Chuyến viếng thăm Chùa Liên Trì của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đầu năm 2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay ngày 14/1/2014, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ là Ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ có chuyến viếng thăm chùa Liên Trì lần thứ 2 trong nỗ lực điều tra về các vi phạm quyền Tự do tôn giáo đối với một trong các văn phòng đại diện của Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Sài Gòn

Không lâu trước đó, phái đoàn lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã thực hiện chuyến viếng thăm chùa để tìm hiểu về việc giải tỏa di dời đối với cơ sở tôn giáo này vào ngày 18/11/2014.

JPEG - 69.2 kb

Hai bên đã có buổi trao đổi rất cởi mở để cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ có được những ghi nhận đầy đủ và chi tiết về thực trạng tôn giáo tại Việt Nam. Hòa Thượng Thích Không Tánh chia sẻ những vấn đề xoay quanh sự việc chính quyền địa phương tiếp tục gây áp lực với chùa Liên Trì ép buộc các nhà sư phải tuân thủ lệnh giải tỏa di dời Chùa.

Trong thời gian qua, chính quyền đã không từ bỏ âm mưu tiêu diệt cơ sở tôn giáo này bất chấp sự phản đối của Tăng Đoàn GHPGVNTN và dư luận quốc nội và hải ngoại.

Qua trao đổi hòa thượng cho biết những sự việc xảy ra gần đây: “Trước đây Chùa Liên Trì nhận được quyết định giải tỏa của UBND Quận 2 mà không đề cập gì đến việc đền bù hay tái định cư”.

Qua thư phản đối của Chùa và bản lên tiếng của Tăng Đoàn GHPGVNTN cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể tôn giáo, các tổ chức Xã hội dân sự và sự quan tâm của các cơ quan Nhân quyền và đại sứ quán Hoa Kỳ thì chùa chưa bị buộc cưỡng chế theo như Quyết định ban đầu”.

Nhưng gần đây, ngày 23/12/2014 Chùa nhận được Quyết định với phương án bồi thường số tiền là 700 triệu đồng và kèm theo bản đồ quy hoạch đưa Chùa về một khu đất hẻo lánh với diện tích 600 mét vuông ở Cát Lái giáp tỉnh Đồng Nai. Một nơi xa xôi hẻo lánh, rất bất tiện cho việc đi lại thờ cúng của đồng bào phật tử Thủ Thiêm – An Khánh”.

Hòa thượng còn cho biết: “nhà cầm quyền muốn xóa sổ Chùa Liên Trì không thành nên tìm cách di chuyển Chùa về nơi hoang sơ xa cách thành phố, cô lập để quản thúc Chùa . Phật tử và chư tăng Chùa Liên Trì hoàn toàn không đồng ý với quyết định này”.

Được hỏi đã có sự sách nhiễu nào gần đây đối với nhà Chùa hay không ? hòa thượng cho biết:

Sau khi tống đạt quyết định bồi thường theo phương án di dời đến bến Cát Lái – Đồng Nai và ép nhận số tiền 700 triệu cùng 600 mét vuông đất cho Chùa, chính quyền tiếp tục cho nhân sự đến chùa yêu cầu đại diện Chùa đến trụ sở Phường làm việc về yêu cầu này , nếu không họ sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn để di dời chùa”.

Cùng với sự sách nhiễu này thì Nhà Thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá cũng bị tương tự.

Hòa thượng cùng các chư tăng cho hay: “Chùa Liên Trì là cơ sở Phật giáo chung của địa phương, phục vụ cho quần chúng Phật tử Thủ Thiêm và các vùng phụ cận Sài Gòn, Thị Nghè….Hòa thượng cùng các vị chư tăng tuyệt đối không có thẩm quyền trao đổi di dời đi nơi khác”.

“Nếu nhà cầm quyền cương quyết triệt hạ chùa thì hòa thượng cùng với chư Tăng nguyện xả thân để bảo vệ Chùa tồn tại hầu báo đáp thâm ân Tam bảo và đồng bào Phật tử địa phương đã bao đời kiến tạo, bồi đắp nên”.

Trả lời câu hỏi của Ông Garett Harkins về việc nếu chính quyền đền bù thỏa đáng cho việc xây dựng lại Chùa ở một nơi khác liệu Chùa có chấp thuận?

Hòa thượng cho hay: “nếu công trình quy hoạch lại khu đô thị mới có gì cấn kẹt đất chùa liên trì thì có thể đưa ra bản đồ quy hoạch để Chùa và cơ quan phụ trách thảo luận, nếu cần Chùa sẽ xê dịch đến một vị trí khác để tránh công trình phúc lợi công cộng – nhưng phải được xây dựng lại trong địa phương phường An Khánh để phục vụ đời sống tâm linh của Phật tử địa phương và vùng phụ cận theo đúng trách nhiệm được giao phó, không thể di dời đến địa phương khác được”.

Được hỏi về việc Chùa Liên Trì có được tu sửa hay không – Thầy cho hay:

“Sau khi đi tù 10 năm từ 1977-1987, thầy về lại chùa Liên Trì và có tu sửa một vài nơi trong thất, đến thời kỳ 1993-1998 thầy bị bắt lần thứ 2 thì nhà nước đã tự ý thay đổi bảng hiệu Chùa: từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.

Sau khi ra tù, tôi nhiều lần xin phép chính quyền xây dựng lại chùa nhưng họ không cấp phép, nhưng vì chùa xuống cấp nên phải sửa sang lại chút ít để Tăng chúng có chổ tu học

Qua đây hòa thượng cho hay ý đồ triệt hạ tất cả các cơ sở Phật giáo thuộc giáo hội PGVN Thống Nhất của chính quyền Tp.

Kết thúc buổi nói chuyện ông Garett Harkins bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đối với Chùa Liên Trì trong vấn đề giải tỏa này.

Hòa thượng Không Tánh xin chân thành kính gửi lời cảm ơn đến phái đoàn LSQ Hoa Kỳ đã có lòng quan tâm đến tình cảnh áp chế chùa Liên Trì.

Sài gòn, ngày 14/01/2015

Huỳnh Phương Ng

Nguồn: Hội CTNLT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.