Chuyện cây gậy và củ cà rốt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cây gậy và củ cà rốt (carrot and stick) là một chính sách ngoại giao chiến lược của nước lớn nhằm thay đổi hành vi nước nhỏ. Cà rốt tượng trưng cho phần thưởng, cây gậy là tượng trưng cho sự trừng phạt. Có thưởng có phạt công minh rõ ràng sẽ điều hành được nhiều công việc đại sự.

Trong Tiếng Anh người ta gọi “carrot and stick”, ý người ta đặt củ cà rốt trước, cây gậy sau chứ không phải như câu Tiếng Việt “cây gậy và củ cà rốt”. Điều này có ý nghĩa của nó chứ không phải ngẫu nhiên. Tại sao?

Thực ra chủ trương của những nước Phương Tây dùng củ cà rốt là chính, là phương án A, tức họ dùng quyền lợi thiết thực dẫn dắt hành vi của đối tượng là ưu tiên hàng đầu, họ chỉ dùng cây gậy để trừng phạt như là phương án B, khi không còn một giải pháp mềm dẻo nào đem lại kết quả. Có khi họ chẳng cần dùng đến cây gậy. Với củ cà rốt chất lượng, những nước nhỏ khôn ngoan không dại gì chọn cây gậy cả. Quan hệ Mỹ – Hàn, Mỹ chưa dùng đến cây gậy. Quan hệ Mỹ – Nhật cũng vậy. Củ cà rốt là thị trường khổng lồ của Mỹ, là giá trị dân chủ Mỹ, là sự bảo hộ quân sự của Mỹ với những quốc gia này trước sự tấn công của thế lực bên ngoài.

Đối với những nước CS thì họ cũng dùng cây gậy và củ cà rốt nhưng cây gậy thì thật còn củ cà rốt của họ chỉ là cà rốt bằng nhựa không ăn được. Sự điều khiển của Liên Xô với các nước Đông Âu là loại này. Cây gậy là sự can thiệp quân sự của Hồng quân Liên Xô lên các quốc gia này. Năm 1956 Hồng quân Liên Xô kéo sang Hungary đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy chống chủ nghĩa Stalin tại quốc gia này. Nhưng ngược lại những quốc gia này nhận lại giá trị gì từ Liên Xô? Đó là XHCN theo học thuyết Mác Lê ư? Chẳng phải là thứ giá trị gì khi ôm cái chủ nghĩa này cả. Tự do ư? Không. Dân chủ ư? Không. Giàu có ư? Không. Thịnh vượng ư? Không. Thế nhưng họ luôn ca tụng tính ưu việt của thứ chủ nghĩa này, đây thực sự là một thứ cà rốt dạng bánh vẽ. Thực chất CS chỉ dùng cây gậy.

Trong nước các quốc gia tự do thì sao? Họ chủ yếu vẫn dùng củ cà rốt là chính. Trước hết, muốn xã hội bình yên họ phải lo cho dân trước. Những người dân nghèo được hỗ trợ các giá trị thiết yếu như: y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ nhà ở, được sử dụng đường quốc lộ không phải trả phí BOT (trừ cao tốc) vv… Một khi củ cà rốt ngon lành được đưa ra trước thì xã hội bình yên vì toàn dân được chính phủ cho ăn cà rốt no nê. Còn cây gậy? Đó là tính nghiêm minh của pháp luật. Đấy chỉ là phương án B, thành phần bị tâm thần hay cực đoan chính nó không chịu sống theo pháp luật khi đã hưởng mọi sự chăm lo của chính phủ và sự thịnh vượng của quốc gia. Cho nên tội phạm xứ này ít, Hà Lan phải đóng cửa hàng loạt nhà tù vì ít tội phạm.

Còn chính quyền Việt Nam họ đã làm gì với dân trong nước? Chỉ có cây gậy vụt lung tung, vụt luôn cả người chân chính chỉ vì sự tham lam trục lợi. Nếu nói cây gậy ở quốc gia tự do họ trừng trị những thành phần tội phạm thì với chính quyền CS, họ chỉ trừng trị ai mà họ cho là ảnh hưởng đến sự an nguy của họ. Nếu dân biết dựa vào hiến pháp và pháp luật đòi hỏi quyền lợi cho mình thì họ sẽ chà đạp pháp luật để bức hại người dân. Biểu tình là quyền hiến định, tự do ngôn luận là quyền hiến định, giáo dân Song Ngọc nộp đơn kiện Formosa là việc làm hợp hiến hợp pháp nhưng chính quyền đã chà đạp lên pháp luật đe dọa bắt bớ họ. Ngược lại, những tội phạm cần trừng trị họ lại không trị. Như các vụ án hiếp dâm trẻ em, công an giết người khi tạm giam điều tra, tham nhũng vv thì họ lơ.

Còn cà rốt? Với CS, nếu có cà rốt thì họ ăn chứ không có đến dân. Dân chủ? Không. Tự do? Không. Nhân quyền? Không. Dân quyền? Không. Y tế miễn phí? Không. Giáo dục miễn phí? Không. Trợ cấp thất nghiệp? Không. Trợ cấp nhà ở? Không. Sử dụng đường quốc lộ miễn phí? Không. Và rất nhiều cái không nữa. Dân mất tất cả để chính quyền lộng hành và cướp bóc. Họ dùng những thứ tước đoạt đem ra nước ngoài mua nhà ở, cho con du học để lót ổ nhằm thụ hưởng sự thịnh vượng xứ khác. Sẽ chẳng có củ cà rốt nào hết ở xứ XHCN này. Chỉ có cây gậy vụt lên đầu dân mà thôi.

Nguồn: FB Đồ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.