Cộng Đồng Hải Ngoại trước thảm họa Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong suốt một năm trời kể từ khi thảm hoạ Formosa xẩy ra đầu tháng 4 năm 2016 và kéo dài tới nay, người Việt hải ngoại đã luôn sát cánh đồng hành cùng bà con mình trong nước qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Bài viết này nhằm tóm lược những nỗ lực đấu tranh ở các cộng đồng hải ngoại trong thời gian qua.

Biểu tình, thắp nến, toạ kháng:

Biến cố Formosa tuy xảy ra từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, nhưng bắt đầu lan rộng cả nước và ở hải ngoại vào cuối tháng 4, 2016. Vì thế thảm họa Formosa đã trở thành một điểm nóng trong dịp tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4, năm 2016. Điều này đã thể hiện sự lo âu của người Việt hải ngoại đối với sự an toàn về sức khoẻ và môi trường của bà con miền Trung. Các cuộc biểu tình xẩy ra khắp nơi ngoài VN, từ Úc Châu, Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ, tố cáo nhà nước CSVN chậm lụt điều tra đến nơi đến chốn nguyên nhân cá chết mà cho tới lúc đó mọi chỉ dấu từ phía người dân nạn nhân đều hướng tới công ty Formosa ở Hà Tĩnh.

Qua ngày 1 tháng 5, 2016, bà con hải ngoại đồng loạt nhắm thẳng vào Formosa:

Houston biểu tình trước công ty con của Formosa là Nan Yi Plastic Corp USA. Tại Nam California biểu tình trước công ty JY Eagle, cũng thuộc Formosa. Tại New Jersey bà con vùng Đông Bắc HK tập trung ngay trước công ty Formosa, USA. Tại Đài Loan, các lao động VN biểu tình ngay trước phủ Tổng Thống Đài Loan tố cáo Formosa gây thảm hoạ môi trường Việt Nam.

JPEG - 36 kb
Đồng hương biểu tình trước trụ sở chính của chi nhánh công ty Formosa tại New Jersey, Hoa Kỳ ngày 1/5/2016.

JPEG - 46.3 kb
Biểu tình ngay trước tòa nhà của JM Eagle, công ty con của tập đoàn Formosa tại Los Angeles, Nam California ngày 1/5/2016.

Ngày 14 tháng 5, 2016, Cộng đồng người Việt tại CHLB Đức tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh Sự Quán CSVN tại thành phố Frankfurt am Main để đồng hành cùng đồng bào quốc nội trong việc phản đối tập đoàn Formosa.

JPEG - 189.1 kb
Biểu tình tại thành phố Frankfurt am Main ngày 14/5/2016.

Ngày 21 tháng 5, 2016, người Việt biểu tình trước lãnh sự quán CSVN tại San Francisco lên án nhà cầm quyền VN bao che cho Formosa.

Ngày 22 tháng 5, 2016, Cộng đồng VN Nam California và cộng Đồng người Việt tại Nauy đã biểu tình hiệp thông cùng ngư dân miền Trung, nạn nhân của Formosa.

JPEG - 142.4 kb
Biểu tình trước tiền đình Quốc Hội Na-Uy ngày 22/5/206.

Ngày 29 tháng 5, 2016, Cộng đồng người Việt Nhật Bản đã tổ chức biểu tình đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN và các giới liên hệ mau tìm cho rõ nguyên nhân vụ cá chết.

Ngày 31 tháng 7, 2016, người Việt tại Paris biểu tình nhằm tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã khỏa lấp thảm họa Formosa.

JPEG - 60.2 kb
Khoảng 300 người Việt tại Tokyo và vùng phụ cận biểu tình phản đối Formosa ngày 29/5/2016.

JPEG - 188.7 kb
Biểu tình trước trụ sở công ty mẹ Formosa tại Đài Bắc, Đài Loan ngày 10/8/2016.

Ngày 10 tháng 8, 2016, công nhân lao động Việt tại Đài Loan biểu tình ngay trước trụ sở công ty mẹ Formosa.

Ngày 27 tháng 8, 2016, bà con Nam California tiếp tục xuống đường hiệp thông cùng bà con và ngư dân miền Trung.

Ngày 19 tháng 9, 2016 Hội Đồng Liên Tôn, Liên Đoàn Công Giáo tổ chức thắp nến tại Santa Ana, California, cầu nguyện cho bà con nạn nhân Formosa ở miền Trung.

Ngày 25 tháng 10, 2016, một cuộc biểu tình đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam đã ra trước cửa Đại Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam.

JPEG - 34.7 kb
Biểu tình tại London, Anh Quốc ngày 25/10/2016.

