Chảy máu chất xám (Brain Drain) – Hệ Quả và Các Chính Sách Cần Thiết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chảy máu chất xám (CMCX) là hiện tượng những người tài giỏi của một quốc gia bỏ nước ra đi. Đây không phải là một hiện tượng mới trên thế giới, nhưng trong hơn một thập niên qua hiện tượng này đã gia tăng đến độ các quốc gia chậm tiến và các tổ chức quốc tế như tổ chức Lao Động Thế Giới ILO (International Labor Organization), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), UNDP (United Nations Development Program), UNCTAD (U.N. Conference on Trade and Development)…đã phải lên tiếng quan tâm. Tại sao lại có hiện tượng gia tăng từ thập niên 90? Có hai yếu tố khiến chảy máu chất xám gia tăng mới đây đó là sự bùng nổ của kỹ thuật điện toán và thông tin, hay high tech industry, khiến cho các quốc gia tân tiến cần thêm nhiều chất xám và họ đã đưa ra các chính sách để dụ dỗ người tài từ các quốc gia khác; lý do thứ hai là hiện tượng toàn cầu hóa khiến việc giao dịch, đi lại, thông tin và thông thương giữa các quốc gia dễ dàng hơn.

Mức Độ CMCX

Tuy tài liệu thu thập được về vấn đề chảy máu chất xám chưa được đầy đủ và chính xác, nhưng cơ quan IMF trong một nghiên cứu mới nhất năm 2002 (1), dựa trên dữ kiện năm 1990 của 61 quốc gia đang và kém phát triển thì chỉ trong năm này thôi đã có đến 12.9 triệu người bỏ nước ra đi đến các quốc gia tân tiến trong nhóm OECD (Organization for Economic Cooperation and Development), trong đó có 7 triệu đến Hoa Kỳ. Trung bình các quốc gia mất khoảng 30% những người tài giỏi, có quốc gia như El Salvador mất đến 60%. Tại Việt Nam, con số trích dẫn từ báo của nhà nước CSVN là 80% số lượng sinh viên du học không trở về nước (5). Định nghĩa những người tài giỏi được chia làm hai nhóm, nhóm 1 từ trình độ lớp 9-12 (secondary education) và nhóm 2 từ lớp 12 trở lên (terticary education). Trong số những người bỏ nước ra đi, tỉ lệ những người ra đi nhiều nhất, và cũng đáng quan tâm nhất, chính là những người có trình độ cao nhất, thuộc nhóm tertiary education.

Nguyên Nhân Chảy Máu Chất Xám

Có nhiều nguyên nhân khiến người tài giỏi bỏ nước ra đi: để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn về phương diện tài chánh, chăm sóc y tế, cơ hội học hành cho mình và con cái, cơ hội thi thố tài năng; cũng có người ra đi vì lý do chính trị, tìm một cuộc sống tự do hơn, an toàn hơn. Nguyên nhân chính vẫn là lý do kinh tế. Vì vậy quốc gia càng nghèo thì tỉ lệ chảy máu chất xám càng cao. Mà mất người tài giỏi thì một quốc gia khó phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngày hôm nay, nền kinh tế trí tuệ rất cần đến những khối óc sáng tạo và dồi dào kiến năng. Đây là cái vòng luẩn quẩn rất nguy hiểm cho các quốc gia chậm tiến: càng nghèo càng tụt hậu thì càng mất nhiều người giỏi, mà càng mất người giỏi thì càng nghèo, càng tụt hậu.

Hiện tượng này lại càng tệ hơn cho những quốc gia như Việt Nam, vừa nghèo, vừa tụt hậu (so với ngay cả các quốc gia lân cận) lại vừa có một guồng máy chính trị độc tài không tôn trọng quyền sống của người dân. Mặc dù ở những quốc gia Cộng sản hiện nay hay những quốc gia nghèo đói, người đi không dễ vì bị luật di trú ngăn trở, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn kêu trời vì hiện tượng chảy máu chất xám khi các du học sinh và cán bộ đi công tác nước ngoài tìm cách trốn lại, và khi những người hải ngoại về làm việc được một thời gian rồi cũng ngán ngẩm trở ra (2).

