Chùa Liên Trì bị yêu cầu giao mặt bằng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính quyền địa phương ở Tp. HCM đang muốn giải tỏa một ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là ‘chùa phản động’, vị trụ trì ngôi chùa này nói với BBC.

Chùa Liên Trì, nằm trên bán đảo Thủ Thiêm thuộc Quận 2, lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘không nằm trong đường hướng của chính quyền’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự.

Bán đảo Thủ Thiêm nằm đối diện khu trung tâm lịch sử của thành phố đã được xác định sẽ trở thành khu trung tâm mới của thành phố và phần lớn các hộ dân ở đây đều đã bị giải tỏa.

Chính quyền ra thời hạn

Chính quyền ra thông báo hạn cho Chùa Liên Trì trong thời gian từ ngày 8 đến 30/9 ‘phải di dời để bàn giao đất nếu không sẽ bị giải tỏa thu hồi’, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa, nói với BBC.

“Quan điểm của chùa là đây là một cơ sở tâm linh tôn giáo. Việc giải tỏa để lập khu đô thị mới thì cũng có quần chúng, cũng có dân thì cũng nên để lại một số cơ sở tôn giáo để lo cho đời sống tâm linh của người dân địa phương,” Hòa thượng Thích Không Tánh nói thêm.

Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này, hòa thượng trụ trì cho biết.

“Nếu xóa trắng không còn cơ sở tôn giáo nào thì nói lên chính sách của Nhà nước là không có tự do tôn giáo tín ngưỡng.”

Khi được hỏi chính quyền có đề xuất cấp đất chỗ khác để xây chùa mới hay không, Hòa thượng Thích Không Tánh nói rằng ‘không có nói gì hết’.

“Ý họ cũng muốn mình nhận số tiền đền bù 5,4 tỷ đồng rồi đi đâu làm gì thì làm,” ông nói, “Họ muốn xóa sổ ngôi chùa của mình đó mà.”

Chính sách thu hồi đất đai của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay thường đi kèm với việc bố trí tái định cư đối với người dân và cấp đất xây mới đối với cơ sở thờ tự của các tôn giáo.

Ông cho biết khu vực xung quanh chùa ‘đã bị giải tỏa gần hết’ nhưng hiện tại ‘cũng còn 9, 10 hộ chưa được đền bồi thỏa đáng nên chưa đi’.

‘Tiếp tay cho kẻ xấu’

Trong trường hợp chính quyền cương quyết điều xe ủi và phương tiện đến dẹp chùa sau thời hạn chót thì chư tăng trong chùa ‘chỉ cầu nguyện’ chứ ‘không thể ngăn cản được’, vị trụ trì nói.

Hòa thượng Thích Không Tánh cũng đồng thời là Vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện-Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo hội không được chính quyền thừa nhận và thường xuyên bị đàn áp.

Về các việc làm ‘không thuộc đường hướng’ của Chùa Liên Trì, Hòa thượng Thích Không Tánh nói chính quyền cho rằng nhà chùa ‘đang tiếp tay cho người xấu’.

Ông cho biết chính quyền đã ‘gây khó dễ cho nhà chùa hàng chục năm nay rồi’ bằng cách ‘canh gác, phong tỏa, bao vây’.

“Những Phật tử nào cúng dường ủng hộ Chùa Liên Trì thì công an sẽ đến từng nhà bảo họ rằng Chùa Liên Trì là chùa phản động và yêu cầu Phật tử đừng giúp đỡ Chùa Liên Trì,” ông nói.

Theo lời vị trụ trì thì Chùa Liên Trì đã được xây dựng ‘hơn 70 năm’ nhờ ‘sự đóng góp của đồng bào cư dân tại chỗ’.

Ông nói hằng ngày nhà chùa có những thời kinh để Phật tử đến tụng niệm và thường xuyên có những buổi lễ cầu siêu, cầu an, giỗ chạp, cúng kỵ cho người thân của các Phật tử.

Hiện tại, nhà chùa còn là nơi giữ gìn hàng trăm hũ tro cốt và thờ hàng ngàn vong linh của các Phật tử quá vãng được gửi ở chùa để nghe kinh kệ, ông cho biết.

Nguồn: BBC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.