Cộng Đồng Hòa Lan Biểu Tình Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước những sự gia tăng giam cầm bắt bớ những nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, và để hỗ trợ cho những phong trào đình công, dân oan trong nước, Cộng Đồng người Việt Tỵ Nạn CS / Hòa Lan đã tổ chức ngày nhân quyền năm nay tại công trường De Dam tại thủ đô Amsterdam, Hòa Lan để tố cáo cho dân bản xứ cũng như du khách thấy được bộ mặt thật của bạo quyền CS.

Bất chấp thời tiết mưa bão cấp 7, đồng hương, kể cả những bác lớn tuổi trên 70, cũng như các cháu nhỏ đã từ từ tụ về chỗ biểu tình. Tới giờ khai mạc, đồng hương tới đã khá đông, khỏang trên 70 người, từ khắp nợi trên toàn Hòa Lan như Amsterdam, Bergen op Zoom, Bussum, Capelle a/d Ijssel, Delft, Den Bosch, Den Haag, Eindhoven, Hillegom, Hoofddorp, Hoorn, Leiden, Lisse, Maarssen, Nieuwegein, Nieuwe Vennep, Nijmegen, Purmerend, Uitgeest. Nhìn các bác, các cháu ướt sũng nước mưa Ôi! Có ngôn từ nào đủ để có thể diễn tả những tấm lòng cho quê hương dân tộc …

JPEG - 120.4 kb

Trong số những người trên, có sự hiện diện của khá đông đảo các hội đòan, tổ chức đảng phái như Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn CS/HL, Gia Đình Quân Các Chính, Hội Cao Niên, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, Nhóm Thanh Niên Thiện Chí, Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng, Ủy Ban Hỗ Trợ đấu tranh cho Dân chủ tại Việt Nam, Ban Thanh Niên, Phong Trào Giáo dân, Hội phụ nữ Trưng Vương, Ủy Ban Xây Dựng Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Về phía Cộng Đồng bạn có sự hiện diện của phái đòan đại diện Cộng Đồng người Việt Vương quốc Bỉ và phong trào Đấu Tranh đòi Tự Do Tôn Giáo Dân chủ Nhân quyền và Tòan vẹn lãnh thổ cho Việt Nam từ Pháp quốc. Hội Ân Xá Quốc tế cũng đã cử đại diện, ông R. Rijbering tới tham dự. Sau phút chào cờ và mặc niệm, hai anh Nguyễn điền Lăng và Lưu phát Tấn đã khéo léo điều khiển chương trình liên tục, mời các tổ chức , đảng phái cũng như các phái đòan Bỉ và Pháp lên phát biểu ý kiến. Với ngôn ngữ xử dụng chính trong ngày là tiếng Hòa Lan, tiếng Anh và tiếng Pháp, đòan biểu tình đã liên tục tạo được sự lưu tâm của rất nhiều du khách,bất chấp thời tiết khắc nghiệt mưa bão với cái lạnh run người.

JPEG - 95.2 kb

Trong lúc các hội đoàn đang phát biểu, đòan biểu tình đã chia người tới người dân bản xứ và những du khách phát truyền đơn và thiệp tố cáo tội ác của CS Việt Nam, xin chữ ký để thả các nhà tranh đấu đang bị CSVN giam cầm. Trong số thiệp này, phải kể đến tổ chức Phục Hưng đã tặng Cộng Đồng Hòa Lan một số cờ vàng và hình LM Lý khổ lớn.

Đặc biệt năm nay tấm hình LM Lý khổ lớn 2 m, in trên plastic chịu được mưa gió, đã được mang sử dụng trong ngày biểu tình. Các anh chi trong Ban Tổ Chức cho biết nhà in khi nhìn tấm hình LM, đã thông cảm in cấp thời cho kịp ngày này. Nhiều đồng hương đã thay phiên cầm tấm hình này đi khắp công trường đã tạo đươc sự chú ý của hầu hết các du khách khi đi ngang qua. Đa số du khách đã ngừng lại, chụp hình và hỏi thăm, chia sẻ với những đau khổ mà người dân Việt Nam đang phải gánh chịu. Trong số những du khách này, có một nữ ký giả người Thụy Điển, đã tiếp xúc với đòan biểu tình, hỏi thăm về đất nước Việt Nam và chụp hình LM Lý nhiều lần. Cô cho biết thật là xúc động khi nhìn thấy tấm hình này.

JPEG - 93.2 kb

Bừng bừng trong khí thế đấu tranh, anh Cường và anh Tấn đã cất giọng ca bài ” Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ “. Những lời ca vang lên trong quãng trường làm nức lòng những người đi biểu tình hôm đó.

Nhiều đồng hương tâm sự tuy thời tiết có lạnh thật nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với những nỗi đau khổ, oan khiên mà người dân trong nước đang gánh chịu. Cũng thật cảm động khi có đồng hương tham dự đã tự động đóng tiền quyên góp, phụ phí cho việc tổ chức. Một số đồng hương và tổ chức tuy không tham dự được, cũng đã gửi tiền tới phụ cho Cộng Đồng. Trước khi chấm dứt chương trình, những miếng bánh mì đã được Ban Tổ chức chuyền tới tận tay các đồng hương. Quả thật chẳng có bão tố nào có thể ngăn cản được lòng người. Với ngọn lửa đấu tranh cho quê hương vẫn rực rỡ trong tim, mọi người sau đó đã chia tay nhau ra về, cùng nhau hẹn lần tới tại công trường này, tiếp tục tranh đấu cho tới khi nào tự do dân chủ thực sự tới quê hương.

Thy Thy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.