Tóm lại, nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói , lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình, một hệ thống chính trị hà khắc, độc tài và vi phạm nhân quyền. Cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến.

Hậu quả của vấn đề Chảy Máu Chất Xám:

Chảy máu chất xám vừa có những hậu qủa tốt vừa có những hậu qủa xấu, nhưng lý do mà các quốc gia gặp vấn nạn này phải lo lắng là vì ảnh hưởng xấu nhiều hơn, nhất là trên đường dài và lại càng tệ hơn trong thời đại mà sự phát triển một quốc gia cần đến chất xám nhiều hơn để có thể cạnh tranh trong thế giới toàn cầu tiến bộ về khoa học và kỹ thuật.

Ảnh hưởng tốt: Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng [người Việt hải ngoại hằng năm gởi về từ 2-4 tỉ đô la (3), đủ để giúp cho chính quyền Việt Nam hiện tại bù đắp vào sự thiếu hụt cán cân thương mãi (trade deficit)], đây cũng là một nguồn ngoại tệ quan trọng. Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.

Ảnh hưởng xấu: Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực rường cột cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chánh, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế (infrastructure). Quốc gia bị chảy máu chất xám còn mất vốn đầu tư vào việc giáo dục những nhân tố này từ tấm bé, và mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kỹ thuật, đồng lương và năng xuất) càng ngày càng tăng so với thế giới. Trong cuộc đua kinh tế và kỹ thuật, vấn đề tương quan sức mạnh rất nghiêm trọng, một khi đã thua kém thì mức độ cạnh tranh lại càng khó hơn.

Tóm lại, hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến các quốc gia nghèo và lạc hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế càng ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh hưởng lên toàn cầu.

Các chính sách khả thi

Chính sách đầu tiên mà người ta có thể nghĩ đến ngay là dùng luật di trú để ngăn chận mất người tài hoặc những ràng buộc pháp lý như họ phải ký giấy cam kết trở về sau khi du học. Điều này đã được thực thi nhưng không hiệu qủa. Vả lại càng làm khó khăn cho việc du học thì kiến thức của quốc gia càng không được phát triển và vi phạm vào luật nhân quyền căn bản đã được Liên Hiệp Quốc ghi nhận.

Chính sách thiết thực nhất là cải tiến tình trạng của đất nước mà quan trọng và cụ thể nhất là cải tiến tình trạng kinh tế quốc gia. Nhưng làm sao để cải tiến tình trạng kinh tế của một quốc gia đói nghèo, lạc hậu lại đang mất hay thiếu nhân tài?

Giải pháp khả thi đã được minh chứng qua nhiều quốc gia trên thế giới là các quốc gia kém phát triển mở cửa giao thương với thế giới, để có cơ hội trao đổi hàng hóa và dịch vụ, phát huy và xuất cảng những đặc điểm của đất nước. Giao thương cũng giúp tạo cơ hội học hỏi kiến năng và kỹ thuật.

Một khía cạnh quan trọng bên cạnh việc mở cửa giao thương là mở cửa cho ngoại quốc đầu tư, không phải chỉ hình thức góp vốn mà cho phép các công ty trên thế giới vào mở hãng xưởng, thiết lập liên doanh với chính quyền, với tư nhân bản xứ, hay mở các chi nhánh tự trị của họ. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài (foreign direct investment, FDI). Hình thức này có những ưu điểm sau: giúp tạo công ăn việc làm cho người bản xứ, dùng đến nhân lực có trình độ cao do đó giúp ngăn chận chảy máu chất xám , gia tăng kỹ năng bản xứ qua những tiếp xúc, huấn luyện, hợp tác và cạnh tranh trực tiếp (knowledge diffusion, technological transfer through direct training, close association, cooperation and competition, imitation). Lối đầu tư ngoại quốc qua hình thức FDI cũng không bị trở ngại bấp bênh như cách hùn vốn qua các cổ phần mà điển hình là cuộc khủng hoảng tài chánh tại Á Châu năm 1997-98 (the Asian financial crisis in 1997-98 due to vulnerable foreign portfolio is a case in point). FDI qua nhiều trường hợp cụ thể đã giúp tăng trưởng kinh tế tại quốc gia chủ nhà, gia tăng công ăn việc làm, làm tăng đồng lương tương đối so với các quốc gia khác (home’s relative wage rises), gia tăng kiến năng, kỹ năng và năng suất ((knowledge, technology and productivity).

