Chu trình Hán hóa tái hiện!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

13/11/2017

“12 văn kiện và 7 thỏa thuận hợp tác Việt-Trung 12/11/2017”: Sự tái hiện Hòa ước Nhâm Tuất 1862?

Hòa ước Nhâm Tuất 1862 và bài học lịch sử

Năm 1862, một hiệp ước giữa chánh sứ Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp được ký kết, còn gọi là Hòa ước Nhâm Tuất.

Hòa ước này có 12 điều khoản và trong đó có 9 điều khoản quan trọng qui định về các khoản chiến phí mà nhà Nguyễn phải bồi thường cho người Pháp, việc cắt đất 3 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cùng với đảo Côn Luân cho nhà vua Pháp cai trị, mở 3 cảng biển là Đà Nẵng, Ba lạt (khu vực cửa biển giữa Hải Phòng – Nam Định) và Quảng Yên cho người Pháp tùy ý ra vào buôn bán, kiểm soát giới hạn việc thông thương ở cửa khẩu Định Tường qua lạch Mỹ Tho và duy trì việc quản lý thành Vĩnh Long…

JPEG - 101.9 kb
Bức tranh Chánh sứ Phan Thanh Giản ký Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862. Nguồn: Internet

Hiệp ước Nhâm Tuất khởi đầu cho quá trình đất nước chìm sâu vào 100 năm đô hộ của Thực dân Pháp. Sự nhượng bộ yếu hèn của triều đình nhà Nguyễn trong 22 năm tiếp theo được người Pháp tận dụng triệt để, từng bước củng cố ảnh hưởng của mình ở xứ An Nam bằng 3 Hiệp ước sau đó:

– Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.
– Hiệp ước Quý Mùi (Harmand) kí ngày 25/8/1883
– Hiệp ước Patenôtre kí ngày 6/6/1884.

Hòa ước Nhâm Tuất trở thành tấm bia ô nhục trong lịch sử khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia không còn và thể chế chính trị phải chịu sự bảo trợ của một quốc gia ngoại bang. Dù sau này, những đánh giá lịch sử về “cái được, cái mất” cho dân tộc và đất nước, vẫn phải công nhận những di sản văn hóa, khoa học, kiến trúc, giáo dục… của nền văn minh Phương Tây đã đặt dấu ấn không thể chối bỏ, cần trân trọng ở đất nước này. Nhưng Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mãi mãi là một trang sử đau buồn, thẫm đẫm máu và nước mắt của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam yêu nước.

145 năm như một cái chớp mắt của lịch sử và người Việt hầu như “dửng dưng” khi nhìn lại quá khứ của dân tộc mình qua lớp màn sương khói bàng bạc màu thời gian, với những lăng kính đã được “định hướng” bằng hệ thống giáo dục lãng quên về nguồn cội.

Chính bản thân những người lãnh đạo của thể chế CSVN – những người nắm trong tay quyền lực và được đào tạo để quản trị đất nước – lại là những người có kiến thức lịch sử và văn hóa tệ hại đến mức không tưởng.

Sự kiện mà ông Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn đã không thể viết nổi một câu tiếng Nga đúng chính tả trong quyển sách ông ta tặng cho TT Putin tại tuần lễ APEC 2017, chưa kể lời tựa của ông ta giới thiệu về quyển sách cũng sai luôn kiến thức lịch sử sơ đẳng nhất chỉ để ví dụ cho sự què quặt trí thức của những người đang “lãnh đạo” quốc gia này.

Dường như đối với người CSVN, lịch sử Việt Nam mới chỉ có khi Đảng của họ ra đời vào năm 1930 và cũng chỉ gói trọn trong bộ Lịch sử Đảng mà họ “tụng niệm” suốt 87 năm qua. Thậm chí, họ thấy cũng chẳng cần dạy bộ môn lịch sử ở nhà trường cho những thế hệ tiếp theo, dù rằng cái môn Lịch sử đó cũng chỉ là thứ “đẽo chân cho vừa giày”của Bắc Kinh từ lâu.

Nếu hỏi về Hòa ước Nhâm tuất 1862 và cái lộ trình của “Vong quốc Việt Nam sử ký” chắc không có một ai trong số 200 vị ủy viên Trung ương Đảng hiện thời biết gì. Đơn giản, vì nó không nằm trong cuốn Lịch sử Đảng. Nhìn những gì đang xảy ra ngày hôm nay thì chẳng có gì lạ khi họ (CSVN) thản nhiên dẫm lên bước chân ô nhục đó một lần nữa.

Những nhượng bộ về lãnh thổ, biên giới.

Mối quan hệ và tình đồng chí anh em của người Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thật kỳ lạ. Họ có thể vừa ôm hôn nhau thắm thiết như một cặp đôi uyên ương đang trong tuần trăng mật, nhưng ngay sau đó có thể lao vào nhau trong cuộc sinh tử “huynh đệ tương tàn” như năm 1979.