Ngày 26 tháng 2, 2017, bà con ở hai thành phố Melbourne và Adelaide, Úc Châu tọa kháng tố cáo thủ phạm thảm hoạ môi trường và sự dung túng thủ phạm của cầm quyền CSVN.

Ngày 4 tháng 3, 2017, Cộng đồng người Việt Victoria tổ chức biểu tình và thắp nến nhằm yểm trợ đồng bào quốc nội và nạn nhân của Formosa.

JPEG - 258.8 kb
Hôm 5/3/2016, 22 hội đoàn cùng với hơn 400 đồng hương tại vùng Ottawa, Canada, đã đồng hành cùng người dân trong nước biểu tình phản đối nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp thô bạo đồng bào trong nước khi đi khởi kiện Formosa.

Ngày 5 tháng 3, 2017, đồng loạt từ Đài Loan, Melbourne (Úc), Frankfurt (Đức), Nam và Bắc California, Houston, Arizona, Chicago (Mỹ) tổ chức các cuộc xuống đường nhằm đồng hành cùng bà con trong nước, hưởng ứng lời kêu gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý.

Tuyên cáo lên tiếng với thế giới

Ngay sau khi được tin hai anh Chu Mạnh Sơn và Trương Minh Tam bị công an bắt ngày 1 tháng 5, 2016 chỉ vì đi chụp ảnh thảm hoạ môi trường và đời sống ngư dân miền Trung nạn nhân của Formosa, các cộng đồng như Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, các đảng phái như Việt Tân, Việt Nam Quốc Dân Đảng v.v… đã ra những tuyên cáo lên án nhà cầm quyền CSVN không đứng về phía nạn nhân là dân mình mà lại có vẻ bao che bênh vực cho Formosa.

JPEG - 110.3 kb
Anh Chu Mạnh Sơn và anh Trương Minh Tam (đứng bên tay phải) trong một lần vận động nhân quyền.

Gây quỹ hỗ trợ nạn nhân Formosa

Suốt trong 8 tháng từ khi xảy ra thảm họa Formosa từ đầu tháng 4 đến tháng 12, 2016, các nạn nhân Formosa chỉ nhận được mỗi gia đình 15 ký gạo mục do chế độ Hà Nội cung cấp. Trong khi đó tiền bồi thường mà nhà cầm quyền CSVN nói là đã nhận 500 triệu Mỹ Kim từ Formosa, đã không đến tay người dân nên nhiều hàng vạn gia đình nạn nhân sống trong tình trạng thiếu thốn cùng cực.

JPEG - 162.7 kb
Đài Truyền Hình SBTN và Bên Em Đang Có Ta Foundation phối hợp tổ chức gây qũy cho người dân Miền Trung thu được hơn 600.000 MK

Do đó mà ngoài những sinh hoạt biểu tình và cầu nguyện, công tác gây quỹ để hỗ trợ cuộc sống của bà con ngư dân 4 tỉnh miền Trung đã được hầu hết các Cộng đồng, đảng phái, các cơ sở Tôn Giáo quan tâm thực hiện trong năm qua.

Chính những hỗ trợ tài chánh từ cộng đồng hải ngoại, đã giúp cho bà con ngư dân, giáo dân có thêm phương tiện để tiếp tục kiên trì đấu tranh đòi công lý.

Vận động quốc tế

Biến cố Formosa đã chiếm nhiều cột báo Thế giới cũng như nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường quốc tế lên tiếng. Nhưng trong một năm qua, phải nói rằng thảm họa Formosa đã tác động rất lớn lên dư luận Đài Loan nơi mà công ty mẹ Formosa đặt bản doanh.

Hai tháng sau khi thảm họa Formosa xảy ra, ngày 16 tháng 6, 2016, một số dân biểu Quốc hội Đài Loan đã cùng với một số tổ chức xã hội dân sự tại Đài Loan tổ chức cuộc họp báo trình bày đến dư luận về những thảm họa mà công ty Formosa đã gây ra tại miền Trung Việt Nam.

JPEG - 29.5 kb
Dân biểu Su Chih-fen và phái đoàn bị chặn ở Nội Bài. Ảnh: Liberty Times Net.

Ngày 31 tháng 7, 2016, dân biểu Su Chih-Fen đã dẫn đầu một đoàn gồm những tổ chức chuyên môn về môi trường, hóa chất sang Việt Nam tìm hiểu về chất độc mà công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra cũng như phỏng vấn một số nạn nhân. Phái đoàn đã bị công an CSVN giữ tại phi trường Nội Bài 8 tiếng đồng hồ, nhưng sau đó nhờ sự can thiệp của Văn phòng đại diện chính phủ Đài Loan tại Hà Nội can thiệp, phái đoàn được đi đến Hà Tĩnh thăm, bí mật gặp một số nạn nhân Formosa trong sự dòm ngó của công an. Chuyến viếng thăm này đã tạo ra quan hệ căng thẳng chính trị giữa CSVN và chính quyền Đài Loan nên mãi đến ngày 30 tháng 9, dân biểu Su Chih-Fen mới ra điều trần trước Quốc Hội về chuyến viếng thăm nói trên.

