu buổi nói chuyện, bà Erna Solberg cho biết, bà muốn biết tình hình Việt Nam có những bước tiến triển như thế nào. Trước hết, đại diện đảng Việt Tân phát biểu rằng, về lĩnh vực chính trị có rất nhiều biến chuyển, trong thời gian rất ngắn nhiều đảng phái cũng như cá nhân đối kháng đã công khai xuất hiện, bất chấp sự truy bức, trù dập, bắt bớ và tra tấn của nhà cầm quyền. Đề nghị chính quyền Na Uy can thiệp kịp thời cho những nhân vật mà họ chỉ nói lên ước vọng tự do, dân chủ, đa nguyên và đa đảng; vì sự sống còn của các nhà đấu tranh trong nước rất cần sự hỗ trợ và bảo vệ của chính quyền các nước phương Tây và cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Ngoài ra, trẻ em Việt Nam cũng là một nan đề, vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó trẻ em không có cơ hội cắp sách đến trường. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngăn cấm người dân truy cập mạng internet cũng là vấn đề cần quan tâm. Cuối cùng, đại diện Việt Tân đòi hỏi lãnh đạo Hà Nội phải chấm dứt tình trạng trù dập và khủng bố các nhà đối kháng cũng như quản thúc các vị lãnh đạo tinh thần…

Ngoài ra, đại diện các hội đoàn khác cũng đề cập tới các lãnh vực khác như: xã hội băng hoại, kinh tế suy đồi trong những năm trở lại đây.

Kết thúc buổi gặp gỡ vào lúc 17 giờ 30 cùng ngày, Ủy ban Ngoại giao hứa hẹn sẽ có buổi tường trình kết quả về chuyến đi Việt Nam của phái đoàn trong thời gian tới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?