Ngay lập tức sẽ nảy sinh những quan tâm như sau:

- 1. Từ phía quan điểm bảo vệ quốc gia của người bản xứ: lo ngại khi mở cửa giao thương và nhất là cho phép đầu tư trực tiếp từ người ngoại quốc, thì hàng hoá và hãng xưởng quốc nội sẽ bị triệt tiêu vì không cạnh tranh nổi với hàng hoá và hãng xưởng ngoại quốc.

- 2. Từ phía quan điểm bảo vệ công ăn việc làm của người dân tại các quốc gia tân tiến như Hoa Kỳ, Châu Âu, Canada: lo ngại về vấn đề outsourcing. Với nền kinh tế còn trì trệ chưa vượt dậy và mức độ thất nghiệp cao tại các quốc gia tân tiến, phong trào chống outsourcing, tức chống tìm nguồn nhân lực ở nước ngoài đang càng ngày càng mạnh mẽ. Động lực chính của FDI là tìm thị trường nhân công rẻ và chỗ xây dựng hãng xưởng rẻ. Hiện tượng outsourcing ngày hôm nay không còn giới hạn trong phạm trù nhân công lao động, mà đã lan sang lãnh vực công ăn việc làm của những thành phần trí thức. Thành phần trí thức ở đâu thì cũng có ảnh hưởng lớn hơn thành phần lao động, vì thế mà hiện tượng chống đối outsourcing bây giờ mới thấy nổi dậy ồn ào ở các quốc gia tân tiến, khi quyền lợi của những thành phần trí thức bị ảnh hưởng.

Nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách tổng thể và trên đường dài thì vấn đề outsourcing không hẳn gây thiệt thòi cho người dân tại các quốc gia tân tiến. Khi các hãng xưởng (từ các quốc gia phát triển) có lợi nhuận cao hơn nhờ FDI, họ sẽ đầu tư vào các lãnh vực khác, thường sẽ mới lạ, cần chất xám và kỹ thuật cao. Như thế sẽ tạo công ăn việc làm mới cho những thành phần khả năng cao tại các quốc gia tân tiến – nơi luôn luôn đi hàng đầu trong các nỗ lực phát minh. Hàng hóa sản xuất từ các quốc gia lương rẻ sẽ có giá thành rẻ, và khi nhập cảng ngược lại vào các quốc gia tân tiến, người dân tại đây sẽ được hưởng các mặt hàng giá thấp, sẽ tăng tiêu thụ và đời sống được thăng hoa hơn. Khi quốc gia tiền tiến giúp đỡ các quốc gia nghèo đói và lạc hậu thăng tiến, thì thế giới thêm ổn định, cuộc sống loài người thêm tốt đẹp, nhất là trong thế giới liên lập ngày nay. Điều quan trọng là chính quyền các quốc gia phải có các biện pháp và luật lệ để ngăn chận lòng tham của các đại tài phiệt, những chủ nhân ông muốn vắt chanh nhân công, và lợi nhuận của hãng không được trả về cho quốc gia, cho những cổ đông và chia xẻ với nhân viên dưới quyền các cấp, khiến outsourcing chỉ có lợi cho các chủ nhân ông và đưa đến hiện tượng thất nghiệp chất xám ở các quốc gia tân tiến. (Maybe it’s time to limit upper management’s paychecks, or at least there should be regulations on the shares of profits between the CEO, the executives and the workers)