JPEG - 40 kb
Bà Echo Lin, Tổng Thư Ký của Environmental Jurists Association (EJA – Hội Luật Sư Môi Trường) phát biểu.

Ngày 10 tháng 8, 2016, tiếp theo sau chuyến thị sát thảm họa Formosa, các tổ chức NGO Đài Loan đã có cơ hội làm việc trực tiếp với một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, dẫn đến nhu cầu thắt chặt mối quan hệ để cùng vận động dư luận Đài Loan quan tâm về sự kiện Tập Đoàn Formosa đang gây nguy hại môi trường biển tại Việt Nam. Trong tinh thần đó, một số tổ chức xã hội dân sự và chính trị Việt Nam và Đài Loan như Hội Anh Em Dân Chủ, Dân Trí Việt, Hội Bầu Bí Tương Thân, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền, Đảng Việt Tân, Tổ chức EJA – Environmental Jurists Association (Hội Luật Gia Đài Loan vì Môi Trường), Hiệp Hội Bảo Vệ Nhân Quyền (theo dõi, giám sát Công Ước Nhân Quyền) và Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan đã phối hợp tổ cuộc họp báo diễn ra vào 10 giờ sáng ngày 10 tháng 8, 2016 ngay trước trụ sở chính của công ty Formosa tại Đài Bắc.

Ngày 5 và 6 tháng 12, 2016, Linh Mục Nguyễn Đình Thục của Giáo Phận Vinh, đại diện các nạn nhân của thảm họa Formosa, đã cùng với Linh Mục Nguyễn Văn Hùng và các tổ chức NGO Đài Loan, có buổi gặp gỡ với Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan để trình bày về thảm họa Formosa. Trong cuộc gặp này, Linh Mục Nguyễn Đình Thục đã đại diện 38 tổ chức trao Thỉnh Nguyện Thư đến ông Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan yêu cầu can thiệp.

JPEG - 111.1 kb
LM Nguyễn Đình Thục đại diện các tổ chức trao Thỉnh Nguyện Thư do 38 tổ chức Xã Hội Dân Sự và chính trị Việt Nam cùng với các tổ chức Đài Loan và XHDS trong vùng gửi đến Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan.

JPEG - 35.6 kb
Cuộc họp báo tại Quốc Hội ngày hôm sau 6/12/2016.

Ngoài những nỗ lực vận động tại Đài Loan, một số dân biểu Úc Châu và Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng mạnh mẽ về thảm họa Formosa.

Ngày 20 tháng 10, 2016 từ Úc Châu, dân biểu quốc hội liên bang Gary Kelly và Chris Hayes đã lên án thảm họa Formosa và kêu gọi nước Úc quan tâm đến tình hình đời sống của các ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung.

JPEG - 84.6 kb
DB Chris Hayes (trái) và DB Alan Lowenthal.

Ngày 8 tháng 12, 2016, dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal đã chỉ trích cách giải quyết của công ty Formosa và nhà cầm quyền CSVN không thỏa đáng vằ người dân VN phải được đền bù về những khốn khó họ đang gánh phải.

Ngày 16 tháng 2, 2017, Quốc Hội Úc lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CSVN đã ngăn chận và nhất là đã dùng bạo lực hành hung Linh Mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Giáo xứ Song Ngọc trong quá trình đi nộp đơn khiếu kiện ở Tòa án Thị Xã Kỳ Anh, Nghệ An.

Cuộc đồng hành với bà con ngư dân vẫn đang tiếp diễn…

Những đúc kết nói trên chỉ mới là bước đầu của các nỗ lực đồng hành cùng với bà con ngư dân miền Trung trong năm qua, những kết quả này sẽ là nền tảng giúp cho mọi người thấy rõ người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước đã luôn thể hiện truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” sát cánh cùng nhau thành một đại khối chung dân tộc một bên, để lộ rõ bên kia là thiểu số lãnh đạo độc tài ở VN hiện đang dung túng cho người nước ngoài tàn phá hủy môi trường.

Lằn ranh phân định ta và địch càng ngày càng rõ nét và sự chiến thắng của đại khối dân tộc chỉ còn là vấn đề thời gian vì CSVN đang hết thời!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.