Năm 1988, sau cuộc thảm sát 64 người lính công binh Việt Nam ở Gạc Ma, người ta lại thấy những đồng chí Cộng sản tay trong tay ở Hội Nghị Thành Đô nối lại tình anh em hai nước Cộng sản, còn hàng trăm ngàn sinh mạng người dân và lính đã hy sinh ở cuộc chiến tranh biên giới hay ở bãi đá Gạc Ma bị lãng quên cho đến ngày hôm nay.

PNG - 246.6 kb
Ông Hồ Cẩm Đào tiếp ông Lê Khả Phiêu tháng 2/1999. Ảnh: Blog Hán Hóa Nam Dương

Trong thời gian Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, những hiệp định biên giới bị cho là đầy thua thiệt đã khiến cho Việt Nam mất đến 11.000 km2 mặt biển ở vịnh Bắc Bộ và 720 km2 trên đất liền (Wikipedia). Tuy nhà nước CSVN không công bố cụ thể những nội dung của hai hiệp định biên giới Việt Trung mới có khác biệt gì so với Công ước Pháp – Thanh 1887 vốn đã có giá trị pháp lý quốc tế và đã qui chuẩn đường biên giới hai nước Việt – Trung trước đó bằng những cột mốc rõ ràng như thế nào.

Hà Nội luôn phủ nhận những nghi vấn và thông tin về việc nhượng bộ và mất những phần lãnh thổ nhưng không đưa ra căn cứ minh định. Trong tất cả sách báo, ấn phẩm nhà nước phát hành… Hà Nội vẫn giữ nguyên số liệu về diện tích lãnh thổ có từ thời Pháp là 331.210 Km2. Tuy nhiên, một nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới đã cho biết một con số mà sẽ làm nhiều người giật mình.

Theo biểu đồ về diện tích lãnh thổ của các quốc gia do Worldbank tổng hợp, tại thời điểm năm 2000, diện tích lãnh thổ Việt Nam chỉ còn 310.070 Km2 tức là giảm đến 21.140 Km2 tương đương 6,38% diện tích lãnh thổ.

Đó là chưa kể một thực tế là diện tích Việt Nam nhẽ ra phải được mở rộng tự nhiên vì mũi Cà Mau luôn luôn được bồi đắp và lấn ra biển mỗi năm hàng ngàn mẫu đất do phù sa đắp bồi. Có lẽ sau bài báo này, sẽ có những phản bác và cho rằng nguyên nhân biến đổi khí hậu và xói lở đất ven biển do “cát tặc” đã làm mất đến từng đó lãnh thổ.

Nếu vậy, người dân Việt Nam cần phải chuẩn bị một tâm thế là cứ 25 năm (1975-2000) chúng ta sẽ mất thêm 6% diện tích lãnh thổ. Một bài toán đơn giản cho học sinh tiểu học rằng đất nước này còn tồn tại thêm bao nhiêu năm nữa trước khi bị chìm xuống biển Đông do “cát tặc” và “biến đổi khí hậu”?

Cũng có thể, ông bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn cần “nghiêm khắc đề nghị” yêu cầu World Bank thay đổi lại “thông tin sai lệch với ý đồ xấu” và khẳng định Việt Nam vẫn còn nguyên 331.210 Km2. Nhưng nếu vậy, thì người Trung Quốc cho đào hết những mốc biên giới có từ Pháp – Thanh lên để làm gì?

Từ “16 chữ vàng, 4 Tốt” đến thỏa thuận “12 văn kiện và 7 văn bản hợp tác Việt – Trung ngày 12/11/2017.

“Khung quan hệ” là một khái niệm theo ngôn ngữ ngoại giao của Bắc Kinh khi xác định đường lối quan hệ với các nước bang giao. Cái “khung” này to, nhỏ, tròn, méo tùy thời. Trong giai đoạn ông Nông Đức Mạnh – vị tổng bí thư bị đánh giá là bạc nhược và kém cỏi nhất trong các đời tổng bí thư CSVN đến nay, đã mang về một cái “khung” được gọi là “16 chữ vàng và 4 tốt”.

Cái khung này, sau đó, được cụ thể bằng một loạt những hiệp định về hợp tác quốc phòng, biên giới, hải đảo đến kinh tế, văn hóa xã hội đúng theo định hướng Trung Quốc. Quân đội Việt Nam thay đổi quân phục mới với diện mạo y chang quân đội Trung Quốc. Sỹ quan quân đội và an ninh cấp trung và cao được đào tạo ở các học viện Trung Quốc.