Mối e ngại không cạnh tranh nổi với thế giới khi mở cửa giao thương của các quốc gia chậm tiến không hoàn toàn đúng. Các quốc gia như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Ái Nhĩ Lan, Hung Gia Lợi … phát triển mau lẹ là nhờ mở cửa giao thương và nhất là nhờ FDI. Vấn đề hàng hoá trong nước có bị ngoại quốc giết chết hay không còn tùy thuộc vào các chính sách của quốc gia sở tại như chính sách thuế khóa, nâng đỡ giáo dục, tài trợ nghiên cứu v..v…; mục tiêu là làm sao dung hòa được quyền lợi tương quan của hai đối tác trong kinh doanh và không để cho các đại công ty thao túng thị trường, môi trường, lợi dụng nhân công và tài nguyên quốc gia sở tại. Các quốc gia kém phát triển có thể áp dụng chính sách mở cửa từ từ, từng khu vực và có những phương cách nâng đỡ các doanh vụ, sản phẩm bản xứ để đương đầu với cạnh tranh ngoại quốc. Hãy nhìn vấn đề tương quan quyền lợi (mutual benefits) trên tinh thần hợp tác, hơn là lo sợ sự cạnh tranh hay bóc lột (cooperation vs competition and exploitation). Nhưng quan trọng hơn cả là guồng máy chính quyền phải tôn trọng luật pháp và quyền lợi của quốc gia, phải thực lòng đại diện và lo cho người dân, phải tôn trọng quyền tự do căn bản của con người. Chính quyền cần để cho các tổ chức thiện nguyện, tôn giáo và mọi giới tham gia vào các lãnh vực phát triển xã hội, bảo tồn văn hóa và đạo đức, giáo dục, môi sinh; có thế mới phát huy được tiềm năng đất nước và bảo vệ được quyền lợi của dân tộc, quân bằng được lợi hại trong việc mở cửa ra giao thương với thế giới bên ngoài.

Một quan tâm nữa từ đại khối dân tộc Việt Nam yêu chuộng tự do là chính sách mở cửa ra giao thương và tiếp nhận đầu tư ngoại quốc trong môi trường độc tài cộng sản hiện nay tại Việt Nam sẽ làm lợi cho chế độ và hàng ngũ lãnh đạo. Khối vốn đầu tư ngoại quốc khổng lồ vào Việt Nam sẽ giúp cho chế độ cộng sản giầu có hơn, trong khi đại đa số người dân vẫn bị đối xử bất công và nghèo đói. Số tiền đầu tư ngoại quốc vô tình đã củng cố chế độ độc tài đang cai trị Việt Nam. Điều quan tâm này rất chính đáng. Tuy nhiên, FDI cũng đem tới những lợi ích đường dài cho Việt Nam vì đầu tư ngoại quốc đã buộc Việt Nam nói riêng, và các quốc gia sở tại nói chung (host countries, nhận FDI), phải có những cải cách cần thiết trong kinh doanh quốc tế như luật pháp, chống tham nhũng, phải có tinh thần trách nhiệm, minh bạch sổ sách, tôn trọng tự do thông tin, tôn trọng quyền tư hữu và đẩy mạnh tư hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước vân vân. Tất cả những áp lực cải tổ này cùng với các hoạt động tư nhân của nền kinh tế thị trường sẽ xoáy mòn quyền lực chuyên chính của chế độ.

Tuy nhiên, một ảnh hưởng đáng lo của việc mở cửa giao thương là sự suy đồi các giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam, khi nền kinh tế biến chuyển với các ảnh hưởng tiêu cực của nó mà các hoạt động tôn giáo và xã hội của các tổ chức thiện nguyện và tư nhân bị hệ thống chính trị chuyên chính hiện tại kềm chế. Sự phát triển đất nước không quân bằng về mọi mặt song song với phát triển kinh tế đã đưa đến nhiều tệ đoan và bất công trong xã hội. Trong khi đó sự chênh lệch giầu nghèo ngày càng khuyếch đại; hiện tượng ’’phí phạm chất xám’’ ngày càng gia tăng với tiềm năng tuổi trẻ của đất nước (60% dân số dưới 30 tuổi) bị lãng phí do thiếu giáo dục hoặc phát huy sai lệch. Điều này cho thấy sự cần thiết của một chính sách phát triển quân bằng về kinh tế, giáo dục, chính trị, thông tin, luật pháp, xã hội, tôn giáo và hạ tầng cơ sở, nhằm tạo một môi trường sinh hoạt ổn định, phục vụ phúc lợi người dân và duy trì phát triển kinh tế bền vững trên đuờng dài (sustainable growth).

