Chính quyền Úc quan tâm đến cách đối xử với tù nhân tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bà Ngoại Trưởng Úc, Julie Bishop, trong hai lá thư đề ngày 26/11/2014 và 2/12/2014 gởi Dân Biểu Chris Hayes, cho biết chính phủ Úc tích cực quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam nói chung và tình hình các tù nhân lương tâm nói riêng; đặc biệt là trường hợp các tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, Phan Văn Thu và Ngô Hào được Dân biểu Hayes yêu cầu đặc biệt quan tâm trong hai lá thư gởi Ngoại Trưởng Bishop gần đây.

Dân Biểu Chris Hayes là thành viên cao cấp của Đảng Lao Động và được bầu vào Quốc Hội Liên Bang Úc Châu vào năm 2005. Ông thường xuyên lên tiếng về các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam cũng như đã đề xướng nhiều cuộc vận động tại Quốc Hội, yêu cầu Chính phủ Úc thúc đẩy Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình và đặc biệt xét hồ sơ nhân quyền Việt Nam khi phân bố viện trợ cho nước ngoài.

Sau đây là nội dung hai lá thư của Ngoại Trưởng Bishop.

BBT-WebVT


Dân biểu Chris Hayes
Lãnh đạo đối lập Whip
Quốc Hội Úc
Canberra ACT 2600

Ngày 2 tháng 12 năm 2014

Kính gởi ông Hayes,

Xin cám ơn lá thư ông gửi ngày 7 tháng 11 năm 2014 về tình trạng sức khoẻ của ông Đặng Xuân Diệu, hiện đang bị cầm tù tại Trại 5, Thanh Hóa, Việt Nam.

Chính quyền Úc đang tích cực quan tâm đến trường hợp của ông Đặng và đang làm việc chung với các quốc gia khác có cùng mối quan tâm để hỗ trợ cho ông.

Ông Đặng nằm trong danh sách cần quan tâm của chính quyền Úc từ vụ xử của ông vào tháng Giêng năm 2013 và chúng tôi đã nêu vấn đề về bản án của ông lần đầu tiên trong kỳ Đối Thoại Nhân Quyền Úc-Việt vào ngày 17 tháng 6 năm 2013. Trường hợp của ông Đặng được nêu lên với Việt Nam trước khi Đối Thoại Nhân Quyền diễn ra vào tháng Bảy năm nay, và được nêu một lần nữa trước đợt ân xá của Chủ Tịch Nước (Việt Nam) vào tháng 9 năm 2014.

Như đã phác thảo trong thư hồi âm cho lá thư 30 tháng 10 năm 2014 của ông về ông Phan Văn Thu và Ngô Hào, nước Úc có mối quan tâm thường xuyên về quyền hạn, cách đối xử và sức khoẻ của tù nhân tại Việt Nam, và đang làm việc với Việt Nam để giải quyết những việc này.

Tôi có thể cam đoan với ông là Chính quyền Úc sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ông Đặng, vừa tìm cách đem lại tự do cho ông cũng như ông được đối xử một cách nhân đạo và tử tế trong lúc còn bị giam cầm.

Tôi tin là những thông tin trên hữu ích.

Trân trọng,

Julie Bishop
Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc

***

Dân Biểu Chris Hayes
Lãnh đạo đối lập Whip
Quốc Hội Úc
Canberra ACT 2600

Ngày 26 tháng 11 năm 2014

Kính gởi ông Chris Hayes,

Xin cám ơn ông về bức thư ngày 30 tháng 10 năm 2014 liên quan đến các ông Phan Văn Thu và Ngô Hào, cùng những mối quan tâm về tình trạng sức khỏe và an nguy của các tù nhân tại Việt Nam.

Như ông đã biết, Chính Phủ Úc hàng năm đều có cuộc Đối Thoại Nhân Quyền với Việt Nam, qua đó chúng tôi chủ động nêu lên những quan tâm về vấn đề nhân quyền bao gồm việc xét xử, việc quản lý và tình trạng tại các nhà tù, việc tra tấn và bạo hành. Chính Phủ Úc cũng nỗ lực bồi đắp khả năng của các cơ quan tại Việt Nam để khuyến khích và bảo vệ nhân quyền.

Trong cuộc Đối Thoại vào Tháng 7 năm 2014, chúng tôi kêu gọi Việt Nam cải thiện tình trạng sức khỏe và an nguy của tù nhân bằng cách chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, cho phép gia đình tù nhân được thăm viếng thường xuyên hơn, và di chuyển tù nhân tới nhà tù gần nơi ở của gia đình họ. Chúng tôi cũng bày tỏ mối quan tâm về việc Việt Nam sử dụng những quy định về an ninh quốc gia để giới hạn quyền tự do phát biểu một cách ôn hòa và khuyến khích Việt Nam tăng cường bảo vệ quyền tự do hội họp và lập hội.

Như đã nêu ra trong thư của tôi ngày 20 tháng Ba và ngày 7 tháng Tư Năm 2014, nước Úc đã tuyên bố, trong buổi Kiểm Tra Phổ Quát Định Kỳ Về Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngày 5 tháng 2 năm 2014, về tình trạng tự do ngôn luận và truyền thông độc lập tại Việt Nam. Việt Nam đã chấp nhận những đề nghị của chúng ta và qua Chương Trình Hợp Tác Kỹ Thuật Về Nhân Quyền, chúng ta đang làm việc với Việt Nam để hỗ trợ họ thực thi những đề nghị trên.

Việt Nam hiện nay đã ký Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn và Những Đối Xử hoặc Trừng Phạt Bất Nhân, Tàn Nhẫn, Làm Hạ Phẩm Giá (CAT) và chúng ta đang ủng hộ việc phê chuẩn và thực thi. Qua Chương Trình Hợp Tác Kỹ Thuật về Nhân Quyền, Ủy ban Nhân Quyền của Úc đã tiếp phái đoàn của Bộ Công An Việt Nam trong chuyến thăm viếng học tập về quyền của tù nhân, vào tháng 11 năm 2014. Trọng tâm là để chuẩn bị cho việc phê chuẩn CAT và chia sẻ về những phương cách thực tiễn nhất về quản lý nhà tù. Sự cổ vũ cũng như sự yểm trợ kỹ thuật của Úc đang có tác dụng, và tôi lấy làm phấn khởi khi Quốc Hội Việt Nam đã bắt đầu thảo luận về việc phê chuẩn CAT.

Về trường hợp các vấn đề cụ thể, Úc sẽ xem xét tất cả những thông tin có được trong việc quyết định có nên thêm tên những cá nhân vào danh sách những truờng hợp cần quan tâm.

Tôi có thể cam kết với ông rằng Chính phủ Úc sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp hai ông Phan Văn Thu và Ngô Hào và thúc đẩy việc đối xử nhân đạo, tôn trọng phẩm giá đối với tất cả các tù nhân.

Tôi tin là những thông tin trên hữu ích.

Trân Trọng,

Julie Bishop
Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc

PDF - 602.7 kb
Minister Bishop_Letter to MP Hayes_26112014

PDF - 369.5 kb
Minister Bishop_Letter to MP Hayes_02122014

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.