Hợp tác hỗ trợ an ninh cho phép Bắc Kinh can thiệp quân sự vào Việt Nam trước thềm đại hội 12 để phòng chống “bạo loạn và lật đổ”, hợp tác tuần tra biên giới chung… Tuy mỗi năm có hàng trăm ngư dân bị mất tích trên biển do “tàu lạ” đâm và giết hại. Những căn cứ quân sự to lớn của Trung Quốc ngày một được xây dựng vững chắc hơn trên những hòn đảo chiếm được của Việt Nam. Nhưng Hà Nội đã “nỗ lực hết sức” để được nằm trong vòng tay “ôm ấp” của Bắc Kinh.

Sáng kiến “hai hành lang và một vành đai” nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế trong việc liên kết các đầu mối Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng trong vành đai kinh tế Bắc Bộ thực ra là một tham vọng của người Pháp bị dang dở đầu thế kỷ 20.

Khi đó, họ (người Pháp) đã nhìn thấy tiềm năng to lớn của cửa biển Hải Phòng có thể mở ra cánh cửa thông thương tuyệt vời cho cao nguyên Vân Nam rộng lớn đầy tài nguyên khoáng sản thay vì phụ thuộc vào cảng Hồng Kong với lộ trình quá dài và khó khăn. Nỗ lực của người Pháp trong việc xây dựng cảng Hải Phòng và tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam là một kỳ tích về kỹ thuật xây dựng cho đến tận bây giờ đã cho thấy họ đã kỳ vọng như thế nào về con đường này.

Giờ đây, Trung Quốc đang dễ dàng có được một cơ hội lịch sử để thâu tóm toàn bộ vùng Bắc Bộ và cảng biển có tầm chiến lược cực kỳ quan trọng là Hải Phòng với sự ủng hộ nhiệt thành của CSVN. Có lẽ Mao Trạch Đông khi còn sống nằm mơ cũng không có được cơ hội như thế này.

Hôm 12 tháng 11 vừa qua, tại Hà Nội, một lễ ký kết hoành tráng với màn tiếp đón trước đó bằng 21 phát đại bác, trước sự chứng kiến của hai tổng bí thư Đảng CS Việt Trung, 12 văn kiện ghi nhớ và 7 văn bản hợp tác đã được ký kết. Báo Đảng đưa tin rầm rộ cái bắt tay thật chặt của ông Nguyễn Phú Trọng với “hoàng đế Đỏ” Tập Cận Bình.

Trong số 12 văn kiện có những văn kiện quan trọng nhất sau đây:

Văn kiện số 1: Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Văn kiện số 11: Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc.

Văn kiện số 12: Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đặc biệt, việc cụ thể hóa các văn kiện và bản ghi nhớ này bằng các văn bản hợp tác cụ thể trong đó có những văn bản quan trọng sau:

Văn bản hợp tác số 1: Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng Cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Văn bản hợp tác số 2. Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

Văn bản hợp tác số 4. Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp Xuất bản Phát hành Ngoại văn Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2022.

Văn bản hợp tác số 5. Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo toàn quốc Trung Quốc.

Vậy là 145 năm sau Hiệp ước Nhâm tuất 1862, bánh xe lịch sử đã quay tròn đúng một vòng oan nghiệt. Bây giờ người ta chẳng cần phải cắt đất làm gì cho mệt. Cứ để cho ngoại bang vừa đào tạo cán bộ, vừa nắm ngân hàng, quân đội, nhà xuất bản, văn hóa, báo chí thật là tiện lợi.

JPEG - 76 kb
Thiếu nhi Việt Nam cầm cờ Trung Quốc có sáu ngôi sao đón chào ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam vào tháng 12/2011. Ảnh: Reuters

Có lẽ, ông Trọng đã quá nóng lòng muốn đưa Việt Nam trở thành một ngôi sao trên lá cờ Trung Hoa, hòa nhập vào nước mẹ Đại Hán nên đã ký dồn cả 4 hòa ước ô nhục vào làm một lần. Có lẽ vì lễ lỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2020 cũng đã đến gần.

Lời nhắc nhở của Donald Trump về lòng yêu nước, về Hai Bà Trưng và lịch sử chống giặc giữ nước oai hùng của dân tộc Việt Nam, tại APEC 2017 như một lời cảnh tỉnh đất nước này đang đứng ngay ở mép bờ vực thẳm diệt vong đã trở thành hiện thực.

Hãy quyết định số phận cho chính bản thân mình và các thế hệ tiếp nối. Hãy chọn sự Tự Do và Thịnh vượng đừng chọn thân phận nghèo khó và nô lệ. Hãy tỉnh dậy và đứng lên ngay lúc này, nếu không chúng ta sẽ bị lịch sử nguyền rủa muôn đời vì sự yếu hèn, khiếp sợ trước những kẻ ngu dốt, vô lương đang cai trị đất nước này. Hôm nay hoặc mãi mãi không bao giờ!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?