Đất nước ta ngày hôm nay không khác gì một con bệnh nặng bị cancer, cần phải giải phẫu đi mầm mống của bệnh hoạn, đó chính là guồng máy chính trị lỗi thời, phi nhân đang cản bước tiến của toàn dân. Nếu con bệnh quá yếu thì không thể đủ sức để trải qua cuộc giải phẫu hoặc không thể hồi phục nhanh chóng sau khi bướu cancer được cắt bỏ. Nhưng nếu nuôi cho con bệnh thật khoẻ thì bướu cancer lại cũng có cơ hội tăng trưởng và giết chết con bệnh trước khi kịp giải phẫu. Những hoạt động của người Việt trong và ngoài nước phải là một sự đóng góp nhịp nhàng, có cân nhắc giữa hai quan tâm: giúp đất nước thoát cảnh đói nghèo, lạc hậu hiện tại và dẹp bỏ đi chế độ chính trị độc tài đang ngăn cản bước tiến của toàn dân.

Tóm lại, chảy máu chất xám là một hiện tượng đáng quan tâm trên thế giới và là một nỗi trăn trở cho tất cả những người Việt có quan tâm đến tương lai dân tộc. Nguyên do của vấn nạn này đến từ đói nghèo, lạc hậu. Nhưng tại đất nước Việt Nam ta, một nguyên ủy cốt lõi hơn đó chính là hệ thống chính trị độc tài, độc đảng đương thời. Vì thế song song với kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia khác bằng cách mở cửa giao thương với thế giới và cho phép đầu tư ngoại quốc, chúng ta phải giúp cho Việt Nam có những cải tiến căn bản về chính trị, giáo dục và xã hội để tạo một sự phát triển quân bình và lâu bền. Trong môi trường toàn cầu hoá ngày hôm nay, những trí thức có lòng của Việt Nam khi có cơ hội du học ở ngoại quốc, đặc biệt những thành phần chất xám của Việt Nam đang sống ở hải ngoại, chúng ta làm sao có được những trao đổi, suy nghĩ và hành động thiết thực có lợi cho dân tộc, đừng vì những cái lợi trước mắt mà quên đi những di hại lâu dài.

Là người Mỹ, Úc, Gia Nã Đại hay Âu Châu gốc Việt, chúng ta không chỉ hạn hẹp quan tâm về vấn đề outsourcing, lo lắng cho công ăn việc làm của mình mà không nhìn ra được bức tranh tổng thể để có thể giúp cho quê hương Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bớt nghèo đói, lạc hậu, giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo giữa các quốc gia. Một thế giới nhân bản hơn, quân bằng hơn chắc chắn sẽ đem đến cho tất cả chúng ta một cuộc sống an bình, hạnh phúc hơn. Chúng ta phải giúp vận động các áp lực cải tổ trên mọi bình diện, từ nhiều phía, đặc biệt là từ các nhà đầu tư ngoại quốc, các quốc gia giao thương và các định chế quốc tế để Việt Nam vừa được bảo vệ từ những bóc lột nhân công, lạm dụng môi sinh, phí phạm tài nguyên do cấu kết giữa độc tài và tài phiệt, vừa vận dụng được tài lực của thế giới giúp Việt Nam phát triển thành một quốc gia văn minh, tự do, nhân bản và phú cường.

Nguồn trích dẫn

1. Carrington, W. J. and Detragiache, E. (1998). “How Big is the Brain Drain?”
2. IMF Working Paper: WP/98/102.
3. Vietnam: Brain Drain (2003). Asian Labor News, November 20, 2003.
4. October 10, 2004 http://www.asianlabour.org/archives…
5. Vietnam: Overseas remittances likely to hit U.S. $3.8 billion. Asian Labor News, December 22, 2004. January 1, 2005 .http://www.asianlabour.org/cgi-bin/…
6. Worldwide level of FDI $54 billion in 1980, $644 billion in 1988, $865 billion in 1999 and 1.4 trillion in 2000. Less developing countries are not only dismantling barriers to FDI but also competing for FDI
7. Nguyễn Anh Tuấn. “Làm thế nào để sinh viên du học trở về nước”. Tiền Phong Magazine, Sept 7, 2004

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.